Đèn đỏ chập chờn sau khi dùng thuốc tránh thai khẩn cấp
Vô kinh thứ phát có thể do nguyên nhân từ vùng dưới đồi, tuyến yên, buồng trứng, tử cung,… và nguyên nhân do các thuốc hormon tránh thai.
Em năm nay tròn 20 tuổi, em đã bắt đầu QHTD từ 1 năm trước và có sử dụng biện pháp tránh thai là uống viên tránh thai khẩn cấp. Sau lần đó em chỉ bị vào 2 tháng rồi mất hẳn đến giờ. Em ra hiệu thuốc hỏi và mua thuốc, họ có bán cho em gọi là thuốc sắt-bổ máu, thuốc điều kinh cộng thêm thuốc tăng lượng tiết tố và khuyên em không cần đi khám bác sĩ vì rối loạn do tác dụng uống thuốc thôi. Em uống thuốc đã được gần tháng nhưng vẫn chưa thấy gì thay đổi. Bác sĩ có thể cho em lời khuyên không ạ? Em bị mất kinh gần năm nay rồi có ảnh hưởng sau này không ạ? Em cảm ơn bác sỹ.
Ảnh minh họa.
Bác sỹ Tiin trả lời:
Em đã có kinh nguyệt bình thường, gần 1 năm nay không thấy hành kinh được gọi là vô kinh thứ phát.
Chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng ở người phụ nữ là kết quả hoạt động của nhiều cơ quan trong và ngoài hệ sinh dục. Cơ quan ngoài hệ sinh dục có vùng dưới đồi, tuyến yên. Cơ quan thuộc hệ sinh dục có buồng trứng, tử cung. Bất kỳ cơ quan nào bị “trục trặc” cũng đều ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
Video đang HOT
Vô kinh thứ phát có thể do nguyên nhân vùng dưới đồi, tuyến yên, nguyên nhân buồng trứng, tử cung, nguyên nhân do những rối loạn hoạt động nội tiết và nguyên nhân do các thuốc hormon tránh thai. Chẩn đoán nguyên nhân gây vô kinh thứ phát nhiều khi không đơn giản, phải khám lâm sàng (cơ quan sinh dục trong và ngoài), cận lâm sàng, có thể phải làm các xét nghiệm chuyên sâu để chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt. Điều trị theo nguyên nhân là chủ yếu, phải do bác sỹ chuyên về sản phụ khoa điều trị và theo dõi.
Bạn đã có quan hệ tình dục, lại sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp như biện pháp tránh thai thông thường. Nếu bạn lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp (dùng quá liều chỉ định của nhà sản xuất, dùng thuốc trong tất cả các lần quan hệ tình dục…) có thể làm ảnh hưởng đến nội tiết sinh dục nữ của bạn. Thông thường, thuốc tránh thai khẩn cấp có hàm lượng nội tiết lớn hơn nhiều so với viên thuốc tránh thai hàng ngày (gấp khoảng 15 lần). Khi bạn dùng thuốc tránh thai khẩn cấp trong thời gian dài vùng dưới đồi và tuyến yên bị ức chế lâu ngày, prolactin tăng tiết, niêm mạc tử cung teo có thể gây vô kinh thứ phát. Đây cũng có thể là nguyên nhân gây vô sinh cho bạn sau này.
Theo tôi, bạn không nên chủ quan. Tuyệt đối không được tự ý ra hiệu thuốc mua thuốc về điều trị. Dược sỹ bán thuốc không phải là bác sỹ, không thể khám, chẩn đoán và điều trị bệnh cho bạn được. Dược sỹ chỉ được bán thuốc theo đơn của bác sỹ.
Bạn năm nay mới 20 tuổi, bất cứ “trục trặc” gì liên quan đến sức khỏe đều phải được bác sỹ chuyên khoa khám, điều trị mới được. Càng khám sớm, cơ hội càng lớn bạn nhé. Bạn nên đến bệnh viện chuyên về sản phụ khoa (bệnh viện tuyến tỉnh, thành phố hoặc trung ương) để được khám, tìm nguyên nhân gây vô kinh mới điều trị được bạn nhé. Để lâu sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của bạn. Bạn cũng cần tìm hiểu thêm các kiến thức về sức khỏe sinh sản, các biện pháp phòng tránh thai, phòng các bệnh lây truyền qua đường tình dục… nữa nhé. Kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý, học tập (làm việc) phù hợp, tinh thần thoải mái… bạn mới có sức khỏe tốt được.
Theo Tiin
Ngày đèn đỏ nên ăn những gì
Ngày đèn đỏ, cơ thể phụ nữ cần hấp thu nhiều chất kẽm. Thực phẩm giàu kẽm giúp giảm nhiều tác động tiêu cực liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt.
Dưới đây là những thực phẩm giàu kẽm cần thiết cho phụ nữ trong những ngày "đèn đỏ".
1. Hạt dưa:
Hạt dưa được sử dụng để chữa các bệnh về mắt, viêm loét, nhiễm trùng dạ dày và các vấn đề sức khỏe khác. Hàm lượng kẽm trong hạt dưa rất quan trọng cho việc lưu thông máu.
2. Cua:
Ăn cua rất tốt trong ngày "đèn đỏ". Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều thịt cua vì nó có thể gây ra chứng chuột rút.
3. Sữa chua:
Sữa chua đối với phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt là cực kỳ quan trọng. Sữa chua là một thực phẩm giàu kẽm khi so sánh với các sản phẩm sữa khác.
4. Tôm:
Tôm rất tốt cho phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt vì nó chứa các khoáng chất như kẽm và vitamin giúp giảm bớt đau bụng kinh và chuột rút.
5. Mầm lúa mì:
Đây là loại thực phẩm giàu kẽm và mang lại lợi ích đặc biệt cho những phụ nữ bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt.
6. Hạt bí ngô:
Hạt bí ngô khô cũng chứa nhiều kẽm như hạt dưa hấu. Tuy nhiên, cả hai hạt không nên dùng cùng một lúc.
7. Quế:
Quế là loại gia vị giúp hạn chế sự mất cảm giác ngon miệng. Ngoài ra, nó cũng có thể giúp giảm chuột rút phổ biến ở phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt.
Theo VNE
Bạn thấy mình béo hơn vào ngày 'đèn đỏ'? Kỳ nguyệt san đến khiến cơ thể bạn thay đổi cả về tâm, sinh lý, như tâm trạng thất thường, đau bụng, lưng... Thậm chí, bạn còn cảm thấy mình béo hơn một chút vào ngày này. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây cho thấy đó chỉ là tưởng tượng mà thôi. Được in trên tạp chí Eating Disorders, nghiên cứu này...