Đền bù 3.000m2 đất giá 76 triệu đồng, UBND huyện Nhà Bè bị người dân khởi kiện
Bị UBND huyện Nhà Bè cưỡng chế thu hồi 3.000m2 đất nông nghiệp, bà Nguyễn Thị Sáu khởi kiện vì cho rằng mức bồi thường 25.000 đồng/m2 chưa thỏa đáng.
Đền bù đất nông nghiệp giá 25.000 đồng/m2
Tòa án nhân dân TP HCM vừa qua đã mở phiên tòa sơ thẩm, xét xử lại vụ kiện quyết định hành chính giữa nguyên đơn là bà Nguyễn Thị Sáu và bị đơn là Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè, Chủ tịch UBND TP HCM.
Nguyên đơn bà Nguyễn Thị Sáu (bìa trái) và người đại diện theo ủy quyền tại tòa
Theo nội dung khởi kiện, bà Sáu là chủ sử dụng thửa đất có diện tích 3.000m2 ở xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP HCM theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do UBND huyện Nhà Bè cấp ngày 17/1/1994. Nguồn gốc đất do ông bà để lại từ năm 1973 và trồng lúa ổn định, không có tranh chấp.
Diện tích 3.000m2 nêu trên nằm trong dự án quỹ đất dự trữ của thành phố được UBND TP HCM phê duyệt năm 1999.
UBND TP HCM ban hành Quyết định số 7319/QĐ-UB-ĐB ngày 29/11/1999 về việc di chuyển nhà ở dân cư, các tổ chức thực hiện đền bù, trợ cấp thiệt hại, tái bố trí dân cư trong dự án đầu tư xây dựng đường nối từ đường Bình Thuận đến Khu công nghiệp Hiệp Phước và quỹ đất dữ trữ cho TP HCM tại quận 7 và huyện Nhà Bè.
Theo đó, UBND huyện Nhà Bè hiệp thương đền bù cho bà Sáu với tổng số tiền 76 triệu đồng, bao gồm: bồi thường về đất 25.000 đồng/m2, thưởng 1 triệu đồng. Song, bà Sáu không đồng ý và yêu cầu được đền theo giá thị trường hoặc hoán đổi cho bà 3.000m2 đất ở nơi khác có vị trí, loại đất tương đương, nhưng bị từ chối.
Sau đó, UBND huyện Nhà Bè đề nghị hỗ trợ bổ sung cho bà Sáu được mua 1 căn nhà chung cư với giá thành xây dựng nhưng bà không đồng ý.
UBND huyện Nhà Bè sau đó tiến hành cưỡng chế thu hồi phần đất trên, bà Sáu quyết định khiếu nại. Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè ban hành quyết định bác khiếu nại của bà Sáu.
Ngày 22/2/2019, bà Sáu khiếu nại đến UBND TP HCM để yêu cầu được bồi thường thỏa đáng, UBND TP HCM chỉ đạo cho chủ tịch UBND huyện Nhà Bè bác yêu cầu này.
Khi bà Sáu tiếp tục khiếu nại thì bị Chủ tịch UBND TP HCM ban hành quyết định bác yêu cầu.
Video đang HOT
Sau đó, bà Nguyễn Thị Sáu khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết: hủy các quyết định giải quyết khiếu nại và quyết định về việc cưỡng chế; buộc UBND huyện Nhà Bè phải bồi thường theo giá thị trường là hơn 16,5 triệu đồng/m2…
Hồi tháng 5/2021, Tòa án nhân dân TP HCM xét xử sơ thẩm lần đầu đã bác yêu cầu khởi kiện của bà Sáu.
Sau đó, viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân TP HCM quyết định kháng nghị phúc thẩm, đồng thời người khởi kiện cũng kháng cáo đề nghị hủy bản án sơ thẩm.
Đến ngày 26/4/2022, Tòa án nhân dân cấp cao tại TP HCM tuyên hủy bản án sơ thẩm do có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của đương sự.
Tại phiên tòa sơ thẩm lần này, đại diện cho bà Nguyễn Thị Sáu là bà Võ Thị Mỹ Dung tiếp tục nêu ra lý do khởi kiện vì cho rằng việc UBND huyện Nhà Bè không ban hành quyết định thu hồi đất và quyết định bồi thường, hỗ trợ riêng lẻ cho bà Sáu là trái pháp luật, bà Sáu không nhận bất kỳ văn bản bồi thường, hỗ trợ nào khác. Đồng thời, nguyên đơn yêu cầu UBND huyện Nhà Bè phải bồi thường theo giá thị trường.
“Mức giá đền bù 25.000 đồng/m2 là không thỏa đáng. Chưa kể đến khoản tiền thu được từ việc canh tác hàng năm, thì chi phí chúng tôi bỏ ra để chăm sóc phần đất này đã nhiều hơn mức được đền bù. Không ai mua đất mà muốn để mình bị lỗ. Chúng tôi muốn được đền bù theo giá thị trường tại thời điểm chấp nhận bồi thường”, phía nguyên đơn trình bày và cho biết trước đó đã thuê đơn vị định giá đất để làm cơ sở tham khảo (hơn 16,5 triệu đồng/m2).
Cấp “sổ đỏ” cho doanh nghiệp nhưng “chưa nắm được” đã thu hồi của người dân chưa
Hiện, trên chính khu đất bà Sáu đang khởi kiện mọc lên dự án nhà ở của doanh nghiệp, dù gia đình nguyên đơn chưa nhận tiền bồi thường.
Cũng theo đơn kiện, bà Nguyễn Thị Sáu yêu cầu tòa án hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho doanh nghiệp này.
Liên quan việc giao khu đất trên cho doanh nghiệp, tại phiên tòa phúc thẩm trước đó, đại diện bị đơn Chủ tịch UBND TP HCM cho biết, 3.000m2 đất của bà Sáu đã được giao cho Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố. UBND TP HCM đã tổ chức đấu giá và chọn ra đơn vị trúng đấu giá.
Đất của bà Sáu bị thu hồi nay được doanh nghiệp xây dựng dự án nhà ở, công viên
Cũng tại phiên tòa phúc thẩm, doanh nghiệp này cho biết đã trúng đấu giá hợp pháp năm 2004 từ UBND TP HCM đối với 14 khu đất có tổng diện tích 44,4948ha phía trái đường Nguyễn Hữu Thọ, xã Phước Kiển (bao gồm 3.000m2 đất của bà Sáu).
Từ năm 2005, doanh nghiệp đã được bàn giao đất thực địa và tiến hành cắm mốc san lấp mặt bằng.
Công ty này cho biết đã nộp đầy đủ tiền trúng đấu giá vào ngân sách nhà nước; được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào năm 2016.
Khẳng định không tham gia quá trình đền bù giải phóng mặt bằng nên không liên quan đến vụ án này, doanh nghiệp không có bất kỳ yêu cầu nào.
Tại phiên tòa sơ thẩm lần này, đại diện theo ủy quyền của bà Sáu đã chỉ ra rằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bà Sáu vẫn còn được bà giữ dù hiện nay không còn quản lý, sử dụng đất.
Trong khi đó, phía UBND huyện Nhà Bè trả lời “chưa nắm” việc có thực hiện thủ tục thu hồi hay hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bà Sáu hay chưa.
Phía người bị kiện cho rằng việc thu hồi 3.000m2 đất đã được thực hiện theo các trình tự thủ tục đúng theo quy định pháp luật. Do bà Sáu không đồng ý nhận tiền đền bù nên số tiền 76 triệu đồng được gửi vào ngân hàng thông qua hai sổ tiết kiệm.
Song, người đứng tên hai sổ tiết kiệm trên lại không phải là bà Sáu mà là một cán bộ của Ban bồi thường.
“Văn bản nào chứng minh Ban bồi thường được quyền sử dụng tên cá nhân để gửi tiền tiết kiệm này? Lấy gì để chứng minh đây là tiền bồi thường của bà Sáu, đặc biệt trong trường hợp cá nhân đứng tên hai sổ này chết phát sinh thừa kế?”, chủ tọa liền chất vấn. Phía UBND huyện Nhà Bè trả lời việc này “có hướng dẫn” và hứa sẽ cung cấp sau cho tòa án.
Do phía người bị kiện chưa cung cấp được một số tài liệu trong vụ án nên hội đồng xét xử quyết định tạm dừng phiên tòa. Phiên xử sẽ được tiếp tục vào ngày 14/5.
Phá nhiều vụ "đá nóng" xe máy
Thời gian gần đây, trên địa bàn TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh lân cận liên tiếp xảy ra nhiều vụ mất xe máy, khiến dư luận bức xúc.
Lợi dụng sự sơ hở, mất cảnh giác của chủ phương tiện, chỉ trong vài phút, thậm chí vài giây, các đối tượng đã bẻ khóa thành công, lấy cắp xe máy rồi rời khỏi hiện trường.
Đáng nói, các đối tượng trộm xe máy thường hoạt động theo nhóm, dàn cảnh trộm cắp, khiến người dân không khỏi bất an.
Đầu tháng 8 vừa qua, mạng xã hội xôn xao với những hình ảnh trong clip hai nam thanh niên đột nhập khu trọ trên đường Lê Văn Lương, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, bẻ khóa lấy trộm xe máy của người dân. Theo clip, khoảng 2h20 ngày 6/8, hai nam thanh niên đến khu trọ nói trên, sau đó cạy cổng vào bên trong tiếp cận khu vực để xe máy. Sau khi quan sát, họ bẻ khóa hai xe máy rồi tẩu thoát.
Hình ảnh trích từ camera ghi lại cảnh hai thanh niên đột nhập khu trọ trên đường Lê Văn Lương, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, bẻ khóa lấy trộm xe máy.
Anh H.V.H.M. (SN 1999, quê Long An), một trong hai nạn nhân cho hay, thời điểm đó anh đang ngủ. Nghe người dân khu trọ tri hô có trộm, anh xuống kiểm tra phát hiện xe của mình đã bị mất. Ngoài xe của anh M., một chiếc xe tay ga khác cũng bị nhóm trộm này lấy đi. "Dù khu trọ khóa cổng đầy đủ nhưng nhóm trộm này đã ngang nhiên bẻ khóa, vào lấy xe máy, bất chấp camera an ninh...", anh M. nói.
Ngoài việc lợi dụng sơ hở của người dân thì thủ đoạn của các đối tượng hết sức tinh vi, manh động và thường đi theo nhóm. Địa điểm mà bọn trộm thường chọn là những nơi có cửa hàng mua bán, khu nhà trọ và chúng có mang theo kìm cộng lực để cắt ổ khóa...
Tại TP Thủ Đức, sau khi đi làm về buổi chiều, bà Nguyễn Thị P. (SN 1978, thường trú đường D10, khu phố 6, phường Phước Long B, TP Thủ Đức) để xe máy Honda Wave BS: 72H5-503... ở hành lang trước nhà cùng với xe Honda Air Blade BS: 50X1-048... của con gái. Khi đang ngủ trên lầu, bà P. nghe tiếng chó sủa nên bước ra ban công nhìn xuống, thì phát hiện cửa chính nhà bà mở toang, hai cánh cửa bung ra nên bà hô hoán, chạy xuống kiểm tra thì phát hiện hai chiếc xe máy đã "không cánh mà bay".
Qua điều tra, đến khoảng 16h cùng ngày, tổ truy xét Đội Cảnh sát hình sự Công an TP Thủ Đức đã kết hợp Công an phường Bình Trưng Đông bắt được các đối tượng Phạm Hoàng Quốc Trí (SN 1992), Phạm Minh Văn (SN 1993), Đỗ Minh Duy (SN 1994) và Nguyễn Huỳnh Anh Thư (SN 1995), cùng ngụ phường Bình Trưng Đông, TP Thủ Đức. Các đối tượng khai nhận đã phân công nhiệm vụ cho từng người (người cảnh giới, người phá cửa) phá cửa nhà bà P. lấy trộm 2 xe máy. Do trên hai xe có gắn sẵn chìa khóa nên chúng dễ dàng chiếm đoạt...
Ngoài ra, Trí, Văn còn khai nhận trước đây, hai đối tượng này đã lén lút chiếm đoạt được 2 xe máy khác trên địa bàn phường Phú Hữu, TP Thủ Đức. Đó là vụ trộm xe máy Honda Air Blade màu đen vào ngày 19/6 và trộm xe Honda Vaio màu đen vào ngày 22/6. Vụ án đang được Cơ quan CSĐT Công an TP Thủ Đức tiếp tục điều tra làm rõ.
Trên địa bàn phường Dĩ An, TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương (giáp ranh TP Hồ Chí Minh), sáng sớm 8/9, hai đối tượng lên "kịch bản" vờ dàn cảnh hỏi đường để lừa nam bảo vệ ra khỏi vị trí để bẻ khóa trộm xe máy tại một quán cà phê. Hình ảnh từ camera cho thấy, lúc 6h40, một đối tượng chạy xe máy tới quán cà phê tại góc đường T - đường số 1, khu trung tâm hành chính TP Dĩ An rồi gọi nam bảo vệ lại để nhờ hỏi đường. Khi nam bảo vệ rời khỏi vị trí giữ xe để chỉ đường giúp cho thanh niên này thì một đối tượng khác tiếp cận quán bẻ khóa một chiếc xe máy. Chỉ mất hơn chục giây, đối tượng đã bẻ khóa thành công rồi tẩu thoát. Lúc này tên giả vờ hỏi đường cũng phóng xe đi. Nam bảo vệ cho hay ông thấy có người vào chỗ gửi xe, nhưng nghĩ là khách tới nên không cảnh giác...
Tại địa bàn tỉnh Long An, đầu tháng 9 vừa qua, cơ quan Công an cũng đã triệt phá thành công vụ trộm cắp xe máy chuyên nghiệp liên tỉnh. Công an bắt giữ hai đối tượng Hồ Văn Quynh và Trương Thanh Ngương cùng ngụ huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu, thu giữ tang vật liên quan. Trước đó vào lúc 14h ngày 5/9, Công an xã Phước Lợi, huyện Bến Lức tuần tra trên địa bàn xã đến quán cà phê ở địa bàn ấp 3B, thì phát hiện Quynh và Ngương đi 2 chiếc xe máy, mang theo dụng cụ đoản bẻ khóa xe...
Tại cơ quan Công an, hai người này khai nhận vừa trộm 2 xe máy, một chiếc ở Gò Công Tây (Tiền Giang) và một chiếc ở trên Quốc lộ N2 (chưa xác định được địa bàn). Ngoài ra, Quynh và Ngương còn khai nhận thời gian qua đã thực hiện trộm 13 xe máy ở Tiền Giang và TP Hồ Chí Minh...
Theo thống kê của Công an TP Hồ Chí Minh, tỷ lệ tội phạm liên quan đến xâm phạm sở hữu như cướp giật tài sản, trộm cắp tài sản năm 2022 vẫn chiếm tỷ lệ cao (chiếm 74%) trong tổng số vụ phạm pháp hình sự. Trước tình hình trên, Công an TP Hồ Chí Minh đã tập trung triển khai đồng bộ nhiều biện pháp nghiệp vụ nhằm đấu tranh quyết liệt, từng bước kiềm chế, kéo giảm các loại tội phạm này.
Trong 8 tháng năm 2023, Công an thành phố đã xác lập chuyên đấu tranh triệt phá 31 băng nhóm tội phạm cướp giật tài sản, trộm cắp tài sản, bắt giữ 88 đối tượng; ngoài ra bắt giữ hàng trăm đối tượng hoạt động đơn lẻ. Qua đó, góp phần kéo giảm sâu tội phạm cướp giật, trộm cắp tài sản, đồng thời nâng cao tỷ lệ điều tra khám phá đối với loại tội phạm này.
Tại Hội nghị Hội ý nghiệp vụ công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm cướp giật tài sản, trộm cắp tài sản trên địa bàn TP Hồ Chí Minh (tổ chức 22/8), Đại tá Mai Hoàng, Phó Giám đốc Công an thành phố, dự báo trong thời gian tới, hoạt động của các loại tội phạm sẽ có chiều hướng diễn biến phức tạp hơn.
Để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm đường phố nói chung và tội phạm cướp giật, trộm cắp tài sản, Phó Giám đốc Công an thành phố đã yêu cầu Thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ huy, triển khai nghiêm túc, có hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống "tội phạm đường phố" với các giải pháp thực chất, hiệu quả.
Nâng cao hiệu quả triển khai Tổ tuần tra kiểm soát hỗn hợp 363 kết hợp với lực lượng Cảnh sát hình sự đặc nhiệm đáp ứng yêu cầu truy xét nhanh các đối tượng gây án. Chú trọng công tác quản lý, gọi hỏi, răn đe các đối tượng thuộc diện nguy cơ phạm tội tại địa bàn cơ sở. Tập trung xác lập nhiều chuyên án để áp dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, lực lượng để trấn áp mạnh mẽ các băng nhóm cướp giật, trộm cắp tài sản chuyên nghiệp, hoạt động có tổ chức...
Mặt khác, người dân cũng cần nêu cao cảnh giác, chủ động quản lý và bảo vệ tài sản, không để xe máy ở những nơi vắng vẻ không có người trông coi, phải khóa cổ, khóa càng cẩn thận nhằm hạn chế tối đa những sơ hở để kẻ gian có thể lợi dụng trộm cắp. Nên lắp đặt camera giám sát hoặc gắn thiết bị chống trộm, định vị trên xe
Bị cáo Tất Thành Cang đưa ra 3 kiến nghị, bật khóc khi nói về đồng phạm Bị cáo Tất Thành Cang mong HĐXX xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho mình, đồng thời cho rằng đồng phạm bị đề nghị mức án quá nặng. Chiều 14-10, luật sư và các bị cáo trong vụ bán rẻ 2 dự án KDC Phước Kiển (xã Phước Kiển, huyện Nhà bè, TP HCM) và KDC Ven Sông (phường Tân Phong,...