Đến Hà Giang đừng quên thưởng thức đặc sản thắng cố, bánh tam giác mạch, thịt lợn cắp nách
Tổ chức kỷ lục Việt Nam (Hội kỷ lục gia Việt Nam) vừa công bố thắng cố, bánh tam giác mạch, thịt lợn cắp nách và hồng không hạt Quản Bạ thuộc Top 100 món ăn đặc sản Việt Nam (năm 2021 – 2022).
Thắng cố
Từ bao đời nay, thắng cố là món ăn truyền thống không thể thiếu của người Mông trong những dịp lễ quan trọng. Nghe tên thì khó thể hình dung nhưng nguyên liệu nấu món ăn này khá quen thuộc như thịt bò, trâu, ngựa và lợn.
Điểm khiến thắng cố đặc biệt là tất cả bộ phận, từ thịt đến xương, thậm chí là nội tạng đều được cho vào chảo ninh nhừ cùng các loại gia vị đậm chất núi rừng như: thảo quả, quế, hồi… Tất cả nguyên liệuđược ninh nhừ trong khoảng 1 tiếng đồng hồ rồi để lửa nhỏ liu riu giữ nóng.
Mùi ngai ngái của lòng non để nguyên hòa vào với hương của thảo mộc tạo nên một hương vị đặc trưng, độc đáo của nồi thắng cố. Thưởng thức thắng cố sẽ trọn vẹn nếu có ly rượu ngô bên cạnh. Vi cay nồng của rượu, mùi hương của gia vị cùng mùi vị của món thắng cố sẽ hòa vào nhau, khiến thực khách ăn một lần là sẽ khó quên. Đặc biệt, ăn bát thắng cố nóng nổi trong cái tiết trời se lạnh lại càng trở nên hấp dẫn hơn.
Thịt lợn cắp nách
Lợn cắp nách thực chất là loài lai giữa lợn rừng và lợn Mường. Loại lợn này có hình dáng nhỏ (chỉ từ 5 – 10kg), thường được người dân hay cắp nách đem đi bán nên có cái tên đặc biệt như vậy.
Lợn cắp nách Hà Giang có thể chế biến theo nhiều cách từ đơn giản như luộc, hấp hay chế biến những món ăn cầu kỳ hơn. Ngon nhất phải kể đến món lòng dồi và thịt bụng còn lẫn cả xương sườn hấp cách thủy. Sau đó, chấm lá nhội giã nhỏ trộn hạt xẻn hoặt hạt dổi, ớt xanh. Vị hơi chua, chát và mùi thơm của hạt dổi, lá chanh gặp món thịt ba chỉ ăn sẽ có hương vị đặc biệt.
Một bí quyết để làm dậy vị các món ăn mà chính là bát nước chấm làm từ rau thơm và chất nước ngọt lịm ứa ra khi quay lợn trên bếp than.
Bánh tam giác mạch
Rất nhiều người thích được chụp ảnh tại những cánh đồng hoa tam giác mạch đẹp ở Hà Giang. Tuy nhiên, đây cũng là nguyên liệu để làm ra món bánh tam giác mạch đặc sản.
Công đoạn làm bánh khá cầu kỳ. Đầu tiên, phải phơi khô hạt tam giác mạch cho đủ độ rồi mang đi xay bằng tay. Khi xay cũng phải thật cẩn thận, tỉ mỉ cho đến khi bột tam giác mạch thật mịn thì bánh nướng lên mới không bị lợn cợn.
Tiếp đó, nhào bột với nước rồi đúc thành những miếng bánh tròn dẹt, có đường kính hơn một gang tay. Sau khi đem hấp chín, bánh sẽ được nướng trên than hồng cho nóng và thơm phưng phức. Du khách có thể thưởng thức 2 kiểu bánh là bánh tam giác mạch dẻo hoặc bánh tam giác mạch giòn.
Hồng không hạt Quản Bạ
Khác với các hồng không hạt ở các địa phương khác, hồng không hạt của huyện Quản Bạ (Hà Giang)ở đây thuộc loại hồng ngâm, giống bản địa và được trồng từ lâu đời.
Video đang HOT
Khi mới hái xuống, dù quả chín nhưng vẫn du khách vẫn chưa thể ăn ngay được vì còn đang khá chát. Người dân phải ngâm ngập nước khoảng 15-20 cm trong vòng 3 – 4 ngày. Sau khi ngâm, quả có nhiều cát đường và rất giòn, vị ngọt dịu đến ngọt đậm.
Bên cạnh vị ngon, hồng không hạt Quản Bạ còn có hàm lượng vitamin và khoáng chất rất cao, cùng một số hợp chất hữu cơ tốt cho sức khỏe. Một vài lợi ích có thể kể đến như chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính, giảm cholesterol, giảm huyết áp…
Những món ăn đặc sản ở Hà Giang bạn không nên bỏ lỡ
Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu và khám phá những món ăn ngon độc lạ, những món đặc sản của người dân Hà Giang.
Những món ăn đặc sản ở Hà Giang bạn không nên bỏ lỡ
Hà Giang không chỉ là điểm du lịch nổi tiếng trong nước mà còn hấp dẫn với khách du lịch quốc tế. Hà Giang nổi tiếng vì nơi đây thiên nhiên ưu ái cho rất nhiều phong cảnh hùng vĩ, hữu tình với khí hậu kiểu ôn đới mát mẻ nên hàng năm thu hút rất nhiều khách du lịch đến khám phá.
Đỉnh Tây Côn Lĩnh ở Hà Giang
Không chỉ vậy, Hà Giang còn là một vùng đất với rất nhiều cộng đồng anh em, các dân tộc khác nhau sinh sống, có thể kể đến một số các dân tộc như H'Mông, Tày, Dao Thái, Nùng,... Do nhiều cộng đồng dân tộc khác nhau cùng sinh sống nên nền văn hóa ở Hà Giang rất đa dạng và đặc sắc. Do đa dạng nền văn hóa cộng với đặc trưng vùng núi cao, các món ăn phải được chế biến và sử dụng các nguyên liệu mà có thể giúp giữ ấm nên ẩm thực ở Hà Giang cũng trở nên độc đáo và hấp dẫn với các món đặc sản mà bạn không thể bỏ lỡ khi du lịch nơi đây.
Chợ phiên, nơi giao lưu văn hóa và ẩm thực ở các vùng núi
Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng iVIVU tìm hiểu và khám phá những món ăn ngon độc lạ, những món đặc sản của người dân Hà Giang.
Cháo ấu tẩu
Món cháo được nấu từ củ ấu tẩu, một loại củ có rất nhiều ở vùng núi Đông Bắc, nấu chung với gạo nếp nương và chân giò lợn. Cháo ấu tẩu có vị đắng ngắt nơi đầu lưỡi, sẽ hơi khó ăn lúc bắt đầu nhưng càng ăn sẽ càng gây nghiện. Từ củ ấu tẩu, một loại củ độc được người dân chế biến thành một món ăn rất tốt cho sức khỏe. Vị thơm béo của gạo, vị thanh ngọt của chân giò hòa cùng mùi thơm của các nguyên phụ liệu quen thuộc kết hợp với vị đắng đặc trưng của củ ấu tẩu sẽ làm bạn nhớ mãi không quên.
Cháo ấu tẩu. Ảnh: @_myxlinh___
Thắng cố
Thắng cố là một món hầm xương, nấu với nội tạng và thịt ngựa hoặc thịt trâu, thịt bò chấm với muối ớt. Món ăn này có mùi thơm đặc trưng của thảo quả, sả, ớt, tiêu, hạt dổi, luôn nóng hổi khi múc ra bát, rất thích hợp với thời tiết se lạnh của vùng cao. Đây là một món mà bạn có thể tìm thấy ở bất cứ đâu của Hà Giang.
Thắng cố. Ảnh: @lizhangqingsu1409
Thắng dền
Thắng dền là một món ăn vặt của người Hà Giang nói chung. Thắng dền được làm từ các loại bột gạo hoặc bột nếp, bên trong là nhân đậu hoặc chay và nặn thành những viên bột tròn nhỏ cỡ ngon tay cái. Các viên bột được mang đi nấu với nước cốt dừa và gừng, rắc lên trên ít vừng hoặc lạc rang tạo nên hương vị vừa ngọt béo vừa thơm rất hấp dẫn. Nhiều người hay nhầm lẫn thắng dền với món bánh trôi ở miền xuôi.
Thắng dền. Ảnh: @_myxlinh___
Thịt trâu gác bếp
Món ăn thường được dân du lịch Hà Giang mua về để làm quà. Thịt trâu gác bếp xuất phát từ dân tộc Thái. Thịt trâu được làm sạch rồi tẩm ướp giá vị rồi mang đi gác trên bếp để hun khói củi ít nhất 2 tháng. Sau 2 tháng khối thịt đặc lại và thấm hết gia vị vào bên trong, bạn ăn đến đâu thì xé đến đó, cảm nhận từng hương vị nồng nàn trong miếng thịt trâu chắc nịch.
Thịt trâu gác bếp. Ảnh: @sketch_japanese_magazine
Rêu nướng
Rêu nướng là một món đặc sản của người Tày, được chế biến khá cầu kỳ, đòi hỏi sự cẩn thận và có kỹ năng nhất định để làm ra món ăn này. Rêu phải được lấy khi còn non có màu xanh lục rồi mang đi làm sạch, có thể nói đây là công đoạn vất vả nhất. Sau khi làm sạch, rêu sẽ được mang đi tẩm ướp các gia vị như sả, hẹ,... rồi mang đi nướng. Đây là một món ăn khá độc đáo, không thể tìm thấy ở nơi đâu khác.
Rêu nướng
Bánh tam giác mạch
Bạn đã không còn quá xa lạ với các cánh đồng hoa tam giác mạch bạt ngàn tuyệt đẹp ở Hà Giang nhưng những hoa tam giác mạch này còn tạo nên một món bánh rất ngon và hấp dẫn mà bạn nên thử. Hạt tam giác mạch sau khi được sàng lọc thì mang đi xay nhuyễn thành bột để làm bánh. Bánh tam giác mạch được mang đi hấp rồi nướng lên, bên ngoài giòn bên trong mềm xốp và có vị ngọt nhẹ, bánh có màu nâu sẫm bắt mắt.
Tam giác mạch. Ảnh: @289.tuaha
Bánh cuốn
Khác với bánh cuốn ở các vùng miền khác, bánh cuốn ở Hà Giang được ăn kèm với nước hầm xương, vị thanh ngọt nhẹ. Đây là món cực kỳ được người dân Hà Giang ưa chuộng dùng vào buổi sáng. Bánh cuốn còn được tráng với một quả trứng, ăn thơm thơm béo béo rất hấp dẫn.
Bánh cuốn. Ảnh: @riviu.vn_hanoi
Thịt lợn cắp nách
Một loại thịt lợn từ giống lợn lai giữa lợn rừng và lợn Mường. Những con lợn này chỉ từ 10-15kg, sống trong môi trường tự nhiên nên thịt rất chắc và nhiều nạc. Gọi là thịt lợn cắp nách, vì những con lợn nhỏ được người dân cắp nách để mang ra chợ bán. Loại thịt này dù luộc, nướng hay chế biến kiểu gì cũng đều rất thơm ngon.
Thịt lợn cắp nách
Cơm lam Bắc Mê
Bạn có thể không còn quá xa lạ với món cơm lam được nấu trong ống tre, nứa. Nhưng cơm lam Bắc Mê đặc biệt ở chỗ nguyên liệu là loại gạo nếp ngon nhất nấu cùng với chút muối. Mùi thơm của cơm lam vô cùng đặc trưng và hấp dẫn, đặc biệt là ăn kèm với loại thịt lợn cắp nách.
Cơm lam Bắc Mê
Phở chua
Thực chất phở chua là một món ăn của Trung Quốc được phổ biến qua Hà Giang. Món phở có vị chua chua lạ miệng, ăn rất mát nên thường được chế biến vào mùa hè. Phở chua ăn kèm với thịt lợn rán, vịt quay, lạp xưởng, thêm chút rau nêm như húng thơm, đu đủ, dưa chuột ăn cực kỳ bắt miệng. Bánh phở dùng cho món này là bánh phở mềm.
Phở chua. Ảnh: chocothefoodie
Rượu ngô
Ngoài nguyên liệu chính là ngô, điều đặc biệt làm nên món rượu ngô này là nguồn nước và loại men làm từ 36 loại lá thuốc tạo ra sản phẩm nổi tiếng của vùng cao Quản Bạ của bà con dân tộc Mông nơi đây. Trong tiết trời lạnh ngập trong sương mù, bạn nhấp môi chén rượu ngô thì ngay ấm lức sẽ thấy ấm ngay.
Rượu ngô. Ảnh: @trankhoinguyen_
Hai món mắm ngon top 1 vịnh Bắc bộ, nói tới đã thèm tứa nước miếng vì hương vị đậm đà tuyệt hảo Người dân vùng đồng bằng Bắc bộ có 2 món mắm ngon tuyệt hảo nằm trong danh sách đặc sản nổi tiếng Việt Nam, cách làm không hề khó, khi ăn chỉ cần trộn đều là kiểu gì cũng ngon. Cách làm món mắm cáy Mắm cáy rất được cư dân vùng hạ lưu Sông Thái Bình ưa chuộng, ăn ngon nhất là...