‘Đèn đỏ’ có thể gây đau đầu, ảnh hưởng tâm trí và còn gì nữa?
Kinh nguyệt ảnh hưởng đến cơ thể và tâm trí theo vô số cách. Những nghiên cứu khoa học về kinh nguyệt dường như chỉ mới là sự khởi đầu.
Ở một số người, kỳ kinh còn làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh tật – Ảnh: Flo app
Theo Vox, bất cứ ai có kinh nguyệt đều biết rằng chu kỳ kinh nguyệt hằng tháng có thể có tác động sâu sắc đến cơ thể và tâm trí, từ các triệu chứng tiền kinh nguyệt (PMS), thèm ăn, cảm cúm, đến thay đổi tâm trạng và cảm xúc.
Kinh nguyệt làm trầm trọng các vấn đề sức khỏe
Nhưng các nhà nghiên cứu vẫn chỉ mới bắt đầu khám phá chính xác kinh nguyệt có thể ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào. Ở một số người, kỳ kinh còn làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh tật.
Trong một nghiên cứu gần đây, nhà tâm lý học Jaclyn Ross và một nhóm tại Đại học Illinois Chicago đã yêu cầu 119 bệnh nhân nữ từng có ý định tự tử trong quá khứ theo dõi cảm xúc của họ trong suốt chu kỳ kinh nguyệt.
Nghiên cứu phát hiện với nhiều bệnh nhân, ý nghĩ tự tử có xu hướng trở nên tồi tệ hơn vào những ngày trước và trong kỳ kinh nguyệt. Vào những ngày đó, bệnh nhân có nhiều khả năng chuyển từ ý nghĩ tự tử sang việc thực sự lên kế hoạch kết thúc cuộc đời mình.
Những kết quả này có vẻ không đáng ngạc nhiên đối với những người mắc bệnh trầm cảm. Các bệnh nhân này đã nói với người trị liệu về việc kinh nguyệt ảnh hưởng đến các triệu chứng tâm lý như thế nào.
Nhưng vì nhiều lý do, những tác động của kinh nguyệt vẫn chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống cho đến gần đây. Điều này thường khiến bệnh nhân phải tự mình điều chỉnh những biến động trong tâm trạng. Trong khi đó, các bác sĩ có thể không biết cách chẩn đoán hoặc điều trị.
Trên thực tế, kinh nguyệt đã không được nghiên cứu kỹ trong nhiều thập kỷ, tạo ra khoảng trống kiến thức. Những bệnh nhân bị đau hoặc chảy máu nhiều trong kỳ kinh phải chờ đợi nhiều năm để được chẩn đoán.
Những năm gần đây, nhiều nhà khoa học đã bắt đầu nghiên cứu kỳ kinh và chất lỏng kinh nguyệt.
Video đang HOT
Kinh nguyệt ảnh hưởng đến triệu chứng sức khỏe tâm thần
Đồng nghiệp của Ross, nhà tâm lý học Tory Eisenlohr-Moul, đã nảy ra ý tưởng cho nghiên cứu này sau khi một trong những bệnh nhân của cô đề cập đến các triệu chứng tồi tệ hơn trong kỳ kinh.
“Tôi nghĩ nếu có một số bằng chứng cho thấy điều này là phổ biến, thì có lẽ chúng tôi có thể làm gì đó với nó”, cô giải thích.
Mối liên hệ giữa kỳ kinh và sức khỏe tâm thần đã bắt đầu được chú ý nhiều hơn trong thập kỷ qua. Các bác sĩ lâm sàng từ lâu đã biết rằng một tỉ lệ nhỏ dân số mắc phải tình trạng rối loạn tâm trạng tiền kinh nguyệt (PMDD), đặc trưng bởi cảm giác lo lắng, trầm cảm hoặc khó chịu nghiêm trọng trong những ngày trước kỳ kinh.
PMDD đã được thêm vào Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê rối loạn tâm thần (DSM) vào năm 2013. Các chuyên gia tin rằng khoảng 3 – 8% người đang hành kinh mắc phải tình trạng này.
Nhưng Ross và nhóm của cô muốn nghiên cứu xem liệu chu kỳ kinh nguyệt có ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của nhiều người hơn hay không.
Vì vậy, những bệnh nhân trong nghiên cứu của Ross không được chẩn đoán mắc PMDD. Thay vào đó, họ được chọn vì đã có ý định tự tử trong tháng qua. Các nhà nghiên cứu yêu cầu người tham gia ghi lại các triệu chứng như trầm cảm, lo lắng và tuyệt vọng mỗi ngày trong chu kỳ kinh.
Họ cũng được hỏi về ý tưởng tự tử và kế hoạch tự tử. Ross nói rằng ý tưởng có xu hướng mãnh liệt hơn và việc lập kế hoạch có nhiều khả năng xảy ra hơn vào những ngày gần kỳ kinh nguyệt.
Cô nói: “Điều thú vị là mặc dù không tìm kiếm người bị PMDD, nhưng chúng tôi thấy phần lớn người tham gia có ý tưởng tự tử gần đây có xu hướng gặp các triệu chứng tồi tệ hơn, vào những ngày trước và trong khi bắt đầu có kinh”.
Hầu hết mọi người không gặp phải các triệu chứng tâm thần nghiêm trọng do thay đổi nội tiết tố. Tuy nhiên, nghiên cứu phát hiện những người mắc bệnh tâm thần tiềm ẩn, bao gồm 60% phụ nữ mắc chứng rối loạn trầm cảm, thường cảm thấy tồi tệ hơn trong kỳ kinh nguyệt.
Nghiên cứu của Ross, được công bố trên tạp chí Tâm thần học Hoa Kỳ, gợi ý rằng các nhà trị liệu, bác sĩ tâm thần và bác sĩ sản phụ khoa nên cung cấp cho bệnh nhân thông tin về việc kinh nguyệt có thể ảnh hưởng như thế nào đến các triệu chứng cảm xúc, đặc biệt là ý muốn tự tử. Bệnh nhân cũng có thể hưởng lợi từ việc lập biểu đồ các triệu chứng của chính họ trong vài tháng, để xem liệu có xuất hiện mô hình chu kỳ hay không.
Phòng thí nghiệm nơi Ross làm việc, do nhà tâm lý học Eisenlohr-Moul đứng đầu, cũng đang nghiên cứu các phương pháp điều trị hành vi và dược phẩm để giúp những người có triệu chứng gắn liền với chu kỳ kinh nguyệt, từ liệu pháp hành vi biện chứng đến thuốc ngăn chặn hormone.
Thiếu sót khi nghiên cứu về kinh nguyệt
Các nhà nghiên cứu cũng đang tìm hiểu xem liệu dịch kinh nguyệt có thể được sử dụng để phát hiện sớm các tình trạng như u xơ tử cung, ung thư và lạc nội mạc tử cung hay không. Trong hai năm qua, các nhà nghiên cứu cũng đã xác nhận điều mà nhiều bệnh nhân đã kể lại: vắc xin COVID-19 có tác dụng nhỏ, nhưng có thể đo lường được đối với chu kỳ kinh nguyệt.
Những phát hiện này có thể thúc đẩy các nhà sản xuất vắc xin kiểm tra tác dụng của sản phẩm của họ đối với kinh nguyệt, để bệnh nhân không bị mất cảnh giác. Các chuyên gia cho biết tác dụng lên kinh nguyệt của vắc xin COVID-19 chỉ là tạm thời và không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Giảm khó chịu bị đau ngực trước ngày 'đèn đỏ'
Đau ngực là triệu chứng thường gặp ở phụ nữ trước kỳ kinh nguyệt. Dù hiện tượng này chỉ kéo dài vài ngày nhưng nó có thể gây ra cảm giác vô cùng khó chịu.
Các thay đổi cơ thể trước kỳ "đèn đỏ" biểu hiện khác nhau ở mỗi phụ nữ, nhưng phổ biến là đau nhức ở ngực, nặng, sưng và nhạy cảm ở núm vú. Một số người thậm chí còn cảm thấy đau ở vùng dưới cánh tay.
Đau ngực là triệu chứng thường gặp ở phụ nữ trước kỳ kinh nguyệt.
Nguyên nhân đau ngực trước kỳ kinh
Hàm lượng hormone estrogen và progesterone của bạn thường dao động trong chu kỳ kinh nguyệt. Những hormone quan trọng này chuẩn bị cho ngực và hệ thống sinh sản của bạn sẵn sàng mang thai.
Các mô ở ngực của bạn phản ứng với những hormone này và được cho là nguyên nhân gây ra chứng đau ngực theo chu kỳ.
Nguyên nhân chính gây đau ngực trước kỳ kinh ở chị em là do tăng tiết tố estrogen, hormone nữ, khiến cứng các mô ở ngực do đó làm ngực cương lên. Tình trạng này thường diễn ra vào ngày thứ 21 của chu kỳ kinh, đây là tình trạng bình thường và không có gì đáng báo động, trừ khi ngực đau dữ dội.
Sau khi kết hôn, một số phụ nữ thường sử dụng thuốc tránh thai. Khi dừng thuốc, các hormone thay đổi đột ngột, những phụ nữ này cũng sẽ bị đau ngực trước kỳ kinh. Đây cũng là triệu chứng bình thường do thời gian dùng thuốc tránh thai thường xuyên và dừng lại đột ngột.
Ngoài ra, một số nguyên nhân gây triệu chứng đau ngực trước kỳ kinh như: thừa cân, lối sống không hợp lý, bê vác vật nặng, lao động quá sức. Tuy nhiên, dạng đau này không gây những ảnh hưởng lớn.
Đau ngực theo chu kỳ thường không phải là triệu chứng của ung thư vú, đặc biệt nếu bạn không có triệu chứng liên quan nào khác.
Một nghiên cứu lớn trên toàn cầu cho thấy trong số những phụ nữ tìm đến trung tâm y tế vì triệu chứng đau ngực, chỉ có 0,2% bị ung thư vú.
Nếu bạn lo lắng về tình trạng đau ngực hàng tháng và không chắc liệu nó có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt của mình hay không, hãy thử ghi lại bằng một biểu đồ. Đánh giá mức độ nghiêm trọng của cơn đau, cũng như thời điểm nó bắt đầu và kết thúc. Điều này giúp làm rõ liệu cơn đau của bạn có mang tính chu kỳ hay không, đồng thời thu hẹp các nguyên nhân tiềm ẩn.
Đau ngực có thể ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của bạn. Gặp bác sĩ sản phụ khoa là một ý tưởng tốt để chẩn đoán chính xác và tìm hiểu thêm về cách kiểm soát sự khó chịu.
Bác sĩ có thể tiến hành khám lâm sàng, chụp quang tuyến vú, nghiên cứu siêu âm hoặc MRI (nếu bạn có nguy cơ phát triển ung thư vú cao hơn).
Có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú cũng làm tăng nguy cơ. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là hầu hết phụ nữ mắc bệnh ung thư vú đều không có tiền sử gia đình mắc bệnh.
Nếu bạn lo lắng về tình trạng đau ngực hàng tháng và không chắc liệu nó có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt của mình hay không, hãy thử ghi lại bằng một biểu đồ.
Các mẹo giúp giảm khó chịu đau ngực khi "đèn đỏ"
Nếu bạn bị đau ngực đến kỳ "đèn đỏ" thì dưới đây là một số mẹo giúp bạn giảm cảm giác khó chịu.
Thay đổi loại áo nâng ngực. Thay vì mặc áo ngực có gọng, bạn nên chọn loại áo lót thoải mái và hỗ trợ tốt để giảm đau ngực.Thay đổi chế độ ăn uống. Hạn chế muối, caffeine và rượu trước ngày sắp bị vì dễ dẫn đến tình trạng giữ nước có thể gây viêm ở ngực. Bạn nên xây dựng chế độ ăn ít chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa. Điều này sẽ giúp làm giảm nồng độ estrogen và cải thiện tình trạng căng tức ngực trước kỳ kinh.Chườm lạnh. Chườm lạnh hoặc chườm đá có thể khá hiệu quả trong việc kiểm soát chấn thương. Chườm túi nước đá lên ngực trong thời gian ngắn cũng làm giảm viêm và đau.Tắm nước ấm. Đang là mùa đông nên việc ngâm mình trong bồn nước ấm có thể giúp thư giãn cơ bắp và giảm bớt cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng nước quá nóng vì nó khiến da bạn bị khô.Massage nhẹ nhàng. Tự xoa bóp sẽ giúp ích rất nhiều có thể cải thiện lưu lượng máu và giảm căng thẳng ở ngực.Tập thể dục, bạn nên tập những bài tập ít tác động như đi bộ để giảm đau và cải thiện tâm trạng. Tập yoga hay hít thở sâu sẽ giúp bạn giảm các triệu chứng như căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi, đau đớn... Thói quen đi bộ cũng giúp bạn ngủ ngon hơn vào ban đêm và tăng cường hệ miễn dịch giúp bạn khỏe mạnh.Hạn chế lo âu, stress. Căng thẳng có thể gây viêm tăng cao và sau đó làm tăng cảm giác đau và khó chịu ở ngực. Vì vậy, hãy thực hành các kỹ thuật thư giãn như thiền hoặc thở sâu để giúp giảm đau.
Những băn khoăn về thủ dâm của tuổi teen Một bạn đọc nhỏ 12 tuổi gửi băn khoăn tới báo Sức khỏe&Đời sống hỏi em muốn biết thủ dâm là như thế nào, thủ dâm có phải là trẻ hư không và mong muốn nhận được lời khuyên. Thủ dâm là một khía cạnh của tình dục thời thơ, tuy nhiên nhiều bậc cha mẹ khó thừa nhận điều này một cách...