Đèn báo hiệu chống dán mắt vào smartphone khi đi bộ ở Đức
Một thành phố ở Đức đã có giải pháp nhằm giảm số người thiệt mạng do vừa đi bộ vừa dán mắt vào điện thoại.
Nhiều cuộc thử nghiệm đã cho thấy người đi bộ sẽ chệch hướng khi họ sử dụng điện thoại. Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sự gia tăng số người bị chết và bị thương khi đi bộ có liên quan đến việc họ không chú tâm khi dán mắt vào điện thoại.
Để đối phó với thực trạng này, các nhà khoa học tại thành phố Ausgburg (Đức) đã có giải pháp khá lạ. Họ lắp đặt các đèn nhấp nháy màu đỏ trên các vỉa hè tại các nút giao thông. Những đèn báo hiệu này sẽ cảnh báo người đi đường khi họ sắp bước qua. Các nhà khoa học hy vọng những “kẻ nghiện nhắn tin” sẽ chú ý đến “đèn giao thông cá nhân” và kịp dừng điện thoại để quan sát trước khi bước qua đường.
Loạt đèn màu đỏ nhấp nháy dưới vỉa hè ở Đức giúp người đang mải mê với smartphone kịp quan sát trước khi qua đường. Ảnh: Washington Post.
Theo các nhà khoa học Đức, người ta thường nghĩ rằng họ có thể vừa sử dụng điện thoại vừa đi bộ. Thực tế đây là kĩ năng không phải ai cũng làm được. Cứ 3 người sẽ có ít nhất một người phân tâm tại các nút giao thông nguy hiểm.
Từ năm 2009, con số thương vong khi đi bộ gia tăng và các chuyên gia nhận định là do vừa đi vừa sử dụng điện thoại. Theo báo cáo của Hiệp hội an toàn đường bộ Mỹ, tổng cộng 2.368 người đi bộ tử nạn trong nửa đầu 2015. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Ohio (Mỹ) nhận định những người đi bộ dùng điện thoại thường ở tuổi thiếu niên. Họ hay bị mất tập trung, không để ý tín hiệu đèn giao thông và băng qua đường một cách bất cẩn.
Số liệu trên cũng cho thấy gần 40% thiếu niên Mỹ từng hoặc suýt bị xe đâm do vừa đi vừa nhắn tin, hoặc dùng ứng dụng mạng xã hội như Facebook, Twitter. Việc vừa đi bộ vừa nhắn tin đã lên đến mức báo động khi các nhà chính trị gia bang New Jersey, Mỹ ban hành một đạo luật cấm.
Video đang HOT
Không chỉ các nước phương Tây, tại thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc cũng có làn đường dành riêng cho những người dán mắt vào smartphone khi đi bộ.
Gia Bảo
Theo Zing
Nhật ký của cậu bé 9 tuổi về người mẹ nghiện smartphone
Nhân ngày Quốc tế Phụ nữ, một cậu bé ở Trung Quốc đã tìm mọi cách để thể hiện lòng hiếu thảo của mình. Nhưng đây là ngày 8/3 buồn nhất của cậu khi mẹ chỉ quan tâm đến điện thoại.
Cậu bé viết câu chuyện của mình ra vở và được thầy cô giáo đọc. Nhật ký về ngày 8/3 của cậu được chia sẻ và bình luận trên mạng xã hội tại Trung Quốc về tác động của smartphone đến cuộc sống.
"Hôm nay là ngày Quốc tế Phụ nữ, vì vậy, em muốn thể hiển lòng hiếu thảo của mình với mẹ. Đầu tiên, em kể cho bà một câu chuyện nhưng mẹ dường như không thích và cứ nhìn vào điện thoại. Em hơi buồn nhưng nghĩ mẹ sẽ có thể vui hơn nếu em chúc mừng bà nhân ngày 8/3. Tuy nhiên, mẹ vẫn nhìn chằm chằm vào điện thoại khiến em cảm thấy mình đã làm sai điều gì. Em nghĩ mẹ mệt nên tìm cách đấm lưng cho bà. Nhưng thái độ của mẹ vẫn vậy, em tiếp tục đi lấy nước để rửa chân cho mẹ.
Một trang của quyển nhật ký. Ảnh: Taizhou Evening News .
Chỉ sau khi em rửa chân cho mẹ, bà mới dừng việc nhìn vào điện thoại. Em rất vui và nói với mẹ rằng, con muốn làm mọi thứ để thể hiện lòng hiếu thảo của mình. Mẹ khen em và nói: 'Con rất ngoan khi rửa chân cho mẹ ngày hôm nay nhưng mẹ nghĩ con cần chăm chỉ hơn nữa'.
Rồi mẹ bảo: 'Con đi viết nhật ký đi'. Mẹ nói với em trước khi đi ra và đóng cửa lại. Đây là ngày 8/3 buồn nhất của em".
Hình ảnh trang nhật ký được đăng lên mạng xã hội Sina Weibo của Trung Quốc với hơn 9 triệu lượt xem trong chưa đầy một ngày, tờ Taizhou Evening News cho biết.
Mẹ của cậu bé, cô Zhao trả lời phỏng vấn của tờ Taizhou Evening News: "Khi đọc nhật ký của con trai, tôi nhìn chồng và chúng tôi đã phá lên cười. Nhưng ngay lập tức tôi cảm thấy xấu hổ".
Cô Zhao thừa nhận rằng mình và chồng thường xuyên sử dụng điện thoại để vào mạng xã hội, chơi game. Cũng như cô cảm thấy khó chịu khi con trai mình nhờ cô giảng bài tập về nhà.
"Tôi không nhận ra hành động của mình đã ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của con. Tôi sẽ hạn chế việc sử dụng smartphone và dành nhiều thời gian cho cậu bé hơn".
Tờ Taizhou Evening News cũng đã phỏng vấn các học sinh cùng trường cậu bé và đưa ra con số 70% các em nói rằng cha mẹ sử dụng di động quá nhiều. "Bố mẹ em sử dụng điện thoại khi ăn, khi em làm bài tập về nhà. Ngay cả lúc nằm trên giường trước khi đi ngủ", một em học sinh nói.
Một em khác cho biết: "Cháu nghĩ mẹ thích chơi với điện thoại di động hơn. Mẹ cũng sẽ không dỗ kể cả khi em khóc nếu bà đang dùng điện thoại".
Câu chuyện của cậu bé 9 tuổi đã trở thành một đề tài được nhiều người dùng Internet tại Trung Quốc quan tâm.
Một bình luận trên mạng viết: "Cháu gái nói với tôi rằng, ba nó sử dụng điện thoại, mẹ nó cũng cầm điện thoại, dì của con bé cũng vậy. Không ai con tâm đến cháu gái tôi cả".
Một chia sẻ khác cho biết: "Cháu gái hỏi tôi rằng cô bé hay điện thoại quan trọng hơn. Tôi cảm thấy có lỗi và nhanh chóng bỏ điện thoại xuống, chơi với nó".
Còn một cậu bé khác đã viết lên mạng xã hội Trung Quốc chia sẻ về câu chuyện của riêng mình: "Kể từ ngày tôi tạo cho mẹ tài khoản Apple ID, bà đã bỏ rơi tôi. Bà chỉ dành cả ngày để chơi game trên smartphone".
Nhiều bình luận cho rằng trong cuộc sống không thiếu những ông bố, bà mẹ như cô Zhao. Không chỉ trẻ em, người trưởng thành cũng cảm thấy buồn nếu những người xung quanh chỉ quan tâm đến chiếc điện thoại của họ.
"Khi tôi tâm sự với người yêu mình. Cô ấy vẫn đang bận viết bình luận trên Weibo. Tôi cảm thấy khá buồn vì cách hành động của cô ấy", chia sẻ của một thanh niên ở Trung Quốc.
Trần Tiến
Theo Zing
7 cách smartphone hủy hoại cuộc sống của bạn Sử dụng smartphone quá nhiều có thể khiến người dùng mất ngủ, trầm cảm, phá hoại đời sống tình dục và gây ra nhiều tác hại khác. Smartphone có sức mạnh to lớn. Chúng là những cuốn bách khoa toàn thư bỏ túi, ngân hàng di động, công cụ kết nối cả thế giới. Tuy nhiên, nó cũng là nguyên nhân gây ra...