Đêm trắng của đội đặc nhiệm trên đường phố Hà Nội
Thấy nam thanh niên có ý định chống đối, trung tá Vượng nhanh như cắt bẻ quặt tay rồi siết còng số 8. Chỉ trong đêm cuối tuần, hàng chục trường hợp vi phạm luật giao thông và chống đối lực lượng chức năng bị bắt giữ.
20h tối ngày cuối tuần, thời tiết khá oi bức, tại các ngã tư Nguyên Hồng – Huỳnh Thúc Kháng, Xã Đàn – Phạm Ngọc Thạch dòng người đi lại như mắc cửi. Trung tá Bùi Văn Vượng cùng một số anh em hình sự xuất hiện tại đây khá sớm. Đây là lần đầu họ ra quân cùng cảnh sát cơ động và giao thông trong chiến dịch bắt xe vi phạm luật giao thông.
Cảnh sát áp giải một người chống đối lại lực lượng về trụ sở cảnh sát. Ảnh: Thái Thịnh.
15 phút sau khi nhập cuộc, cảnh sát đã phát hiện và bắt nhiều trường hợp không đội mũ bảo hiểm, đa phần là người trẻ và chấp hành đúng hiệu lệnh của cảnh sát. Tuy nhiên theo ghi nhận của VnExpress.net vẫn còn một số vọt ga bỏ chạy, chống đối lại lực lượng làm nhiệm vụ khiến tổ công tác khá vất vả.
Đứng chăm chú nhìn về dòng người đông đúc ở ngã tư Nguyên Hồng – Huỳnh Thúc Kháng tối 13/8, thấy cảnh sát cơ động và giao thông chạy lại bắt nam thanh niên đầu không đội mũ bảo hiểm, trung tá Vượng chạy tới. Bị nhắc nhở nhẹ nhàng, nhưng người điều khiển vi phạm luật giao thông quát viên cảnh sát hình sự đã được hóa trang: “Ông là ai? Có biết tôi là “bộ đội” (tiếng lóng chỉ dân anh chị đi thu tiền lô đề)”. Khi bị đề nghị về trụ sở số 7 Thiền Quang để giải quyết, nam thanh niên hục hặc: “Số 8 tôi còn chẳng sợ huống chi số 7″.
Thấy có biểu hiện chống đối, trung tá Vượng nhanh như cắt bẻ quặt tay rồi siết còng số 8 áp giải nam thanh niên về trụ sở cảnh sát để điều tra. Sự việc diễn ra khá nhanh khiến nhiều người đi đường ngỡ ngàng. Cũng tại đây, chỉ trong chừng nửa tiếng có hàng chục trường hợp vi phạm.
Cảnh sát giao thông và hình sự (đội mũ đỏ) làm nhiệm vụ tại ngã tư Nguyễn Chí Thanh – Đê La Thành tối 13/8. Ảnh: Thái Thịnh.
Trời về khuya nhưng dòng người đổ ra ngã tư Nguyễn Chí Thanh – Đê La Thành vẫn không ngớt. Một tổ công tác đang bắt xe vi phạm luật giao thông ở đây đang tất bật với công việc của mình. Ai nấy mồ hô ướt dòng.
Video đang HOT
Phát hiện nam thanh niên lao với tốc độ lớn trên đường khi không đội mũ bảo hiểm, 3 lực lượng cảnh sát tung quân “giăng lưới”. Thấy bóng dáng nhà chức trách, nam thanh niên đầu trần nép sau chiếc xe tải hòng phi qua. Tuy nhiên anh ta đã bị thượng sĩ Trần Xuân Quỳnh (Đội cảnh sát giao thông số 2) đứng tuýt còi đề nghị xuống xe.
Không chấp hành, người này hung hãn lao thẳng xe vào cảnh sát với ý định bỏ chạy. Sau cú bẻ cua liều lĩnh, tên này đã chạm mặt ngay lính đặc nhiệm. Quái xế nhanh chóng thúc thủ trước tiếng nói dõng dạc: “Tôi là cảnh sát hình sự đang phối hợp với cảnh sát cơ động và giao thông làm nhiệm vụ. Mời anh sang bên kia giải quyết”. Chỉ nghe thế, người vi phạm luật lập cập cúi gập mình theo chân lực lượng chức năng. Một cuộc khám xét người và xe chớp nhoáng diễn ra ngay sau đó.
Với kinh nghiệm nhiều năm phá án, 2 trung tá cảnh sát hình sự Bùi Văn Vượng và Trần Anh Sơn nhanh tay lần khắp người vi phạm luật giao thông xem có mang theo “hàng nóng”. Trong khi đó, một lực lượng khác khám xét cốp xe của tên này phát hiện một cọc tiền mệnh giá lớn, roi sắt và thứ hàng được nghi là ma túy dạng đá. Riêng chiếc xe mang tên một cô gái ở quận Tây Hồ, tổ công tác cho rằng có khả năng là tang vật của một vụ trộm bởi trong cốp có rất nhiều tư trang của phụ nữ.
Ra quân chiến dịch đợt này, tổ công tác không chỉ xử phạt những trường hợp vi phạm luật giao thông mà còn trấn áp nhiều tên tội phạm manh động. Ít ngày trước đó, khi làm nhiệm vụ ở đầu dường Yên Phụ – Thanh Niên, cảnh sát phát hiện 2 nam thanh niên đi trên chiếc Wave màu đen không đội mũ bảo hiểm có nhiều biểu hiện nghi vấn.
Kiểm tra trong cốp, nhà chức trách phát hiện chiếc vam phá khóa đa năng và khẩu súng. Tại trụ sở, 2 tên này khai là Trương Huy Cường (31 tuổi, 3 tiền án, ra tù tháng 9/2009) và Trương Huy Mạnh (33 tuổi, 2 tiền án, mới ra tù tháng 5/2010). Chiếc xe máy chúng vừa trộm cắp được và đang trên đường đi tẩu tán. Công an làm rõ, khẩu súng thu được trong cốp là một dạng dao gập ngụy trang có đầu nhọn hình răng cưa khá nguy hiểm.
Nhà chức trách kiểm tra cốp xe của người vi phạm luật giao thông. Ảnh: Thái Thịnh.
Còn tại khu vực quận Đống Đa tối hai ngày cuối tuần (13-14/8), ngoài các tổ cắm chốt, một tổ tuần tra cơ động của cảnh sát giao thông và trinh sát hình sự cũng được bố trí. Tại các tuyến phố như Nguyễn Chí Thanh, Huỳnh Thúc Kháng, Kim Mã… lực lượng liên quân đã bắt giữ đám thanh niên đầu trần vi phạm luật giao thông.
Khi phát hiện bóng dáng cảnh sát đang làm nhiệm vụ, nhiều người vọt ga, liều lĩnh phi xe lên vỉa hè bỏ chạy. Để đảm bảo an toàn cho người dân, vừa để không lọt lưới những “quái xế”, các tổ công tác khéo léo bố trí khép kín dọc tuyến phố đồng thời bịt tất cả ngã rẽ xung quanh. Bộ đàm của các cán bộ làm nhiệm vụ liên tục được thông suốt.
Với “thế trận” này, các tổ công tác đã bắt được nhiều quái xế điều khiển xe máy phóng nhanh vượt ẩu gây nguy hiểm cho người đi đường tại khu vực ngã tư Huỳnh Thúc Kháng – Nguyên Hồng, Nguyễn Chí Thanh – Đê La Thành, Xã Đàn – Phạm Ngọc Thạch.
Một cảnh sát hình sự cho biết, làm nhiệm vụ về đêm các anh đã gặp khá nhiều trường hợp không chỉ vi phạm giao thông, thách đố, lăng mạ tổ công tác mà còn lớn tiếng vu vạ bị cướp khi giằng co hòng tẩu thoát. “Vất vả và lịch sinh hoạt xáo trộn thật đấy, tuy nhiên anh em ai cũng vui vì đã góp phần hạn chế được lượng người vi phạm luật giao thông và ngăn ngừa được tội phạm để giữ bình yên cho thủ đô”, trung tá cảnh sát hình sự nói.
Theo VNExpress
Vi phạm luật giao thông - "Bệnh" khó chữa của teen
Lái một chiếc xe đẹp, ăn mặc sang trọng nhưng nếu bạn vẫn kiểu phóng nhanh vượt ẩu, "coi trời bằng vung" thì nhiều người vẫn đánh giá bạn thuộc hạng ý thức yếu kém mà thôi.
Chuyện cũ nhưng chẳng bao giờ xưa:
Chuyện teen vi phạm và coi thường các điều luật giao thông không phải là mới nhưng tình trạng vi phạm luật ngày càng biến hóa theo nhiều hình thức mới lạ hơn. Chuyện teen kẹp ba, kẹp bốn, vượt đèn đỏ lạng lách chưa giảm bớt thì nay lại xuất hiện thêm nhiều vấn đề hơn thế.
Không phải cứ đường hẹp mới xảy ra chuyện lạng lách, chen lấn. Không phải cứ vội vã, mới phóng nhanh, vượt ẩu hay vi phạm luật giao thông. Câu chuyện về những anh chàng, cô nàng với lí do: "Đội nón bảo hiểm làm... xấu bề ngoài" không mấy lạ. Hay chuyện về những anh chàng "điển trai", sẵn sàng luồn lách hẻm hóc trốn cảnh sát, để "giữ gìn" cái đầu vuốt gel dựng đứng khỏi xẹp vì đội nón là rất thường.
Mới 17 tuổi nhưng gia đình giàu có, bố mẹ bận bịu, P được sắm cho hẳn một em SH để "có phương tiện đi lại". Thế là đi đến đâu, P cũng không quên việc khoe xe và dùng nó làm phương tiên cưa cẩm của mình. Lái xe không vững, không biết tí gì về luật giao thông, bằng lái cũng không, ấy thế mà, mỗi ngày P đều hiên ngang lượn lờ trước cổng trường.
Thậm chí, để bảo vệ cái đầu luôn được vuốt gel "cứng như quả sầu riêng", P chẳng thèm đội nón bảo hiểm. Anh chàng còn tuyên bố: "Nàng nào đi xe anh cũng được miễn đội nón". Những lần đầu, P toàn lượn lách vào hẻm, trốn tránh đủ kiểu. Nhưng đi đêm mãi cũng có ngày gặp ma, P gần như "thót tim sợ xanh mặt" khi bị giam xe vì không có giấy tờ.
Chẳng phải teen nào cũng biết việc tuân thủ luật giao thông cũng là một nét đẹp văn hóa. Thoáng nhìn qua cổng trường THPT, nhiều đôi nam nữ, cứ kẹp ba kẹp bốn mà đi. Lại hãi thêm chuyện, chẳng cần trường học, lúc nào trốn được luật giao thông thì cứ trốn.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa.
Và những cách đối phó khi bị phạt...
Một số bạn rất dửng dưng khi vi phạm luật giao thông. Bởi các bạn ấy đa phần nghĩ rằng cùng lắm thì đóng phạt tại chỗ là được.
Nhiều bạn còn chuẩn bị sẵn cho mình những hành trang kiểu: "Nếu cảnh sát mà không có xe cơ động kế bên thì có thổi cũng không dừng lại" hay "Quyết tâm không kí vào biên bản, cứ "nằm vạ" rồi năn nỉ đến khi nào cho đi". Nói chung, hầu hết các teen khi vi phạm đều sử dụng khả năng mồm mép rất triệt để. Bởi ai cũng cố tìm ra một lý do nào đó cho hợp lý thoát khỏi biên bản xử phạt.
Xin mãi cũng chán, nhiều teen còn chuyển sang kiểu chửi tay đôi với cảnh sát. Đa phần đó là những cô cậu ấm còn trẻ tuổi, cho rằng mình có chỗ dựa sau lưng hay cái kiểu "anh hùng rơm" muôn thưở, muốn tỏ vẻ trước mặt người yêu rồi về thì... chịu đòn cho xong chuyện.
Không ít teen còn vi phạm bởi kiểu hứng lên phóng ẩu hay kẹt xe quá, bứt rứt nên vút tay lái đâm đại rồi... ra sao thì ra. Phước Long (Phú Nhuận chia sẻ): "Đang chen chúc trong đống kẹt xe, tớ sốt ruột lắm nhưng vẫn phải xếp hàng đi qua lô cốt. Thế mà có 2 bạn teenboys chở nhau phóng đến gần tớ bóp kèn inh ỏi. Thấy không còn chỗ, hai bạn í đi ngược đường hẳn bên kia. Hậu quả gây ùn tắc giao thông nghiêm trọng. Thật sự mình không hiểu sao ý thức của nhiều bạn lại kém đến thế".
Nhiều teen có văn hóa đi đường rất kém. Nghĩa là họ đi đường không chỉ vi phạm luật giao thông mà còn gây ảnh hưởng đến người khác. Kiểu vừa đi vừa tít còi inh ỏi dù mình là... người đi sau. Hay họ chẳng ngại lao thẳng vào vũng sình, để nước bẩn bắn tung tóe vào những người xung quanh. Lại có những anh chàng ngang nhiên đi ngược chiều, hay leo vào nhà người ta để chen, khi đường xá đông đúc.
Thay lời kết...
Lái một chiếc xe đẹp, ăn mặc sang trọng nhưng nếu bạn vẫn kiểu phóng nhanh vượt ẩu, "coi trời bằng vung" thì nhiều người vẫn đánh giá bạn thuộc hạng ý thức yếu kém. Việc nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông cũng là một nét văn hóa, thế nên một teen hiện đại hà cớ gì lại bôi đen hình ảnh này?
Không chỉ thế, việc đi sai luật giao thông là những rắc rối ảnh hưởng đến pháp luật. Nếu bạn cố ý vi phạm thì phải chịu những hình phạt chẳng dễ chịu chút nào. Và "lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà khó lọt", đừng vì một phút ngẫu hứng, hay vì những lí do kiểu "anh hùng rơm" mà tự mang rắc rối đến cho mình nhé.
Theo PLXH
Cận cảnh yêng hùng xa lộ tuổi teen Một yêng hùng tuổi teen với con quái xế dán đủ thứ hình đầu lâu quái gở trước giờ đua tốc độ Ngày càng nhiều nam sinh tuổi teen quăng mình vào những đường đua lửa... Khi rạp mình trên những con xế được đôn dzên, xoáy nòng thì chúng điệu nghệ, máu me không kém gì các yêng hùng đàn anh bị...