Đêm tân hôn và kỹ năng xoay chuyển
Ngoài giá trị khai mở tình dục vợ chồng, đêm tân hôn khó mà thoái thác chức trách trả lời về trinh tiết của tân nương.
Ai cũng biết tầm quan trọng của đêm tân hôn, đặc biệt với những tân lang trẻ lần đầu “đứng mũi chịu sào”. Đã có nhiều sách lược, hiến kế giúp các chàng vượt qua đêm “thiên đường” (cũng là đêm… sát hạch đau đầu) này. Bài này chỉ gửi đến các chàng trước đêm “phán xét” một ít gợi ý chọn lọc, hướng nhiều vào kỹ năng.
Ngoài giá trị khai mở tình dục vợ chồng, đêm tân hôn khó mà thoái thác chức trách trả lời về trinh tiết của tân nương.
Trừ khi bạn sống chết phải có bằng chứng tiết trinh, bằng không hãy mạnh dạn loại nó ra khỏi tâm trí bởi một khi mắc vào cú phân tâm này thì đêm tân hôn khó mà thành công tốt đẹp. Lựa chọn rốt ráo cũng rất cần thiết ở trường hợp ngược lại, nghĩa là có thể các chàng cần gác lại mục tình dục để toàn ý chú mục vào “dấu hiệu” từ phía tân nương, bởi khoảnh khắc của sự thật vừa chóng vánh vừa không thể tái lập. Nhiều trường hợp, vì không đủ chú tâm để “đêm sự thật” trôi qua với nhiều bằng chứng gây tranh cãi, kéo theo lắm rắc rối cho hạnh phúc lứa đôi mới chớm.
Bạn là một chàng trai lần đầu biết mùi da thịt hay đã kinh qua nhưng chưa đủ bản lĩnh thì sơ sẩy đêm động phòng (và một số đêm sau đó) gần như khó tránh khỏi. Đừng quên cớ sự còn do lỗi chưa quên trận mạc, chính ê-kíp sinh lý bên trong từ thần kinh, nội tiết đến các xoay xở tại chỗ, cái không thể duy ý chí mà được. Biết chấp nhận hoàn cảnh, còn giúp các chàng tránh đưa mình vào sai lầm: bặm môi bặm lợi “thua keo này bày keo khác” liên hồi kỳ trận để rồi tình hình thêm be bét.
Video đang HOT
Hầu hết tân lang cho rằng: trong đêm tân hôn, tân nương đang căng mắt quan sát, cho điểm, coi giò coi cẳng nội lực đàn ông của chàng, trong khi thật ra các cô cũng đang “bấn” lên với loạt các vấn đề của riêng mình (xấu hổ, hồi hộp, đau đớn, lo lắng) chẳng còn mấy tâm trí mà làm giám khảo(tất nhiên trừ những cô dâu ít nhiều đã có kinh nghiệm tình trường trước đó). Đa phần các cô chỉ đủ bình tâm làm việc này ít ngày sau đó. Gồng mình lên cố chứng tỏ như một cậu sinh viên mới ra trường trước nhà tuyển dụng vừa thừa vừa làm hại chính sự thoải mái của mình.
Cũng vậy với các tân nương mới tò te, sự lúng túng và đặc biệt cảm giác khó chịu, đau đớn tại chỗ là không tránh khỏi. Thừa nhận sự hiển nhiên này sẽ giúp ích nhiều chàng trai trẻ trong việc lựa chọn thái độ với cách hành xử: chẳng màng “tiếc ngọc thương hoa” hoặc ngược lại cẩn thận, nhẹ tay thái quá. Chẳng hạn, kiểu cách nhẹ nhàng sợ làm đau người dưới gối đến mức… rị mọ gần như cầm chắc sẽ biến đêm ra mắt thành màn “trói gà không chặt”.
Không ít chàng trai tin rằng phải “mạnh tay bạo chân” trong màn ra mắt mới khiến kẻ dưới gối tâm phục khẩu phục. Thực tế, như đã nói, với quá nhiều điều chẳng vui vẻ gì, hầu hết tân nương chỉ mong đêm qua đi với sự nhẹ nhàng, bình yên hơn là sóng gió (tất nhiên sau đó ít hôm thì khác). Cố ưỡn ngực lên làm gì để rồi đấm vào không khí.
Sẵn sàng nghĩ tới việc đình hoãn nếu đêm động phòng bị động bởi quá nhiều thứ ngáng chân. Kinh điển là cảnh tân lang “quắc cần câu”, lè nhè, hắt hơi rượu vào mặt vợ, giữ thăng bằng còn khó nói chi thi thố trên giường. Tương tự cảnh tân nương rơi đúng “ngày của tháng” hay đơn giản chính cô cũng thở không ra hơi. Việc gác lại cũng có thể được ra khi điều kiện không gian, phòng ốc không cho phép thẳng chân thẳng cẳng. Thà hoãn còn hơn dở dở ương ương, nhưng đây là quyết định chẳng dễ dàng bởi chẳng cam tâm chút nào khi phải ngưng lại một sự kiện trọng đại chỉ vì một lý do có vẻ trời ơi.
Theo Vietnamnet
Bé gái 3 tuổi lạc giữa biển người tìm được cha mẹ nhờ kỹ năng này
Giữa biển người tại Lễ hội hoa Đà Lạt, bé Linh (3 tuổi) khóc thét vì bị lạc người thân. Nhưng ngay sau đó, bé đã tìm được bố mẹ nhờ kỹ năng này:
Khoảng 8 giờ tối ngày 1/1, nhiều người đang xem chương trình "Tôn vinh người trông hoa" tại Lễ hội hoa Đà Lạt, trên Quảng trường Lâm Viên (TP Đà Lạt) đã phát hiện 1 cháu bé khoảng 3 tuổi khóc hét gọi bố mẹ.
Nghi ngờ cháu bé bị lạc người thân, một số người đã đưa bé tới gặp các đồng chí công an làm nhiệm vụ gần đó.
Sau một hồi động viên bởi các chiến sỹ công an, bé đã nói ra tên và đọc được số điện thoại của bố là anh Hoàng Bá Mạnh. Nhanh chóng thượng úy Hùng công tác trong Đội cảnh sát quản lý hành chính, công an TP. Đà Lạt đã liên lạc với anh Mạnh và thông báo bé đã bị lạc để tới nhận.
Công an bàn giao cháu bé cho người thân
Sau gần 1 giờ mới đến được với con, anh Hoàng Bá Mạnh xúc động đón con từ tay các đồng chí công an và khóc không thành tiếng. Anh cho biết, gia đình sống tại 19 phố Nhà Chung, TP Đà Lạt và làm nghề lái xe trung chuyển cho một công ty xe khách và đây là ca làm đêm nên không thể đưa con đi chơi được.
"Mẹ cháu cũng đi làm xa nên hai vợ chồng nhờ người thân đưa cháu đi chơi thì xảy ra việc cháu bị lạc", anh Mạnh xúc động nói.
Trường hợp cháu Hoàng Phương Linh đã nhanh chóng tìm ra người thân bởi gia đình đã dạy cho cháu cách nhớ số điện thoại của bố mẹ.
Cháu Linh trong vòng tay bố
Dạy con trẻ ghi nhớ số điện thoại của bố hoặc mẹ là kỹ năng sinh tồn nhất định bố mẹ nào cũng phải làm.
Hãy hướng dẫn cho con nhớ địa chỉ nhà, số điện thoại liên lạc và nên thường xuyên hỏi lại trẻ để kiểm tra. Điều quan trọng là trẻ cần phải biết địa chỉ nhà và số điện thoại trong trường hợp chúng bị tách ra khỏi bạn. Việc này sẽ giúp trẻ tự tin hơn khi gặp nguy hiểm và tránh được những tình huống xấu có thể xảy ra khi chẳng may không có bố mẹ bên cạnh.
Nếu trẻ đã biết sử dụng điện thoại, khi cần bạn cho con mang theo điện thoại và dặn chúng không được chơi games đến vạch pin cuối cùng.
Theo Khoe & Đep
Thần đồng và cái giá cho thành công sớm Thần đồng gắn liền danh tiếng nhưng cũng đối mặt những vấn đề tâm lý, mối quan hệ xã hội và áp lực phải thành công. Có người thậm chí tự tử vì không tìm được lối thoát. Các thần đồng dành phần lớn thời gian để học tập do áp lực từ gia đình. Ảnh: Bigthink. Alissa Quart biết đọc khi mới...