Đèn Giáng sinh có thể làm chậm tốc độ Wi-Fi
Một điều tưởng chừng như vô lý, nhưng lại được chính những ông lớn trong ngành viễn thông thừa nhận.
British Telecom Ofcom, một công ty viễn thông tại Anh, trình làng ứng dụng kiểm tra Wi-Fi để đánh giá tốc độ đường truyền (bao gồm cả phiên bản dành cho Android và iOS). Màn hình TV, máy phát thanh, và cả đèn màu Giáng sinh nằm trong danh sách cần lưu ý về khả năng làm chậm tốc độ truy cập Internet.
Đèn màu giáng sinh có làm Wi-Fi yếu đi? Ảnh: PCWorld.
Sau động thái của British Telecom Ofcom, một vài hãng công nghệ và viễn thông khác cũng lên tiếng ủng hộ phát hiện này. Daniel Carpini, Phó giám đốc Marketing của xG Technology, cho biết “đèn màu Giáng sinh hoàn toàn có thể gây ảnh hưởng đến router và hiệu suất băng thông”.
Tương tự Daniel, phát ngôn viên của Linksys – hãng sản xuất router không dây nổi tiếng bổ sung thêm: “Nếu bạn sử dụng đèn màu mà không bọc dây nối, nó có thể ảnh hưởng đến tần số phát thanh của bất kì loại thiết bị nào. Chuyện này không dễ để bị chú ý hoặc phát hiện, trừ khi chúng ta quấn đèn quanh bộ phát Wi-Fi.”
Video đang HOT
Theo các chuyên gia trên, nguyên nhân gây nhiễu khá đơn giản. Các thiết bị điện tử thường phát ra trường điện từ. Một trong số đó tạo ra từ trường mạnh hơn, ví dụ như lò vi sóng và điện thoại không dây. Tuy nhiên, trao đổi với NBC News, Carpini tin rằng đèn màu Giáng sinh chỉ phát ra một lượng nhỏ từ trường, không phải là vấn đề lớn.
Những ảnh hưởng này chỉ xảy ra khi modem và router của mạng Wi-Fi được mở. Do đó, cách để kiểm soát các ảnh hưởng này rất dễ. Tắt các thiết bị điện tử mà chúng ta chưa sử dụng chính là giải pháp chung hiệu quả nhất, vừa giúp tiết kiệm điện, vừa giúp hạn chế các ảnh hưởng. Ngoài ra, dời các thiết bị điện tử ra xa router cũng là một giải pháp tốt.
Như vậy, đèn giáng sinh chỉ là một minh hoạ nhỏ cho câu chuyện mà các nhà viễn thông nhắc đến ở trên. Sự phát triển của các thiết bị sử dụng tần số vô tuyến Wi-Fi, đặc biệt là “Internet of things” (kết nối của vạn vật) trong tương lai cũng có thể làm suy giảm các tín hiệu Wi-Fi. Tuy nó không làm trải nghiệm lướt Web của bạn trở nên tồi tệ, nhưng những phần mềm video call như FaceTime, các dụng OTT, vốn nhạy cảm với chất lượng Wi-Fi, sẽ không thể hoạt động hiệu quả.
Quân Quân
Theo Zing
Giải thích bộ phận của iPhone bằng những từ đơn giản
Thing Explainer sẽ giúp người đọc hiểu những thuật ngữ công nghệ và khoa học bằng những từ phổ biến.
Nếu bạn từng cố gắng nói về các thuật ngữ công nghệ và khoa học một cách dễ hiểu nhất cho người nghe, hẳn bạn đã rất khó khăn khi giải nghĩa những từ như: Wi-Fi, GPS, Bluetooth, quỹ đạo, năng lượng... Cuộc nói chuyện có thể trở thành cuộc độc thoại, người nghe giả vờ hiểu nhưng có thể họ chẳng biết bạn đang nói gì.
Các bộ phận của chiếc iPhone được giải thích dễ hiểu cho người dùng.
Trong cuốn sách mới của mình, tác giả Randall Munroe đã cho người đọc gợi ý: khi nói đến những chủ đề phức tạp, chúng ta nên sử dụng những từ ngữ phổ biến nhất để người nghe có thể hiểu vấn đề. Ví dụ như bảng tuần hoàn là những thứ tạo nên sự sống, bom hạt nhân là cỗ máy phá hủy thành phố...
Thing Explainer - tựa đề của cuốn sách do Munroe viết - đã khắc phục được tất cả những khái niệm phức tạp bằng cách sử dụng những sơ đồ và nhãn dán đơn giản, giúp bất cứ ai cũng có thể hiểu được.
Trong lời tựa, Munroe đã giải thích khá hài hước cơ chế rung của điện thoại: "Pocket mover: Bộ phận này quay nhanh khiến điện thoại di chuyển. Bằng cách đó, cơ thể con người có thể cảm nhận được độ rung nhất định. Nếu bạn đặt thiết bị trên bàn cứng, nó có thể tạo nên những tiếng ồn khó chịu".
Bìa cuốn sách Thing Explainer.
Cảm biến GPS được tác giả lý giải là bộ phận "bắt mạch", khe cắm thẻ nhớ là người mở rộng bộ nhớ, chip kết nối tín hiệu Wi-Fi là người chủ trì talk show...
Thing Explainer giải thích đầy đủ, khéo léo và rất hài hước về những khái niệm xung quanh cuộc sống của chúng ta. Trong đó, "căn phòng nước" (nhà vệ sinh) là một trong những điều tốt nhất con người từng xây dựng.
Cuốn sách cũng lý giải tại sao vòi nước nóng luôn được đặt bên trái. Theo đó, trong quá khứ, vòi nước luôn được đặt ở phía bên phải bồn rửa tay vì hấu hết mọi người thuận tay phải. Hiển nhiên, nó chứa nước ở điều kiện nhiệt độ thường. Khi chúng ta bắt đầu thêm vòi nước nóng, nó cần phải được đặt ở phía trái vì con người đã có thói quen mở vòi nước lạnh ở bên phải.
Trần Tiến
Theo Zing
Zipi - ứng dụng chia sẻ mật khẩu Wi-Fi hỗ trợ offline ở VN Phần mềm này cho phép người dùng kết nối những trạm Wi-Fi bị khóa mật mã, với chế độ sử dụng offline và giao diện đơn giản. ZiPi là cộng đồng chia sẻ mật khẩu từ người dùng. Khi truy cập vào một điểm Wi-Fi, nếu người dùng cho phép chia sẻ password của hotspot đó, ứng dụng sẽ lưu mật khẩu và...