Đến 66% doanh nghiệp thích ứng tốt trước Covid-19, Việt Nam đã có sự chuẩn bị nhìn từ công cuộc số hoá kinh doanh mạnh mẽ
Việt Nam là một trong những đất nước có dân số trẻ trên thế giới, với dân số 100 triệu người và hơn 150 triệu thiết bị di động 70% có kết nối Internet, có vẻ như Việt Nam đã có sự chuẩn bị cho sự thay đổi đặc biệt là việc số hóa doanh nghiệp trong ngày càng được thúc đẩy mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Theo các số liệu do TopDev tổng hợp, để kịp thời nắm bắt những quy định được chính phủ ban hành nhằm hướng đến sự an toàn lao động và đảm bảo chu kỳ hoạt động doanh nghiệp, các nhà quản lý đã có những thông tin chi tiết giúp nhân viên trang bị đầy đủ những kiến thức quan trọng nhất, sẵn sàng “chiến đấu” trong mùa dịch bệnh. “Remote Work” or “Work From Home” là giải pháp thiết thực nhất được áp dụng với việc tối ưu hóa song song các quy trình vận hành và công cụ hỗ trợ thực hiện công việc.
Báo cáo tình hình, giải pháp thích ứng Covid-19 cũng như chuyển biến trong mùa dịch chỉ ra rằng thị trường tuyển dụng cũng có nhiều sự ảnh hưởng. Các doanh nghiệp và tổ chức nhỏ hơn có thể sẽ chuyển hướng sang tuyển nhỏ giọt hoặc thậm chí là ngừng hẳn tuyển dụng.
Theo thống kê của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, 3 tháng đầu năm, trung bình mỗi tháng có 11.630 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường do tác động của Covid-19. Tính từ ngày 1/1 đến 26/3, hơn 153.000 người đã mất việc làm, phải nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp và hàng triệu lao động bị ngừng việc.
Bộ Lao động Thương binh Xã hội dự báo ước tính sẽ có trên 250.000 lao động trong doanh nghiệp bị mất việc làm và hàng triệu lao động sẽ bị ngừng việc. Nếu tình hình dịch còn diễn biến xấu, sẽ có đến 2 – 3 triệu lao động có nguy cơ bị ngừng việc trên toàn thị trường.
“Một màu xám buồn ảm đạm phủ lên nền kinh tế toàn cầu trong mùa dịch Covid-19, một sự kiện đáng buồn mà lịch sử nhân loại lần đầu được chứng kiến trong một thế kỷ qua. Mọi tầng lớp nhân dân, và các doanh nghiệp lớn nhỏ đều bị ảnh hưởng sâu rộng bởi cơn bão Covid-19, trong đó có cả lĩnh vực công nghệ. Chiến dịch bắt buộc của chính phủ “Cách ly toàn xã hội” khiến các doanh nghiệp phải bật chế độ “sinh tồn”, hàng loạt các biện pháp cắt giảm chi phí được đưa ra”, đại diện TopDev phân trần.
Linh động thích ứng của doanh nghiệp Việt
Tuy nhiên chúng ta luôn thấy ánh sáng trong những thời khắc khó khăn nhất, đó chính là sự linh động và sáng tạo trong việc thích ứng của nhiều doanh nghiệp trong nước. Việt Nam là một trong những đất nước có dân số trẻ trên thế giới, với dân số 100 triệu người và hơn 150 triệu thiết bị di động 70% có kết nối Internet, có vẻ như Việt Nam đã có sự chuẩn bị cho sự thay đổi đặc biệt là việc số hóa doanh nghiệp trong ngày càng được thúc đẩy mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Thống kê bởi TopDev cho thấy, 66% – con số khả quan – doanh nghiệp thích ứng nhanh, 22% doanh nghiệp cắt giảm chi phí thông qua hạn chế chi phí không quan trọng, giữ quỹ tiền lương dự phòng, tái phân bổ lượng việc, giảm giờ làm và lương nhân viên dựa trên thoả thuận tự nguyện giữa doanh nghiệp và người lao động.
Chỉ 7% doanh nghiệp sa thải nhân sự và 5% còn lại ngưng hoạt động hoàn toàn.
Trong số thích ứng, các từ khóa #SocialDistancing #WorkFromHome đã là những chủ đề nóng được nhiều người đề cập trong thời gian gần đây. Theo đó, doanh nghiệp đã nhanh chóng cải cách lại quy định, ứng dụng công cụ quản lý, và tinh gọn quy trình. Nhiều đơn vị đã cho các phòng ban thiết kế ngay quy trình để đảm bảo công việc. Các mô hình quản lý dần chuyển giao từ offline sang online, sau đó tiếp tục triển khai làm việc “work from home” chỉ 50% nhân viên còn làm việc tại văn phòng.
Video đang HOT
Những công vụ làm việc thích ứng với Covid-19
Tuy nhiên điều này không phải dễ dàng với hầu hết các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn có bộ máy vận hành phức tạp. Khảo sát cũng cho thấy, các doanh nghiệp IT dường như ít chịu ảnh hưởng của đợt dịch bệnh lần này, tuy nhiên họ vẫn hạn chế nhiều hoạt động không thật sự thiết yếu nhằm đảm bảo dòng tiền giúp công ty vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Điểm sáng từ ngành IT
Khác với những ngành khác, do tính chất công việc, thị trường lao động IT vẫn không bị ảnh hưởng quá nhiều, một số doanh nghiệp IT lớn tại Tp.HCM và Hà Nội đã cho toàn bộ nhân viên làm việc tại nhà mà vẫn không gây ảnh hưởng nhiều đến tiến độ công việc. Mức lương của thị trường này cũng vì thế mà không có quá nhiều thay đổi so với 3 quý cuối năm.
Hiện nay các phòng ban nhân sự đang ráo riết chuẩn bị cho nhiều giải pháp để có thể duy trì lượng nhân viên của công ty. Một trong những giải pháp các phòng ban nhân sự hiện đang áp dụng hiện nay chính là tạo ra một quy trình phỏng vấn trực tiếp ví dụ như sử dụng công cụ như VideoCV, và một số công cụ hỗ trợ khác giúp quy trình tuyển dụng được diễn ra một cách mượt mà hơn.
Vào đầu tháng 4 khi Chính sách cách ly xã hội được ban hành, doanh nghiệp IT buộc phải thắt chặt và cắt giảm chi phí để sinh tồn. Ngưng tuyển dụng và các chi phí cho tuyển dụng. Nhân sự hiện tại tập trung làm việc tại nhà và nhận thêm dự án ngoài.
Bước sang tháng 5, dự báo ngành sẽ thay đổi kế hoạch tuyển dụng trong năm và lên kế hoạch tuyển dụng & Employer Branding sau mùa dịch; trong đó bắt đầu tuyển dụng lại từ các vị trí quan trọng.
Thống kê quan điểm của nhân sự ngành IT
Với một kịch bản lạc quan nhất, chúng ta hoàn toàn có thể kỳ vọng vào việc tình hình dịch bệnh được kiểm soát sớm, các lĩnh vực kinh doanh trong nước sẽ bắt nhịp trở lại trong nửa cuối năm.
Các doanh nghiệp hiện đang kích hoạt chế độ sinh tồn nhưng không nên đánh mất tầm nhìn dài hạn. Đây cũng là cơ hội tốt để quan tâm sâu sát hơn tới khách hàng, tạo ra những sản phẩm và những chính sách hỗ trợ tốt hơn cho khách hàng. Doanh nghiệp cũng nên thật sự tìm hiểu những thay đổi trong nhu cầu và hành vi của khách hàng và đối tác để đưa ra các giải pháp thích ứng nhanh chóng, TopDev khuyến khích.
Thảo Anh
Vì sao doanh nghiệp FDI khó lên sàn?
Nhiều doanh nghiệp FDI muốn lên sàn nhưng vẫn gặp khó khăn về cơ chế là vấn đề đã được nói đến nhiều năm nay. Tuy nhiên, nguyên nhân thực sự là do thiếu cơ chế, các nhà đầu tư không mặn mà với nhóm cổ phiếu có vốn nước ngoài, hay chính sách điều hành đang hướng tới mục tiêu khác?
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Theo thống kê trên các sàn giao dịch chứng khoán, chỉ mới có trên dưới 10 cổ phiếu của các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đang niêm yết - con số quá nhỏ so với hàng chục nghìn DN FDI đang hoạt động tại Việt Nam.
Nhiều đơn vị "ngỏ ý" muốn lên sàn nhưng đang gặp nhiều khó khăn và trắc trở mang tên "cơ chế - chính sách". Tuy nhiên, đây không phải là nguyên nhân duy nhất khiến nhóm DN này không thể niêm yết.
Nhà đầu tư thờ ơ
Trên thị trường chứng khoán hiện nay, hầu hết các cổ phiếu thuộc nhóm DN FDI như EVE (CTCP Everpia), KMR (CTCP Mirae), TYA (CTCP Dây và Cáp điện Taya Việt Nam)... đều đang có diễn biến giao dịch không mấy khả quan, giá trị cổ phiếu có phần èo uột.
Niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam từ năm 2006, cổ phiếu TYA hiện đang có giá 13.450 đồng/cp, với mức thanh khoản trung bình đạt hơn 20.000 đơn vị/ phiên. Nhìn vào đây, các nhà đầu tư (NĐT) mới gia nhập thị trường khó có thể đoán được mức giá chào sàn của TYA là 34.000 đồng/cp. Như vậy, sau 13 năm niêm yết, cổ phiếu TYA đánh mất hơn một nửa giá trị.
Cũng trong năm 2006, cổ phiếu TCR của CTCP Công nghiệp Gốm sứ Taicera - một DN gốc Đài Loan đã chính thức niêm yết trên sàn HoSE với mức giá của ngày giao dịch đầu tiên là 35.000 đồng/cp. Đến nay, TCR giao dịch tại mức giá "cọng hành" 2.020 đồng/ cp, tương đương giảm hơn 94,3% giá trị và đang trong diện kiểm soát từ ngày 10/4/2019.
Tình trạng tương tự cũng diễn ra với các cổ phiếu khác niêm yết cùng thời gian như RIC của CTCP Quốc tế Hoàng gia; TKU của CTCP Công nghiệp Tung Kuang; KMR... Trong đó, cổ phiếu EVE đã giảm khoảng 75,6% sau 9 năm niêm yết.
Đà giảm của nhóm DN niêm yết lâu có thể lý giải bằng nhiều nguyên nhân nhưng ngay cả những cái tên có thời gian niêm yết muộn hơn cũng không thoát khỏi tình trạng chung.
Bắt đầu niêm yết từ năm 2017 nhưng đến nay, cổ phiếu SBV của CTCP Siam Brothers Việt Nam đã giảm gần 78,8% giá trị từ 48.000 đồng/cp xuống còn 10.200 đồng/cp.
Hay "thảm" hơn là CYC của CTCP Gạch men Chang Yih khi chào sàn có giá 20.000 đồng/cp nhưng đến nay chỉ còn 500 đồng/cp.
Sự thờ ơ với nhóm cổ phiếu này của các NĐT là điều dễ hiểu, bởi dữ liệu của Bloomberg cho biết tính đến quý III/2019, doanh thu thuần của các DN FDI niêm yết trên HoSE và HNX hầu hết đều dương nhưng mức tăng trưởng doanh thu nhỏ hơn 0. Hầu hết các DN FDI này phải đối mặt với tăng trưởng âm trong lợi nhuận ròng sau thuế.
Theo ông Nguyễn Hồng Khanh, Trưởng phòng phân tích của Chứng khoán VIS, hoạt động kinh doanh chung của nhiều DN FDI thiếu tính ổn định, biến động khó lường và lợi nhuận qua từng năm hầu như không có sự đột phá khiến NĐT nản lòng, thanh khoản thu hẹp và dần bị lãng quên.
Nhu cầu niêm yết của các DN FDI vẫn còn nhiều bởi nhu cầu muốn tăng vốn để tái đầu tư và mở rộng kinh doanh tại Việt Nam, nhưng nhiều năm qua vẫn chưa nhận được cái "gật đầu" từ các cơ quan quản lý.
Đã có những lãnh đạo DN tỏ ra "bức xúc" với việc các quy định về niêm yết chứng khoán đối với DN FDI tại Việt Nam còn chưa rõ ràng và cụ thể. Tuy nhiên, việc chậm trễ thiết lập một khuôn khổ toàn diện cho các công ty có vốn đầu tư nước ngoài niêm yết có lẽ còn nhiều nguyên nhân khác.
Nguyên nhân khiến các DN FDI khó lên sàn không chỉ là vấn đề cơ chế
Vấn đề từ nhà quản lý
Thực tế, hầu hết các DN FDI niêm yết "đời đầu" đều thuộc nhóm DN cỡ nhỏ và vừa. Hoạt động kinh doanh sau nhiều năm vẫn không có sự lớn mạnh nhiều về vốn chủ sở hữu, trong khi một số cổ đông tổ chức lớn dần dần thoái vốn mạnh đã làm mất lòng tin cổ đông nhỏ lẻ .
Bên cạnh đó, qua thực tiễn niêm yết của một số DN FDI đã xuất hiện một số tồn tại như hoạt động kinh doanh thua lỗ, giá cổ phiếu lao dốc, thậm chí có DN phải hủy niêm yết vì nghi vấn chuyển giá, tận dụng các ưu đãi về thuế để kéo dài lỗ lũy kế, gây những hệ lụy trong khâu quản lý.
Những vấn đề này có thể là một trong những nguyên nhân mà cơ quan nhà nước trì hoãn việc chấp thuận cho các DN có vốn đầu tư nước ngoài niêm yết.
Ở một góc nhìn khác, chuyên gia của Chứng khoán Mirae Asset cho rằng việc niêm yết của các công ty FDI đã nhận được sự quan tâm lớn từ cả các NĐT trong nước và quốc tế, đặc biệt trong các lĩnh vực mà các công ty trong nước có ít khả năng cạnh tranh, như lĩnh vực sản xuất và cơ sở hạ tầng.
Hiện chỉ với khoảng 10 công ty niêm yết, các NĐT không có nhiều sự lựa chọn và nhược điểm là khi có một vài công ty hoạt động kém sẽ ảnh hưởng đến cả nhóm DN.
Tuy nhiên, theo luật sư Tuấn Nguyễn, công ty Luật TNHH ANT (ANT Lawyers), không thể phủ nhận khía cạnh tích cực khi những DN FDI tham gia vào thị trường chứng khoán có thể làm đa dạng hóa các sản phẩm, có thêm nhiều sự lựa chọn cho NĐT, từ đó thu hút thêm nhiều khách hàng mới là cá nhân, tổ chức nước ngoài tham gia.
Thế nhưng, nhìn vào bức tranh toàn diện hiện nay, có vẻ như Việt Nam đang tập trung nguồn lực vào mục tiêu thu hút đầu tư nước ngoài trực tiếp hơn là thông qua thị trường tài chính. Do đó, việc niêm yết của các DN FDI có lẽ là chưa cần thiết lúc này.
Theo Linh Đan/thoibaokinhdoanh.vn
10 đặc điểm của người lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp hoàn hảo Theo Google, dưới đây là 10 biểu hiện mà một người quản lý doanh nghiệp xuất sắc nên thể hiện. 1. Là một người hướng dẫn giỏi Thay vì giải quyết mọi vấn đề ngay khi nó phát sinh, các nhà quản lý tốt thường sử dụng các vấn đề này như những bài học để giảng dạy. Họ hướng dẫn nhóm của...