Đến đảo Cù lao đừng bỏ lỡ món cua đá
Người ta mách nhau rằng, ra Cù Lao Chàm (Hội An, Quảng Nam) nếu chưa thưởng thức được món cua đá thì xem như chưa hiểu hết về ẩm thực xứ đảo này.
Cua đá được những cư dân địa phương bày bán ngay tại bến cầu cảng của bãi làng. Tại đây có đủ các loại đặc sản của miền biển đảo Cù Lao Chàm. Những con cua đá rắn chắc được nhốt trong những chiếc lồng sắt.
Cua đá có thịt béo ngậy và đầy gạch, càng cua rất to. Khác với cua biển và ghẹ, cua đá chắc gạch 100%. Người ta gọi là cua đá vì nó sống trên các hang đá trên núi.
Nếu không quen ăn, thực khách có thể bị “say” gạch. Cua lớn có trọng lượng đến 300-400g/ con, cua nhỏ thì trọng lượng cỡ 100g/ con.
Giở ngược cái mai cua, túm mấy chân xé một đường, con cua mới luộc còn hơi nóng, phả làn khói nhẹ từ phần thịt nằm dưới mai cua, xông lên mũi phảng phất đâu đó chút the the, cay cay mùi thảo dược, đem lại cho người ăn cảm giác cứ như đang hít hơi của nồi xông giải cảm.
Theo người dân ở đây, cua đá rửa sạch rồi để nguyên con chế biến, ăn sẽ ngon hơn. Đơn giản nhất là nướng và hấp bia, phức tạp một chút thì xào me, cháy tỏi. Chất lượng thịt và gạch của cua đã đủ để làm nên độ ngon, không cần phải chế biến nhiều. Cua đá có màu tím; khi chín thì chuyển sang màu gạch tuyệt đẹp và thơm lừng.
Video đang HOT
Cua có vị thịt ngọt, thanhchứ không phảng phất vị tanh thường thấy của động vật miền biển. Từ cái nước luộc cua đã đượm vị ngọt nhẹ, dịu thanh, thịt cua dai hơn hẳn cua biển, cua đồng, không chút mùi tanh. Nhưng cái độc chiêu nhất khi thưởng thức cua đá, đó là hương thơm kỳ lạ.
Có thể chế biến bằng cách đốt đống lửa to, đợi khi than củi rã ra là ta cho từng con cua lên nướng. Nướng kiểu này không có gia vị nhưng khi con cua chín có mùi thơm ngầy ngậy.
Cua hấp sả cũng là một món ngon tuyệt. Món này phải làm số lượng nhiều và có nhiều người cùng ăn mới… khí thế. Sau khi hấp chín, con cua có màu đỏ tươi, hương sả thơm ngào ngạt.
Chiều hè trên bãi biển, cua đá mới được bắt về, vẫn còn chắc khỏe, mang ra chế biến những món khoái khẩu thì còn gì bằng. Cua đá rất khoẻ, chạy nhanh, và thường chỉ lú đầu khỏi hang khi đêm xuống để đi ăn. Đó cũng là lúc những cư dân trên đảo đi săn cua đá.
Cua đá xứ cù lao Chàm bắt không đủ bán cho khách nên thường từ lúc bắt đến lúc chế biến chỉ trong vòng một vài giờ, cua rất tươi ngon. Giữa một vùng mênh mông biển xanh cát trắng gió lộng mùa hè, thưởng thức món cua đá, thêm vài cọng rau rừng do những người dân dậy từ sáng sớm hái về, bỗng muốn nói lời cảm ơn sự diệu kỳ của tạo hóa
Thưởng thức cua đá vừa ngon vừa lạ miệng, cộng thêm cái hiu hiu của gió biển hoà cùng cảnh vật trời mây sóng nước, khiến cho cái thi vị trong từng miếng thịt cua xứ cù lao càng tăng lên bội phần.
Đi Cù Lao Chàm rất dễ, ở Hội An, có rất nhiều nơi bán tour đi Cù Lao Chàm, tùy vào việc chọn lựa đi canô hay tàu gỗ mà giá cả khác nhau. Sáng 8h xuất phát, chiều 2h tàu về nhằm tránh mưa dông hay gió chiều. Ai thích thú muốn ở lại qua đêm thì có thể mua tour qua đêm.
Canh cá khoai ăn hoài không ngán
Cá khoai là một loài cá có thân mềm, sống ở những vùng biển nông và gần bờ, được ngư dân đánh bắt trong những tháng cuối mùa đông. Tại xứ Quảng, cá khoai được đánh bắt nhiều nhất ở khu vực biển Cù Lao Chàm.
Nguyên liệu để nấu canh cá khoai.
Cá khoai màu trắng, con lớn nhất khoảng 2 ngón tay, thân tròn, thịt trắng, mềm và nhão nên có nơi còn gọi là cá cháo.
Đây là loại cá có thân mềm, rất dễ ươn nên cá khoai đánh bắt lên thường được tiêu thụ ngay tại các bến cá và các chợ ven biển. Cũng không giống với các loại cá khác, loài cá này rất khó bảo quản, khó vận chuyển xa.
Điều này lý giải cho việc vì sao có nhiều người ưa chuộng món cá khoai thường tìm về các vùng ven biển để được thưởng thức sự tươi ngon của các món ăn được chế biến từ loài cá này.
Cá khoai nấu canh rất ngon, có thể nấu với lá rau chua, rau cải, cà chua, thơm (dứa), khế, mức biển... Cách nấu như sau: Cá khoai rửa sạch, mổ bụng lấy hết phần bên trong rồi rửa sạch lại để ráo và tẩm ướp nước mắm ngon, tiêu bột, bôt ngot va cac loai gia vi như nghê, riêng, sa, hanh toi, ơt băm nho cho thấm rồi cho vào nồi luộc cho đến khi nước vừa sôi thì vớt bọt và cho các loại rau, trái như cà chua, thơm... vào, nêm nếm cho vừa ăn và gia thêm các loại rau gia vị như: ngò tàu, ớt xiêm giã giập, tiêu bột,...
Ngư dân xứ biển ở quê tôi có tập quán kho cá khoai với ngọn xương rồng (sống vùng biển trên đất cát). Xương rồng non cắt bỏ hết gai, tước vỏ, xắt mỏng rồi ngâm nước muối sau đó vắt khô.
Cá khoai ướp gia vị thật thấm rồi cho lên bếp đổ ngập nước kho riu riu cho đến khi thịt cá chín thì cho xương rồng non vào... Lúc này, ăn xương rồng có vị thơm ngon hơn cá.
Mấy năm trước, giá cá khoai rất rẻ. Còn hiện nay, cá khoai không rẻ chút nào (200.000 đ/kg). Trong những ngày cuối đông, tiết trời lạnh lẽo, được ăn cơm sốt dẻo với canh cá khoai nóng, rau sống thì quá tuyệt vời bởi hương vị khó quên.
Ngoài ra, cá khoai ăn rất lành tính, giải nhiệt, giải cảm, nhuận trường và mau tiêu nên người ốm ăn rất tốt. Đặc biệt, xương cá khoai rất mềm, người già và trẻ con đều ăn được.
Nhìn bát canh cá khoai nóng hổi với màu đỏ của cà chua, màu xanh của hành lá, màu trắng của cá trông rất bắt mắt. Lại thêm, cái nhão nhão, mềm mềm, là lạ rất ngọt của cá, cái chua vừa của cà chua, cái thơm nồng của ớt và rau thơm, ăn rất thú vị, ăn hoài không thấy chán- nhất là lúc ngoài trời se se lạnh.
Ẩm thực Khó quên món nộm bào ngư cù lao Chàm Từ bến cảng Cửa Đại, thuyền rẽ sóng vượt biển đưa chúng tôi đến với đảo cù lao Chàm (TP Hội An- Quảng Nam) trong một ngày nắng hanh vàng. Tàu vừa cập bến cũng đúng lúc ánh chiều buông dần trên xứ đảo. Nguyên liệu món dân dã, mới lạ: nộm bào ngư. Chỉ mới vài bước theo chân chàng hướng dẫn...