Đem yêu thương để cảm hóa, giúp người lầm lỡ quay về hướng thiện
Đại tá Nguyễn Viết Hoàn, Giám thị Trại giam số 6 (Bộ Công an) cho biêt: Trong thời gian vừa qua, Trại giam số 6 đã có chính sách rất hiệu quả trong việc cảm hóa, giáo dục những phạm nhân chống đối chuyển từ các trại giam khác trên cả nước về đây cải tạo và giam giữ. Tính đến nay, số đối tượng này là gần 100 người.
Trại giam số 6 (Tổng cục VIII – Bộ Công an), đóng chân trên địa bàn xã Hạnh Lâm, huyện Thanh Chương (Nghệ An), hiện là đơn vị trại giam có lượng phạm nhân đông, án dài, án cao chiếm tỷ lệ lớn và có nhiều thành phần như trẻ vị thành niên phạm tội, tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, trẻ theo mẹ vào nhà giam. Thông qua việc giáo dục hướng thiện, Trại đã giúp hàng nghìn lượt phạm nhân trở về với xã hội, tái hòa nhập cộng đồng. Phóng viên Cảnh sát toàn cầu đã có cuộc trao đổi trước thềm năm mới với Đại tá Nguyễn Viết Hoàn, Giám thị trại giam về công tác giam giữ, cảm hóa, giáo dục phạm nhân tại đây.
P.V: Xin chào Đại tá Nguyễn Viết Hoàn. Được biết, để giúp phạm nhân yên tâm cải tạo, sớm quay về hướng thiện, Ban giám thị Trại giam số 6 đã có những cách giáo dục sáng tạo. Đại tá có thể cho biết một vài nét đặc thù chung về giáo dục phạm nhân trong thời gian gần đây?
Đại tá Nguyễn Viết Hoàn: Tính đến thời điểm hiện nay, Trại giam số 6 đang giam giữ, quản lý, giáo dục hơn 4.200 phạm nhân, với đủ các mức án và phạm nhân đến từ khắp các tỉnh, thành trong cả nước, bao gồm cả nam và nữ. Trong đó, đa số phạm nhân có mức án cao, án chung thân, nhiều tiền án, tiền sự, bệnh tật hiểm nghèo, nhiễm HIV/AIDS. Số phạm nhân thường xuyên chống đối, vi phạm ở các trại giam khác chuyển đến luôn tìm mọi sơ hở, thủ đoạn để chống phá, vi phạm nội quy, phạm tội mới.
Để đảm bảo quyền lợi cho phạm nhân, qua đó giúp họ yên tâm cải tạo tốt, Ban giám thị thường xuyên chỉ đạo thực hiện tốt chế độ chính sách về ăn, mặc, ở, khám chữa bệnh, thăm gặp thân nhân và các chính sách khác liên quan như nhận hoặc gửi thư, gửi quà, đáp ứng nhu cầu về nắm bắt thông tin thời sự, vui chơi giải trí theo quy định của pháp luật. Trong năm 2014, Trại đã tổ chức được 11 lớp học giáo dục công dân về các nội dung giáo dục đạo đức, pháp luật, kỹ năng sống cho hơn 2.000 lượt phạm nhân và tổ chức 3 lớp xóa mù chữ cho hơn 200 phạm nhân khác.
Để hạn chế việc phạm nhân vi phạm nội quy, Trại giam đã đặc biệt quan tâm chính sách giáo dục riêng, nhất là với phạm nhân có nhiều tiền án và mức án cao, ít nhất mỗi tháng một lần, đồng chí Giám thị và các đồng chí Phó giám thị sắp xếp thời gian để dự các buổi đối thoại với phạm nhân để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, thắc mắc, qua đó có biện pháp giải quyết, giúp phạm nhân yên tâm cải tạo tốt.
Đại tá Nguyễn Viết Hoàn
P.V: Để giúp phạm nhân yên tâm cải tạo và đảm bảo cho việc tái hòa nhập cộng đồng không bị bỡ ngỡ khi rơi vào tình trạng ra trại không có việc làm, công tác hướng nghiệp, dạy nghề trong trại giam đã được đơn vị triển khai như thế nào, thưa Đại tá?
Đại tá Nguyễn Viết Hoàn: Công tác dạy nghề và đào tạo, giới thiệu việc làm trong những năm qua cũng đã được Ban giám thị quan tâm nhằm giúp cho phạm nhân có được ngành nghề, để khi chấp hành xong án phạt tù, trở về với xã hội họ không cảm thấy bơ vơ, lạc lõng mà với những gì được trang bị trong Trại giam, những người này sẽ có được nghề nghiệp ổn định bằng cuộc sống lương thiện. Ban giám thị đã cử cán bộ vào Nam ra Bắc để tìm kiếm việc làm phù hợp với hoàn cảnh và vùng miền phạm nhân để hợp đồng với đối tác. Tuy tiền công có rẻ hơn nhưng phù hợp với sức khỏe để đạt được mục đích sau khi phạm nhân hết án ra trại là có việc làm, qua đó hỗ trợ trong cuộc sống và tránh tái phạm tội.
Căn cứ kết quả lao động dạy nghề của năm trước, từ đầu năm Ban giám thị đã chỉ đạo đội lao động dạy nghề xây dựng các loại ngành nghề sản xuất phù hợp, triển khai kế hoạch và giao chỉ tiêu trực tiếp cho các phân trại. Nhờ chủ động mở rộng các ngành nghề thủ công mỹ nghệ để đưa số phạm nhân có mức án cao, tính chất tội phạm nguy hiểm nên đến nay, đã có trên 60% được lao động trong các nhà xưởng, đảm bảo an toàn cho công tác giam giữ và đảm bảo phù hợp với sức khỏe của phạm nhân.
Video đang HOT
P.V: Được biết, trong năm vừa qua và cả những năm trước đó, Trại giam số 6 đã làm rất tốt công tác cảm hóa, giáo dục phạm nhân chống đối từ các nơi khác bóc tách, chuyển đến đây thụ án. Đại tá có thể chia sẻ bí quyết thành công?
Đại tá Nguyễn Viết Hoàn: Trong thời gian vừa qua, Trại giam số 6 đã có chính sách rất hiệu quả trong việc cảm hóa, giáo dục những phạm nhân chống đối chuyển từ các trại giam khác trên cả nước về đây cải tạo và giam giữ. Tính đến nay, số đối tượng này là gần 100 người. Với những phạm nhân chống đối từ các trại khác chuyển đến thuộc đối tượng chống đối, già yếu nhưng đã cải tạo tốt và được giảm án, Trại giam đã tạo điều kiện để họ viết thư xin chuyển về trại cũ chấp hành án, tạo thuận lợi cho nhân thân trong việc thăm gặp. Ngoài ra, các phạm nhân này còn được đưa đi giáo dục chung tại các phân trại để chứng minh lợi ích của việc chấp hành tốt nội quy Trại giam và quay lại bao giờ cũng là bờ, Nhà nước luôn quan tâm và tạo điều kiện cho những người cải tạo tốt.
Đơn cử như các phạm nhân Trần Duy Minh, quê ở Đồng Nai, thụ án chung thân vì can tội mua bán trái phép chất ma túy và giết người, bản thân bị nhiễm HIV; Phạm nhân Nguyễn Bá Hoành, quê ở Hải Phòng, án chung thân về các tội danh cướp tài sản, chống người thi hành công vụ, bắt phạm nhân và cán bộ làm con tin… Những phạm nhân này đều trải qua từ 3 – 4 trại giam khác nhau, nhiều lần bị xử lý kỷ luật, giam riêng vì vi phạm nội quy trại giam.
Sau khi được chuyển đến Trại giam số 6 từ đầu năm 2012, với sự quan tâm đặc biệt của ban giám thị, cùng với chính sách giáo dục riêng, từ những kẻ bất cần đời, xếp loại cải tạo kém, các phạm nhân này đã tu tâm cải tạo, nhận ra sai lầm của bản thân để cải tạo tốt, đến nay đã được xếp loại khá. Từ khi được chuyển về đến nay, những phạm nhân này chưa một lần vi phạm nội quy trại giam. Thậm chí, có phạm nhân đã 2 lần được giảm án và đang được đề nghị giảm án lần thứ ba.
P.V: Đồng chí có thể cho biết về kế hoạch tổ chức cho phạm nhân vui xuân, đón tết nhân dịp năm mới Ất Mùi 2015?
Đại tá Nguyễn Viết Hoàn: Quan điểm của Ban giám thị bao giờ cũng là đảm bảo cho tất cả các phạm nhân đều được vui xuân, đón tết trong niềm vui hân hoan đón chào năm mới, kể cả những phạm nhân “cô đơn” trong dịp tết. Những năm qua, Đảng ủy, Ban giám thị Trại giam số 6 đã có chủ trương chỉ đạo Đội giáo dục hồ sơ và Cảnh sát quản giáo phối hợp với các phân trại để phát động phong trào “tương thân, tương ái”, vận động cán bộ, chiến sỹ và phạm nhân đóng góp theo khả năng được hơn 150 triệu đồng để giúp đỡ những phạm nhân ốm đau, bệnh tật, không có gia đình, thân nhân thăm nuôi trong năm và trong dịp tết.
Hơn 400 phạm nhân tiêu biểu đã được nhận quà tết từ Ban giám thị. Một phần trong số tiền quyên góp được còn dư thừa đã được sử dụng vào việc mua sách báo bổ sung cho các tủ sách trong các buồng giam và thư viện phục vụ phạm nhân đọc trong giờ nghỉ. Dịp Tết, đội văn nghệ xung kích của Đoàn thanh niên và đội văn nghệ “Tiếng hát tình đời” của phạm nhân đã tổ chức nhiều buổi biểu diễn văn nghệ cho cán bộ, chiến sỹ và phạm nhân xem với nhiều tiết mục đặc sắc.
Tết Ất Mùi năm nay, mỗi phạm nhân đang chấp hành án phạt tù tại các phân trại của đơn vị sẽ được phát 4 chiếc bánh chưng theo quy định và thực phẩm (thịt, cá) được đảm bảo gấp 5 lần bình thường. Đối với các cháu bé theo mẹ vào nhà giam và trẻ vị thành niên phạm tội sẽ được ưu tiên đặc biệt, có chế độ ăn thêm cho các cháu. Để mang lại mùa xuân thực sự ấm áp và yên bình trong dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi năm nay, không chỉ chuẩn bị lương thực, thực phẩm và các hoạt động vui chơi, giải trí nhằm đáp ứng đủ quy định chế độ gấp 5 lần ngày bình thường trong dịp Tết, Trại giam số 6 còn trích kinh phí cải thiện bữa ăn, để Tết trong trại giam cũng đủ đầy bánh chưng, thịt lợn, dưa hành.
Mọi cái đơn vị đều tự túc được, nên gần như tất cả đã sẵn sàng, chỉ chờ đến ngày là đồng loạt kéo cá, mổ lợn để gói bánh đón giao thừa năm mới. Thời điểm này, công tác chuẩn bị như tân trang các buồng giam, phòng giam, khu thăm gặp, nhà ăn cũng được vệ sinh lại. Tại những lối đi trong khuôn viên trại giam, cán bộ quản giáo đang hướng dẫn phạm nhân trồng và chăm sóc các loại hoa tươi, để đảm bảo không nở sớm cũng không quá muộn trong những ngày vui xuân, đón tết.
P.V: Xin cảm ơn đồng chí.
Theo Canh sat Toan câu
'Bóng hồng' dính vòng lao lý: Cuộc đời gái bán dâm lấy tiền nuôi con
Sau khi chồng vào tù, Hiền đã phải đi bán dâm để nuôi sống các con, rồi dấn thân vào con đường buôn bán ma túy.
Phải nhận một bản án nặng vì hành vi gieo rắc cái chết trắng, bao ngày thụ án trong tù cũng là chừng ấy thời gian Đinh Thị Hiền tại phân trại 3, Trại giam số 6 - Bộ Công an (đóng trên địa bàn xã Hạnh Lâm, huyện Thanh Chương, Nghệ An), đau đáu ngày trở về đoàn tụ với đàn con nhỏ.
Đoạn đời của Hiền là những tháng ngày bất trắc, chính điều đó khiến cô phải vương vòng lao lý. Hiền kể lại câu chuyện đời của mình như muốn dốc nỗi lòng, cô muốn người đời hiểu rằng, ngày hôm nay phải ngồi sau song sắt, suy cho cùng cũng chỉ vì cơm áo nuôi đàn con.
Hiền kể, bản thân sinh ra và lớn lên trong một gia đình ở huyện Gia Viễn (Ninh Bình). Nhà nghèo, học hành đứt quãng, Hiền phải mưu sinh bằng nghề buôn bán vặt. Trong một lần đi dự sinh nhật của bạn, cô đã gặp Bình, chàng thanh niên quê gốc Nghệ An, rồi đem lòng thương yêu.
Mặc cho gia đình phản đối, cô đã theo Bình về làm dâu xứ Nghệ. Chân ướt chân ráo về làm dâu xứ người, không có công việc ổn định, hai vợ chồng trẻ phụ thuộc tất cả vào cha mẹ chồng. Nhưng chỗ dựa ấy cũng nhanh chóng sụp đổ khi công việc buôn bán của nhà chồng thua lỗ. Hiền bàn với chồng mở một sạp bán hoa quả, còn chồng đi đạp xích lô kiếm tiền lo cho cuộc sống gia đình. Hai vợ chồng có với nhau hai mặt con, gia đình hạnh phúc.
'Bóng hồng' dính vòng lao lý: Cuộc đời gái bán dâm lấy tiền nuôi con
Khoảng năm 2003, "cơn bão" ma túy trên địa bàn Nghệ An vô cùng phức tạp. Chồng Hiền trong những chuyến xe ôm tại TP Vinh không vượt qua được cám dỗ đã dính phải ma túy và trở thành con nghiện nặng. Lâm vào cảnh khó khăn, Hiền phải lê la khắp đầu đường, góc chợ để chắt bóp từng đồng từ mớ rau, con cá, chục trứng.
Vì gánh nặng cơm, áo, gạo, tiền và bổn phận của người vợ. Hiền vừa giúp chồng cai nghiện vừa lo kiếm tiền cho hai đứa con ăn học. Nhưng đau đớn thay, công sức cô bỏ ra không đủ chu cấp cho chồng. Ngày đứa đầu bước vào lớp 1 cũng là lúc chồng bị bắt vì tội buôn bán trái phép chất ma túy.
Chồng vào tù, việc làm ăn của Hiền cũng rơi vào bế tắc. Năm 2004, Hiền quyết định gửi hai đứa con cho ông bà nội và vay tiền thuê mặt bằng ở bến xe Vinh để mở quán cắt tóc, gội đầu. Đã ngoài 30 tuổi, có hai mặt con nhưng trông cô vẫn xinh như gái tơ.
Một người đàn bà xa chồng và mấy gã đàn ông rửng mỡ lắm tiền, chuyện gì đến cũng phải đến. Hiền không lang chạ, nhưng cô quyết định đi bán dâm kiếm tiền nuôi con, thăm chồng. Trong đám khách làng chơi, Hiền có cảm tình thật sự với Trần Văn Lâm. Dù không biết một chút lai lịch về người tình nhưng với vẻ ngoài đẹp trai, ga lăng của Lâm, Hiền lại say như điếu đổ. Bỏ qua những lời đàm tiếu của thiên hạ, đôi tình nhân vẫn quyết sống chung với nhau.
Nhưng khi đứa con gái đầu lòng giữa hai người ra đời, bị kịch một lần nữa lại ập tới với Hiền. Tưởng rằng, Lâm sẽ là chỗ dựa vững chắc sau cú ngã đầu đời giúp cô không còn phải hành nghề mại dâm nữa, nhưng gã chồng hờ cũng là một tay nghiện ma túy nặng. Và chính mối tình "già nhân ngãi, non vợ chồng" đó đã khiến Hiền trở thành đồng phạm che giấu tội lỗi cho "chồng hờ".
Đầu năm 2006, không còn đủ tiền để thỏa mãn cơn nghiện, Lâm đã cùng đồng bọn tổ chức vụ bắt cóc con tin ở khách sạn Trường Lưu (thị trấn Gia Lách, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) gây chấn động một thời. Con tin được cứu thoát, Lâm bị lực lượng công an bắt ngay sau đó. Còn Hiền cũng bị cơ quan chức năng bắt vì không tố giác tội phạm. Thời điểm đó, vì đang phải nuôi con nhỏ nên Hiền được hoãn thi hành án.
Không kiếm được công việc gì thích hợp để nuôi con, Hiền lại phải làm cái nghề cũ, kiếm tiền bằng "vốn tự có". Bi kịch một lần nữa đến với Hiền, khi có một người đàn bà ngỏ ý muốn Hiền làm khâu trung gian phân phối thuốc cho con nghiện với lợi nhuận cao. Do áp lực kinh tế quá lớn, đồng thời với suy nghĩ thay đổi số phận, Hiền đã đồng ý. Cô nghĩ sẽ buôn tới khi nào có chút vốn liếng thì bỏ hẳn rồi cùng các con trốn đi một nơi không ai biết.
Bỏ con ở nhà, Hiền bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ đi phân phối thuốc cho các con nghiện. Vì số tiền siêu lợi nhuận từ ma túy mang lại, cô càng lấn sâu hơn vào con đường tội lỗi. Trong lúc cô đang giao hàng cho con nghiện tại quán gội đầu của mình thì bị công an bắt. Hình phạt 20 năm tù là bản án dành cho tội Mua bán trái phép chất ma túy, cộng với 3 năm vì tội Không tố giác tội phạm, Hiền phải thi hành mức án 23 năm tù giam và được chuyển lên trại giam số 6 này.
Đưa chiếc khăn lau nước mắt, người phụ nữ trẻ ngậm ngùi: "Tôi đã thụ án hơn 10 năm nhưng chưa bao giờ thôi bứt rứt. Nhiều khi tôi đã buông xuôi tất cả, nghĩ đến tự tử, nhưng nhớ về ba đứa con tôi lại quyết tâm cải tạo, mong sớm được ra tù để làm lại từ đầu".
Hiền bảo, hạnh phúc lớn nhất trong của cô là cả ba đứa con đều được chăm sóc tốt, được học hành tử tế. Hai đứa con của người chồng đầu được ông bà nội cưu mang, còn đứa con với người chồng sau đang được một đôi vợ chồng tốt bụng nhận làm con nuôi. Điều đáng nói, đôi vợ chồng đó chính là người giữ trẻ mà trước đó Hiền vẫn gửi.
Giờ Hiền chỉ mong sao khi trở về với cuộc sống bình thường, mấy đứa con sẽ tha thứ cho lỗi lầm của mình. Các con chính là nguồn động lực lớn nhất để cô tiếp tục sống và cố gắng cải tạo tốt để được ra trại sớm. Nhưng điều Hiền lo sợ nhất là các con mình sẽ bị mọi người, bạn bè kỳ thị vì bố mẹ đều là người "vào tù ra tội". Hiền luôn thầm mong các con mình sẽ vượt qua những lời dị nghị đó để học hành cho thật tốt."Lúc em vào trại, con bé mới gần 2 tuổi. Lúc đó con bé đang bị ốm mà em thì không làm gì được. Hai bác (ông bà chủ trẻ mà Hiền vẫn hay gửi con) đưa đến trả nhưng không thể trả lại cho ai. Thương con bé ốm yếu nên hai bác nhận nó làm con nuôi, yêu thương như con ruột. Không những thế, một năm đôi ba lần hai bác lại đưa con bé lên đây thăm em, rồi cho con bé đi học. Em mang ơn hai bác nhiều lắm", Hiền kể.
"Đáng lẽ bố chúng nó vào tù, tôi phải cố gắng làm ăn để nuôi các con ăn học tới nơi tới chốn. Nhìn tương lai của các con mù mịt, tôi cảm thấy hối hận lắm. Nhưng đây cũng là cái giá mà tôi phải trả cho những tội lỗi của mình. Tôi chỉ mong ngày được trở về, các con tôi sẽ đón nhận tha thứ cho lỗi lầm của người mẹ xấu xa này. Sau khi trở về, mẹ con tôi sẽ đi thật xa, không ai biết đến để sống một cuộc sống bình thường như bao người khác", Hiền tâm sự.
"Lần trước con gái em được bố mẹ nuôi cho gọi điện vào trại. Em hỏi con: 'Con biết ai đây không?'. Con bé trả lời: 'Con biết. Mẹ Hiền mà. Con có 2 mẹ. Một mẹ Hoa đang ở nhà, một mẹ Hiền đang đi làm xa'. Em nghe con mà mừng đến phát khóc, cũng vì thế mà em quyết tâm phải cải tạo thật tốt để về với các con", Hiền nói trong nước mắt.
Theo Công lý
Xét xử nam sinh lớp 9 đâm chết bạn học Ngày 13-1, TAND tỉnh Nghệ An mở phiên xét xử sơ thẩm hình sự đối với bị cáo Nguyễn Hữu Cường (16 tuổi) học sinh lớp 9, xã Thanh Hưng, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An về tội "Giết người". ảnh minh họa Theo cáo trạng, ngày 5-6-2014, Cường đến trường tham gia lớp học ôn thi chuyển cấp vào lớp 10. Do...