Đến 2030 Việt Nam cần ít nhất 100.000 doanh nghiệp công nghệ số
Xây dựng Chiến lược quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đến năm 2030, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành trong năm 2020…
Văn phòng Chính phủ cho biết, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký chỉ thị số 01/CT-TTg về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.
Theo đó, dựa trên nền tảng của nhiều công nghệ mới mà cốt lõi là công nghệ số ( trí tuệ nhân tạo, học máy sâu, dữ liệu lớn, chuỗi khối, điện toán đám mây, internet vạn vật…), chuyển đổi số đang tạo ra không gian phát triển mới – kinh tế số, xã hội số, chính phủ điện tử. Đặc biệt, chuyển đổi số mở ra cơ hội to lớn cho Việt Nam phát triển đột phá, nhanh chóng bắt kịp các nước phát triển cũng chỉ mới bắt đầu quá trình chuyển đổi số.
Vì vậy, phát triển các doanh nghiệp ứng dụng, chuyển giao, nghiên cứu và phát triển, sản xuất các sản phẩm, nền tảng, giải pháp dựa trên công nghệ số – các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam – để thúc đẩy đổi mới sáng tạo đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hiện thực hoá các cơ hội, tiềm năng mà chuyển đổi số mang lại khi đưa được công nghệ số vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội, đến từng người dân.
Chỉ thị nêu rõ, các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam cần đi đầu, tạo đột phá trong thực hiện chiến lược “Make in Viet Nam” với hàm ý “doanh nghiệp Việt Nam phấn đấu từng bước làm chủ về công nghệ, chủ động thiết kế, chế tạo các sản phẩm, chủ động trong sáng tạo các dịch vụ, giải pháp, mô hình kinh doanh mới”.
Những doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam sẽ góp phần thực hiện sứ mệnh đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp phát triển, nền kinh tế Việt Nam bứt phá, phát triển nhanh, bền vững, bao trùm với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045.
Video đang HOT
Theo mô hình của một số nước có nền kinh tế phát triển dựa trên các doanh nghiệp công nghệ số, đến năm 2030, Việt Nam cần ít nhất 100.000 doanh nghiệp công nghệ số để phát triển kinh tế số, xây dựng đô thị thông minh, chính quyền điện tử, ứng dụng thành tựu công nghệ số rộng khắp trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội và thực hiện chuyển đổi số quốc gia.
Bốn loại doanh nghiệp công nghệ số cần tập trung phát triển bao gồm: các tập đoàn, doanh nghiệp thương mại, dịch vụ lớn trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội chuyển hướng hoạt động sang lĩnh vực công nghệ số, đầu tư nghiên cứu công nghệ lõi. Các doanh nghiệp công nghệ thông tin đã khẳng định được thương hiệu đảm nhận các sứ mệnh tiên phong nghiên cứu, phát triển, làm chủ công nghệ số và chủ động trong sản xuất. Các doanh nghiệp khởi nghiệp ứng dụng công nghệ số để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới trong các ngành, lĩnh vực kinh tế – xã hội và các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo về công nghệ số.
Khát vọng về một Việt Nam hùng cường, thị trường gần 100 triệu người và các bài toán đặc thù của Việt Nam trong các lĩnh vực nông nghiệp, giao thông, y tế, giáo dục, tài chính, tài nguyên, môi trường… chính là tiền đề thuận lợi cho các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lớn mạnh và vươn ra thế giới, chỉ thị nêu rõ.
Để đạt mục tiêu phát triển 100.000 doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, Thủ tướng yêu cầu bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, các doanh nghiệp Việt Nam cần tập trung thực hiện triệt để 12 giải pháp.
Như, xây dựng Chiến lược quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đến năm 2030, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành trong năm 2020.
Xây dựng khung chính sách thử nghiệm có kiểm soát đối với các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới ứng dụng công nghệ số tại Việt Nam, trình cấp có thẩm quyền ban hành trong giai đoạn 2020 – 2021.
Định hướng, hỗ trợ tối thiểu 5-10 doanh nghiệp công nghệ sốViệt Nam phát triển một số sản phẩm số trọng điểm quốc gia, trở thành trụ cột của hệ sinh thái doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, trước năm 2025.
Phát triển tối thiểu 5-10 nền tảng công nghệ số dùng chung để thúc đẩy ứng dụng công nghệ số, thúc đẩy phát triển sản phẩm số trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội, đưa vào sử dụng trước năm 2025 cũng là giải pháp được nêu tại chỉ thị.
Theo Hà Vũ/Vneconomy
OCB triển khai thành công OPEN API và nhận chứng chỉ PCI DSS
Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) kết hợp cùng với IBM - SeaTech & FPT - ECQ công bố triển khai thành công OPEN API và nhận chứng chỉ PCI DSS.
Đây là một trong những sự kiện quan trọng khép lại một năm đánh dấu nhiều cột mốc quan trọng của OCB trên phương diện công nghệ số.
OCB triển khai thành công OPEN API và nhận chứng chỉ PCI DSS
Hiện nay nhiều mô hình kinh doanh mới ra đời nhờ vào công nghệ nền kết nối mở (OPEN API), là nền tảng để hiện thực hóa thuật ngữ ngân hàng mở (Open Banking). Đây được coi là một trong những công nghệ sẽ thay đổi toàn diện ngành tài chính ngân hàng sắp tới.
Ông Dư Xuân Vũ - Giám đốc Khối Công nghệ của OCB cho biết: "Suốt thời gian qua, ngân hàng đã nghiên cứu và ứng dụng công nghệ OPEN API để số hóa sản phẩm dịch vụ. Hiện ngân hàng đang liên kết với AirPay, VnPay, Momo... giúp khách hàng thanh toán hoá đơn điện, nước, Internet, nạp tiền điện thoại ngay trên ứng dụng OCB OMNI hoặc chuyển tiền qua các ví để mua sắm, thanh toán dịch vụ. Nhờ kết nối với đối tác thông qua API, khách hàng của OCB OMNI có thể tiếp cận với nhiều sản phẩm đầu tư tài chính như mua bảo hiểm (du lịch, xe máy, tai nạn) hay đầu tư chứng chỉ quỹ VinaCapital hoàn toàn trực tuyến ngay trên ứng dụng. Ngoài ra, ứng dụng còn tích hợp nhiều dịch vụ tài chính của các công ty Fintech như UrBox mang đến giá trị cộng thêm cho khách hàng thông qua các chương trình tích điểm đổi quà, trả thưởng, ưu đãi giảm giá".
Tại Việt Nam, OCB là một trong những ngân hàng tiên phong với mô hình ngân hàng mở với nền tảng OPEN API. Thông qua ứng dụng OCB OMNI, người dùng không chỉ sử dụng những dịch vụ thuần túy của ngân hàng như chuyển tiền, tiết kiệm mà còn trải nghiệm những sản phẩm dịch vụ từ các đối tác liên kết.
Lễ công bố triển khai thành công OPEN API và nhận chứng chỉ PCI DSS của OCB
Còn chứng chỉ PCI DSS (Payment Card Industry Data Security Standard), là tiêu chuẩn về an ninh, bảo mật bắt buộc trong lĩnh vực phát hành và chấp nhận thẻ thanh toán có giá trị toàn cầu, được thiết lập bởi Hội đồng Tiêu chuẩn bảo mật thẻ thanh toán (Payment Card Industry Security Standards Council). Tham gia hội đồng là các tổ chức thẻ quốc tế lớn trên thế giới như: Visa, MasterCard, American Express (AMEX), Discover Financial Services, JCB International...
Sau một năm thực hiện, OCB đã hoàn thành dự án và tiếp nhận chứng chỉ PCI DSS, đây là kết quả của những nỗ lực trong việc liên tục cải tiến, nâng cao tiêu chuẩn bảo mật, tăng cường kiểm soát công tác vận hành thẻ. Qua đó, ngân hàng đã có những thay đổi và đột phá đáng kể trong sản phẩm, dịch vụ và công nghệ của mình như: khách hàng được trải nghiệm giao dịch thanh toán với công nghệ hiện đại - thanh toán không chạm (contactless); ứng dụng thành công nền tảng công nghệ 3D - Secure, thẻ tín dụng OCB đảm bảo được tính bảo mật khi thực hiện giao dịch.
Nhận thức được tầm quan trọng của PCI DSS trong việc cung cấp các dịch vụ thẻ đạt tiêu chuẩn bảo mật quốc tế, vào tháng 12-2018, OCB bắt đầu triển khai thực hiện dự án chuẩn hóa hệ thống. Quá trình này được Công ty Hệ thống thông tin FPT (FPT IS) là thành viên của Tập đoàn FPT cùng với Công ty ECQ phối hợp đánh giá, rà soát các quy trình và hệ thống an toàn thông tin của OCB theo tiêu chuẩn thế giới của Hội đồng bảo mật dữ liệu thẻ (PCI SSC).
Theo sài gòn giải phóng
VietinBank cung cấp dịch vụ thanh toán hiện đại cho khách hàng doanh nghiệp Tiên phong trong việc ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào hoạt động ngân hàng , VietinBank đang mở rộng và chuyên biệt hóa giải pháp công nghệ, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ thanh toán hiện đại, đa dạng và tiện ích nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu cho khách hàng ... Xu hướng thanh toán của doanh...