Đèn giao thông
Hãy tưởng tượng bạn là cột đèn giao thông ở ngã tư nào đó. Bạn sẽ là chiếc đèn vàng, đèn xanh hay đèn đỏ?
1. Khi so sánh với những người bạn cùng trang lứa. Bạn thường:
a. Cảm thấy mình có một chút gì đó hơn mọi người.
b. Bạn là người thành công.
c. Bạn chỉ là một người bình thường.
2. Khi cần có một quyết định lớn, bạn:
a. Ngủ một giấc dậy rồi hãy quyết định.
b. Quyết định sau vài phút.
c. Đưa ra quyết định ngay lập tức.
3. Khi có dịp đi nghỉ mát, bạn thường chọn nơi:
a.Đi tắm biển.
b.Leo núi.
c. Du lịch nước ngoài.
4. Bạn là người:
Video đang HOT
a.Rất đúng hẹn.
b.Hay đến sớm.
c.Chuyên gia “giờ dây thun”.
5. Khi ăn trưa, bạn:
a.Ngồi xuống và ăn một cách chậm rãi.
b.Ăn trong vòng một tiếng đồng hồ.
c.Ăn một cách vội vàng.
6. Khi đi ăn ngoài, bạn thường:
a.Biết một cách chính xác mình muốn ăn món gì.
b.Cần ít nhất một vài phút để quyết định bạn muốn ăn gì.
c.Bạn đọc đi đọc lại menu nhiều lần.
7. Khi đi mua sắm, bạn:
a.Mất ít nhất một giờ đồng hồ đi dạo xung quang các gian hàng.
b.Mất ít nhất một tiếng rưỡi để mua sắm.
c.Đi qua đi lại một gian hàng nhiều lần.
8. Trong tình yêu, bạn là người:
a.Bạn biết rõ cảm xúc của mình.
b.Bạn phải mất vài tuần để tìm hiểu đối tượng.
c.Bạn mất vài tháng để nhận ra tình cảm của mình.
Kết quả đây nè!
Nếu câu trả lời của bạn đa số là câu a: Bạn là chiếc đèn giao thông màu vàng.
Bạn nắm bắt mọi điều trong cuộc sống một cách nhanh chóng, và bạn thực hiện nó một cách tích tắc, nhưng không quá nhanh đến nỗi mất hút. Bạn là người rất dễ tiếp thu, lĩnh hội. Bạn là người suy nghĩ rất chín chắn, thận trọng và am hiểu mọi việc. Bạn luôn suy nghĩ kỹ trước khi hành động. Bạn muốn tìm hiểu một vài yếu tố để từ đó đưa ra quyết định.
Nếu câu trả lời của bạn đa số là câu b: Bạn là chiếc đèn giao thông màu đỏ.
Bạn nắm bắt cuộc sống một cách chậm chạp. Cuộc sống rất dài, vì thế bạn cứ mãi ung dung, bình thản mà đi. Khi chọn một thứ gì, bạn thường chọn một cách cẩn thận, kỹ lưỡng. Bạn không bao giờ đưa ra quyết định cho đến khi bạn không biết chắc chắn điều đó. Bạn luôn tích cóp những kiến thức trong cuộc sống, để khi cần thì lấy nó ra mà “sử dụng”. Bạn không bao giờ hành động một cách vội vàng, cẩu thả. Bạn là người rất thẳng thắn, công bằng và vô tư.
Nếu câu trả lời của bạn đa số là câu c: Bạn là chiếc đèn giao thông màu xanh.
Bạn nắm bắt cuộc sống một cách nhanh chóng. Bạn luôn đưa ra quyết định và hành động một cách nhanh chóng. Bạn là người có bản năng rất tốt. Bạn luôn tự tin vào chính mình và dám đương đầu với mọi khó khăn. Bạn là người có quyết tâm rất cao và tham vọng lớn. Bạn không cho phép bản thân mình lãng phí thời gian.
Theo mực tím
Càng cao tuổi càng thận trọng với thuốc
Theo thống kê của ngành y, không dưới 1/4 số người từ tuổi 65 trở lên phải dùng mỗi ngày tối thiểu 5 thứ thuốc đặc hiệu. Đáng nói là theo kết quả khảo sát đáng tin cậy, 1/5 trong số đó thậm chí đang dùng vài thứ thuốc không cần thiết, nghĩa là không hiệu quả gì trừ... phản ứng phụ!
Đó là chưa kể đến thuốc không cần toa dù vẫn là thuốc, rồi thực phẩm chức năng với đủ cách quảng cáo êm tai, đường mật. Hậu quả khó tránh chính là phản ứng tương tác khi nhiều loại thuốc gặp nhau trong cơ thể vừa già yếu vừa nhạy cảm của người già.
Theo báo cáo của hãng bảo hiểm y tế AOK (CHLB Đức), chỉ 20% người cao tuổi đang dùng thuốc có hiểu biết ít nhiều về phản ứng tương tác bất lợi của thuốc, 50% thậm chí mang định kiến càng nhiều thuốc càng tốt. Số người hiểu "thuốc là dao hai lưỡi bén ngọt" chắc chắn thấp hơn rất nhiều ở nước ta, khi mà ngay cả nhiều người còn trẻ hoặc có kiến thức cao cũng ít quan tâm đến chuyện uống thuốc sao cho đúng, trong lúc thầy thuốc thì quá ít thời gian để giải thích vì bệnh viện quá tải, nhà thuốc thì chỉ muốn làm công việc bán thuốc, bất kể thuốc gì!
Vấn đề vẫn chưa dừng lại ở đó, bởi người ta đã khảo sát được rằng 87% người cao tuổi dùng thuốc lâu dài, ít nhất cả năm, theo kiểu cứ thế mà dùng theo toa có sẵn. Đấy là "miếng mồi ngon" của tình trạng ngộ độc thuốc, nhất là khi tối thiểu 3/4 thuốc của họ là hóa chất tổng hợp nên bao giờ cũng đi kèm với độc tính do tích lũy. Tình trạng này chắc chắn sẽ ngày càng nghiêm trọng do nhiều người ít chịu kiểm tra sức khỏe khi còn trẻ. Đã vậy, chức năng giải độc của lá gan, trái thận, khung ruột ở người cao tuổi không thể nào vẹn toàn như lúc xuân xanh. Nói cách khác, cho dù uống ít thuốc thì phản ứng phụ của thuốc vẫn dễ tác oai tác quái ở người già, nói gì đến chuyện mỗi ngày tiêu thụ cả chục thứ thuốc!
Còn nữa, 25% người cao tuổi dễ quên uống vài loại thuốc, 10% có thói quen tự bỏ vài loại thuốc nào đó khi cảm thấy khỏe khoắn, 40% tự ý tăng thuốc vào những ngày mệt mỏi. Kẹt chính là ở chỗ bệnh nhân thường bỏ loại thuốc cần thiết nhưng mạnh miệng với thuốc nhiều phản ứng phụ. Không lạ gì nếu chi phí để điều trị bệnh do phản ứng phụ của thuốc ở người cao tuổi cao gấp 3 lần kinh phí dùng để mua thuốc!
Chính vì thế, việc dùng thuốc ở người cao tuổi phải được thân nhân thường xuyên kiểm soát. Việc tái khám là rất cần thiết để thầy thuốc qua đó điều chỉnh toa thuốc cũng như kiểm soát tình trạng ngộ độc thuốc, nếu may mắn tìm được thầy thuốc khám bệnh không theo kiểu sao y toa cũ mà biện chứng luận trị, đối chứng lập phương.
Thuốc nào dùng sai cũng có thể thành thuốc độc. Đọc kỹ, nghe thật kỹ hướng dẫn khi dùng thuốc là lời khuyên không sai. Với người cao tuổi, thậm chí còn phải cẩn trọng gấp đôi, gấp ba.
Theo thanhnien
Thận trọng với website "đa cấp" lừa đảo Cục Thương mại điện tử và CNTT (Bộ Công Thương) vừa ra khuyến cáo người tiêu dùng thận trọng khi tham gia những website thương mại điện tử "đa cấp" trá hình. Thời gian gần đây, cộng đồng mạng xôn xao về việc một số website thương mại điện tử như muaban24..., shop360... bán hàng đa cấp trá hình núp bóng danh nghĩa...