Đến dự đám tang bố vợ cũ, chồng tôi đã có những hành động khiến tôi giận run người
Anh ôm lấy vợ cũ và khóc nấc lên…
Tôi là vợ hai của chồng. Hồi mới cưới, tôi thường xuyên bị dằn vặt bởi chính quá khứ của chồng. Nói cách khác, tôi ghen với vợ cũ anh. Họ đã bên nhau 8 năm ròng, cùng nhau xây dựng nhiều thứ nhưng cuối cùng lại chia tay vì bất đồng quan điểm dạy con và mâu thuẫn với gia đình hai bên.
Khi chia tay, vợ cũ anh ra đi tay trắng vì sĩ diện và tự trọng. Chồng tôi từng đau khổ, chán chường suốt một thời gian. Sau khi gặp tôi, tình hình có cải thiện hơn. Anh yêu đời hơn, vui vẻ và có động lực sống hơn. Thế nên gia đình chồng tôi mừng lắm, vội vã bắt chúng tôi cưới ngay.
Càng sống với chồng, tôi càng yêu anh hơn. Càng yêu, tôi lại càng ghen tuông với vợ cũ anh. Chỉ cần nghe ai kể về cuộc sống của anh với vợ cũ là tôi lại suy diễn và tự làm đau khổ mình. Tôi thường xuyên hỏi chồng về người cũ của anh. Cũng vì thế, chúng tôi cãi nhau nhiều hơn. Có lần, tôi còn mắng chồng là bị vợ bỏ đáng đời lắm và bị anh đòi tát. Anh còn nói ngược lại là hối hận khi cưới tôi.
Chồng tôi bỏ qua mọi thứ, yêu thương chăm sóc tôi như trước. (Ảnh minh họa)
Mâu thuẫn chỉ lắng xuống khi tôi có bầu. Chồng tôi bỏ qua mọi thứ, yêu thương chăm sóc tôi như trước. Anh cũng cắt giảm thời gian đi thăm con riêng để ở nhà bầu bạn với tôi. Thời gian đó, tôi đã rất hạnh phúc. Con trai ra đời, chồng tôi càng yêu thương, chiều chuộng mẹ con tôi hơn. Tôi đã từng có cảm giác mình là người chiến thắng. Cho đến khi bố vợ cũ của chồng tôi mất, tôi mới bắt đầu hoang mang, lo lắng.
Khi nhận được tin, chồng bảo tôi đi cùng anh đến viếng bố vợ cũ. Anh nói dù hết tình cũng còn nghĩa, anh không thể không đến viếng được. Thấy hợp tình hợp lý, tôi đồng ý đi cùng anh. Và giờ, tôi cảm thấy hối hận khi đã bước chân đến đó.
Video đang HOT
Sau khi thắp hương xong, chồng tôi không về ngay theo dự định ban đầu mà ngồi nán lại. Lúc vợ cũ anh đi ra, anh bỗng nhiên ôm chầm lấy cô ấy an ủi ngay trước mắt tôi. Mọi người ngạc nhiên, tôi sửng sốt tột độ. Tôi cứ có cảm giác chồng dẫn mình đi để làm trò cười cho thiên hạ vậy.
Hay chồng tôi vẫn còn tình cảm với vợ cũ nên mới hành động như thế? (Ảnh minh họa)
Sau đó, anh cũng bật khóc như thể cha ruột anh chết vậy. Nhìn hai người họ ôm nhau khóc, tôi giận run người. Tay tôi cầm chén trà mà run lên bần bật, tôi phải cố kiềm chế để không lao tới đánh chồng cho hả giận.
Phải một lúc sau, họ mới “gỡ” nhau ra rồi ngồi xuống. Khi nói chuyện, chồng tôi thỉnh thoảng còn nắm tay vợ cũ, vỗ vỗ tay cô ấy. Tôi ngồi bên cạnh cũng như không, như thể tôi chỉ là người dưng, là không khí vậy. Ra về, tôi giận trào nước mắt, giận đến mức chồng đang đi xe, tôi vẫn đòi nhảy xuống. Chúng tôi cãi nhau ngay trên đường đi tới khi về tới nhà.
Chồng mắng tôi là ích kỉ, hẹp hòi, ghen tuông vô lối. Anh làm vậy chỉ là để an ủi, động viên vợ cũ thôi. Anh còn nói khi nào tôi mất ba, tôi mới hiểu được cảm giác đau đớn mà vợ cũ anh phải trải qua. Nhưng tôi không chấp nhận kiểu giải thích đó.
Tại sao phải ôm ấp nhau, thể hiện tình cảm với nhau như thế? Hay chồng tôi vẫn còn tình cảm với vợ cũ nên mới hành động như thế? Niềm tin trong tôi như bị một nhát búa đập rạn nứt, tôi chông chênh mất rồi. Tôi phải làm gì cho cuộc hôn nhân này đây?
Theo afamily.vn
Bất đồng quan điểm nấu ăn, nàng dâu NGÁN NGẨM khi vào bếp với mẹ chồng ngày Tết
Mỗi lần về quê chồng ăn Tết, chị P. (Thanh Hoá) đều khéo léo tránh để mẹ chồng con dâu đụng tay trong bếp, vì chị và mẹ chồng thường có những bất đồng trong quan điểm nấu ăn.
Mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu luôn là câu chuyện muôn thuở và mỗi nhà lại là những câu chuyện khác nhau chẳng ai giống ai. Chị P may mắn làm dâu trong một gia đình có mẹ chồng thoáng tính, cũng khá tâm lý. Hơn nữa, cưới xong chị và chồng lên thành phố ở riêng buôn bán nên chị và mẹ chồng ít chạm mặt nhau, nhờ đó mâu thuẫn không xảy ra nhiều.
Chị P bảo, chị và mẹ chồng gần như hoà hợp rất nhiều điều trong quan điểm sống, duy chỉ có một điều mà đến khi về nhà chồng ăn cái Tết đầu tiên chị mới ngớ người nhận, ra sự mâu thuẫn trầm trọng giữa hai người chính là quan điểm nấu ăn.
Chị Phương và mẹ chồng có những bất đồng trong quan điểm bếp núc
Xa gia đình cả năm nên vợ chồng chị sắp xếp công việc về nhà nội từ ngày 25 Tết. Trước khi lấy chồng, chị P cũng có học qua một lớp nấu ăn nên có thể nói, chị thuộc dạng dâu đảm và không ngại thể hiện tài năng trước nhà nội. Vì vậy, chị luôn xông xáo vào bếp nấu cơm cùng mẹ chồng. Nhưng sau cái Tết đầu tiên, chị rút ra một điều rằng, nên khéo léo để tránh cho mình và mẹ chồng chung bếp nếu muốn năm mới không có những điều khó nói.
"Đầu tiên là việc nấu canh, thông thường để bát canh được dậy mùi, hương vị đậm đà tôi nêm gia vị thêm chút nước mắm và hạt nêm. Thấy vậy mẹ chồng tôi la lên, kêu trời khi thấy tôi cầm chai nước mắm rót vào. Bà bảo, nêm muối với mì chính là đậm đà lắm rồi còn cho mắm vào thì mặn đắng lại nặng mùi ai ăn được. Tôi vâng lời, nghĩ rằng chắc do khẩu vị từng người nên thôi. Đến khi xào củ quả, tôi mang chai dầu hào đã mua sẵn ở thành phố lúc sắm tết thì mẹ chồng tỏ ra không hài lòng, bà bảo tôi cứ cho mắm muối vào, rau củ cũng ngọt sẵn rồi, ở quê không có mấy cái gia vị đó thì cũng ăn ngon cả đấy thôi. Lúc này tôi mới thấy hơi bất ngờ vì không nghĩ cũng có lúc, mình và mẹ chồng khắc khẩu như vậy", chị P kể lại.
Lần khác, hai mẹ con đang cuốn nem rán làm cỗ cúng thì có hai bác bạn mẹ chồng chị P đến chúc Tết, thấy vậy chị bảo mẹ yên tâm giao nốt phần còn lại để mẹ thoải mái có dịp trò chuyện cùng bạn bè. Cuốn xong xuôi, chị pha sẵn hỗn hợp nước chanh và dấm quét lên bề mặt để miếng nem được vàng óng bắt mắt. Vậy mà bất ngờ, mẹ chồng chị đi xuống hỏi như tra khảo, chị quét cái gì, để làm gì, làm linh tinh nhỡ Tết nhất cả nhà ăn đau bụng có khổ không. Mặc cho chị ra sức giải thích đây chỉ là một mẹo vặt trong chuyện bếp núc để món ăn được thơm ngon bắt mắt, nhưng mẹ chồng vẫn phản đối gay gắt.
Bà bảo chưa từng thấy ai làm vậy bao giờ rồi dặn chị chuẩn bị cơm cho khách, trước khi lên nhà bà còn không quên dặn chị rán nem ít dầu vừa tránh ngán lại tốt cho sức khoẻ. Lúc này chị P mới bắt đầu ngán ngẩm, bình thường không sao nhưng cứ vào bếp là y như rằng mẹ con lại có bất đồng.
Mồng 3 Tết, bố chống nói thèm nồi cá kho thịt, chị P vui vẻ ra chợ mua đồ về rồi dành hết tâm huyết vào món ăn. Xong khâu sơ chế, chị đặt cá, thịt ba chỉ, thêm vài lát giềng và chuối xanh chuẩn vị, chỉ cần thắng kẹo đắng ướp vào nữa là xong. Trong khi chị P đang loay hoay tìm lọ đường, thì mẹ chồng chị mới nấu canh xong đã bắc vội nồi cá lên bếp kho.
"Tôi cuống quýt bảo con chưa nêm đủ gia vị thì mẹ chồng tôi xua tay bảo, khỏi cần kẹo đắng, cứ kho hết lên là tự ngấm, cần gì đẹp màu, ăn chứ có ngắm đâu, lâu nay ở nhà bố mẹ toàn ăn vậy chả sao. Nghe đến đây, tôi ngán ngẩm thật sự, nhất là khi nhìn đĩa cá kho thịt bày ra như kho vội. Chỉ là những mẹo vặt bình thường hay những nguyên liệu cần thiết, nhưng nếu bà không biết thì sẽ mặc nhiên cho rằng không đúng và chẳng thấy ai làm như vậy", chị P tâm sự.
Chị P. và mẹ chồng dù rất hòa hợp với nhau nhưng cũng có lúc bất đồng, đó là khi cả hai cùng đứng bếp
Sau cái Tết ấy, chị P luôn tìm cách khéo léo để tránh việc hai mẹ con cùng có mặt trong căn bếp nấu cơm, khi mẹ nấu thì chị ra ngoài đảm nhận công đoạn sơ chế. Khi chị nấu thì nói khéo không muốn bà cực nhọc gian bếp, có con dâu về phải đỡ đần. Tất nhiên, chị P không chê mẹ chồng nấu ăn vụng, có những món bà nấu đậm chất dân giã truyền thống rất ngon, chị không thể theo kịp nhưng có những lúc quan điểm nấu ăn, nêm nếm gia vị của bà chưa được linh hoạt, khiến chị thực sự ngán ngẩm khi đứng chung bếp.
Văn Anh
Theo emdep.vn
Phát hãi với người chồng ưa sạch sẽ, chuyên đòi hỏi oái oăm Hầu như tiền chi tiêu, con ăn học là lương của tôi. Lương của chồng chỉ đủ cho anh đi lại, tiêu xài và giúp đỡ gia đình chồng; không động đến lương của tôi là còn may. Tôi khuyên anh tìm việc gần nhà để giảm chi phí và cùng nhau chăm sóc con nhưng anh không đồng ý. Vợ chồng tôi...