Đêm tân hôn, cô dâu bỏ động phòng khi chú rể tiết lộ tiền lương
TRUNG QUỐC – Bất ngờ trước mức lương của người chồng mới cưới, cô dâu bỏ động phòng ngay trong đêm tân hôn, lấy lý do về thăm bố mẹ đẻ rồi không quay lại nhà chồng.
Ba năm trước, Dương Gia Minh, 30 tuổi được mai mối với Trương Lý, 27 tuổi, người nông thôn. Vừa gặp, Giang Minh đã có cảm tình với đối phương.
Tuy nhiên vì công việc nên trong suốt thời gian quen biết hơn 1 năm, cả hai chỉ gặp nhau 4 lần, cũng không thường xuyên nói chuyện qua mạng. Một ngày nọ, Trương Lý gặp Gia Minh và nói bố mẹ cô thúc giục chuyện cưới xin. Nghe xong, Gia Minh ngỏ ý muốn lấy Trương Lý vì bố mẹ anh cũng đang giục con trai lấy vợ, thông tin từ trang Sohu.
Tuy nhiên sau đó Trương Lý lại nói với Giang Minh: “Tôi đồng ý lấy anh nhưng thực sự tình cảm của tôi dành cho anh chưa sâu đậm. Anh có thể chấp nhận điều đó?”. Dương Giang Minh cho rằng chuyện đó không thực sự quan trọng. Vì nhiều người sau khi cưới mới nảy sinh tình cảm và anh cũng tin mình sẽ làm được như vậy.
Sau đó, hai người làm đám cưới. Tuy nhiên cảnh tượng trong đêm tân hôn khiến Dương Gia Minh choáng váng. Khi Trương Lý hỏi Gia Minh về mức lương, anh ngập ngừng trả lời: “Anh chỉ là công nhân tạm thời trong công ty nên lương chỉ được 1.800 tệ (khoảng 6 triệu đồng)/tháng”.
Nghe chồng mới cưới nói về mức lương, Trương Lý sốc. Cô lập tức từ chối động phòng với lý do không khỏe. Dương Gia Minh cũng kiệt sức nên nằm vật xuống giường sau phản ứng của vợ nhưng anh không tài nào ngủ nổi suốt đêm hôm đó.
Sau đám cưới 3 ngày, Trương Lý thu dọn hành lý về thăm họ hàng. Đợi không thấy vợ quay về, Gia Minh gọi điện giục nhưng cô tìm mọi lý do để từ chối. Lúc này anh Dương mới bắt đầu nghi ngờ nên “ngửa bài” với vợ. Anh gọi điện cho vợ bắt cô quay lại nhà. Trương Lý nói chồng cứ đợi thêm đi, cô phải ở lại nhà bố mẹ đẻ vì quá nhớ họ.
Một tháng trôi qua, Trương Lý vẫn chưa quay lại. Dương Giang Minh cuối cùng cũng nhận ra tính nghiêm trọng của vấn đề. Anh gọi cho vợ nài nỉ: “Em nên quay lại trước. Chúng ta cứ xa nhau thế này không phải là lựa chọn tốt”. Tuy nhiên Trương Lý thẳng thắn: “Anh không mua nhà cho tôi thì đừng hòng tôi quay về”.
Dương Gia Minh suy nghĩ một hồi, cảm thấy sống xa vợ thế này không ổn. Vì vậy để cứu vãn hôn nhân, anh đã thu dọn hành lý đến nhà bố mẹ vợ ở.
Dù vậy mọi thứ cũng không tốt hơn là bao. Đêm đó, Dương Gia Minh vừa tắm xong thì phát hiện Trương Lý mất tích. Mẹ vợ bất lực nói với anh: “Ban ngày nó ở nhà, ban đêm nó sẽ sang nhà chú dì ở”.
Quá tức giận, mặt Gia Minh biến sắc. Suốt đêm đó anh trằn trọc không ngủ. Điều khiến anh không thể chấp nhận được là suốt 1 tháng anh ở nhà bố mẹ vợ, Trương Lý đều chuyển đến ngủ nhà dì chú. Trong cơn tuyệt vọng, Gia Minh quyết định quay về nhà mình.
Hơn 1 năm trôi qua, Trương Lý vẫn không có ý định quay lại nhà chồng. Gia Minh rất tức giận và đau đớn nhưng vẫn không từ bỏ nỗ lực cứu vãn cuộc hôn nhân của mình. Mỗi ngày lễ, anh đều gửi quà và phong bao lì xì màu đỏ về quê cho vợ với hi vọng vun đắp tình cảm. Trương Lý cũng vui vẻ nhận quà của chồng nhưng không quay lại đoàn tụ với anh.
Những người hàng xóm tưởng rằng chồng Trương Lý đã làm gì có lỗi khiến cô phải bỏ về quê với bố mẹ đẻ. Trước những lời chỉ trích của họ, Gia Minh không thể chịu đựng.
Video đang HOT
Sự tức giận lên tới đỉnh điểm khi một ngày nọ anh biết Trương Lý dùng số tiền 100.000 tệ (khoảng 340 triệu đồng) anh từng gửi về để mua ô tô, đăng kí tên bố vợ. Cuối cùng, anh quyết định không cần vợ quay về nữa mà viết đơn ly dị, gửi lên tòa án.
Câu chuyện của anh sau khi được chia sẻ lên mạng xã hội, rất nhiều người bày tỏ thái độ phẫn nộ với sự nhu nhược và mù quáng của anh. “Một người phụ nữ không yêu anh, bỏ anh đi ngay trong đêm tân hôn vì tiền lương mà anh vẫn cố níu kéo? Vậy thử hỏi trong lòng anh đang nghĩ gì? Anh là đàn ông lại phải lụy người đàn bà đó như vậy thì tôi nghĩ anh nên xem lại bản thân mình? Thật sự là tình yêu mù quáng”, một người bình luận.
Câu chuyện của Dương Gia Minh và Trương Lý là một hồi chuông cảnh tỉnh cho những người trẻ vội cưới khi chưa tìm hiểu kĩ.
Nhiều người đứng đợi mua bánh bò chảo đường thốt nốt giá 5.000 đồng/cái
Trước chợ Phạm Thế Hiển, Q.8, TP.HCM, có một xe bán bánh bò chảo đường thốt nốt (hay còn gọi là bánh bò chảo) thu hút từ bạn trẻ đến cô chú lớn tuổi đến mua.
Điều gì đã khiến món ăn này có sức hút đến vậy?
Bánh thơm ngon, có lớp vỏ giòn...
Khoảng 15 giờ chiều, mỗi khi chúng tôi chạy ngang chợ Phạm Thế Hiển đều bị ngất ngây với mùi thơm lừng của xe bán bánh bò chảo đường thốt nốt.
Chiếc xe này không bảng hiệu, chỉ có dòng chữ đơn giản là "Bánh bò chảo đường thốt nốt 5.000 đồng/cái". Ngoài vị truyền thống, bánh còn được người làm kết hợp với các thành phần khác như: phô mai, bơ đậu phộng, ca cao giá 10.000 đồng/cái.
Xe bán bánh bò chảo giản đơn
Những chiếc bánh bò chảo thơm ngon, nóng hổi
"Hôm nay, em đi học về sớm nên tranh thủ ghé qua để mua bánh bò chảo. Có những ngày, khoảng 17 giờ là mọi người đứng xếp hàng dài, thậm chí phải lấy số để chờ đến lượt mua. Em thấy bánh bò chảo có giá khá rẻ, hương vị thơm ngon, lớp vỏ giòn...", Lê Thị Ngọc Thu, học sinh lớp 9, Trường THCS Chánh Hưng, Q.8, TP.HCM, bộc bạch về món bánh bò chảo.
Vừa mở bán, đã có khách đến mua
Theo quan sát và cảm nhận của chúng tôi, bánh bò chảo có vỏ giòn. Phần giữa bánh có hương vị mềm thơm và béo cùng với sự ngọt thanh của đường thốt nốt. Thật sự, cắn một miếng là bạn sẽ nhớ mãi không quên hương vị này.
Mua 4 cái bánh bò chảo với các hương vị khác nhau, Lê Hồng Phát (29 tuổi), ngụ tại Q.Tân Bình, TP.HCM, hài hước nói: "Mỗi lần đi ngang qua đây là chịu không nổi cái mùi thơm phức của bánh bò chảo, phải ghé mua cho bằng được".
Bạn trẻ đến mua bánh bò chảo
Tính đến hôm nay, Phát đã hơn 5 lần ghé đến xe bán bánh bò chảo. Có những đợt, khách xếp hàng dài nhưng Phát vẫn cố đứng đợi cho bằng được.
"Xe bánh bò ở đây được nhiều khách biết đến không chỉ thơm, ngon mà người bán còn dễ thương, chất phác, nói chuyện rất hài hước. Mình thích nhất là bánh bò chảo thêm bột phô mai vì ăn vào vị rất... lạ bởi sự kết hợp hoàn hảo của mặn, ngọt, béo nhưng đâu đó vẫn cảm nhận được độ "thanh" của đường thốt nốt vì không quá gắt", Phát chia sẻ.
Từ bạn trẻ đến người lớn xếp hàng mua bánh bò chảo đường thốt nốt
Phải biết canh độ lửa cho đều và thời gian phù hợp
Có thể nói bánh bò chảo đường thốt nốt là một món khá phổ thông, dễ làm tại nhà, nhưng vì sao một số người kinh doanh thành công được như vậy? Đó cũng chính là câu hỏi mà chúng tôi đặt ra cho chú Phan Thanh Nga (chủ xe bán bánh bò chảo đường thốt nốt).
Chú Nga nói gãy gọn: "Thành phần của bánh bò chảo chủ yếu là mấy loại bột, đường thốt nốt rồi trộn lại, sau đó ủ lên men trong vài giờ đồng hồ. Bên cạnh đó, tôi còn mài trái thốt nốt nướng để bỏ vào, nhờ thế phần bánh có hương vị thanh ngọt, màu sắc vàng óng ánh".
Chú Nga còn mài trái thốt nốt nướng để bỏ vào hỗn hợp làm bánh
"Để tăng hương vị cho bánh tôi còn rắc thêm bột phô mai, ca cao hay phết bơ đậu phộng vào. Trước đây, khách bảo tôi dùng phô mai dạng viên, nhưng khi tôi để vào thì bánh không chín được, thơm cũng ít", chú Nga cho hay.
Chú Nga bán từ 15 giờ đến 18 giờ mỗi ngày
Trên chiếc xe của chú Nga có 4 cái lò đất, than cháy liên tục, chưa đầy 50 giây thì đã có một chiếc bánh được hình thành. "Làm riết rồi quen con ơi. Để bánh chín thì người làm phải biết canh độ lửa cho đều và thời gian phù hợp, nếu không sẽ bị khét", chú Nga nói.
Có những đợt khách đông, chú Nga phải phát số thứ tự cho khách
Chú Nga hài hước, vui vẻ, sẵn sàng kể chuyện đời, công việc cho mọi người nghe
Chú Nga quê ở tỉnh An Giang, lên TP.HCM lập nghiệp cũng gần 30 năm. "Tôi buôn bán đủ nghề để kiếm sống, lo cho gia đình. Sau một thời gian chống chọi với dịch Covid-19, năm 2020, tôi bán bánh bò chảo đường thốt nốt. Tất cả những công thức trong bánh tôi học từ người mẹ", chú Nga nói.
Giá 5.000 đồng/1 bánh bò được chú Nga giữ từ ngày khai trương cho đến nay. "Kệ đi, tôi lời chút ít đủ hai vợ chồng sống qua ngày là vui rồi. Nhiều người nói già rồi sao mà còn đi bán, nhưng thú thật ở nhà chán lắm, nằm một chỗ dễ sinh bệnh. Bước ra ngoài, thấy và nghe tiếng xe chạy, tiếp xúc với mọi người thì rất là vui", chú Nga nói.
Dù trời đã tối nhưng nhiều người vẫn đến xếp hàng chờ mua bánh
"Hiện nay, có nhiều người thất nghiệp, nhưng tôi buôn bán được như thế là mừng rồi. Có những bạn nhỏ mua bánh mà cầm có vài ngàn lẻ (chưa đến 5.000 đồng - PV) thì cũng bán luôn, rồi một số cô chú nhặt ve chai, vô gia cư đi đến tôi sẵn sàng tặng vài cái bánh. Vì tôi nghĩ mai mốt họ có tiền rồi quay lại ủng hộ nhiều hơn thì sao...", chú Nga tâm sự.
Báo động xu hướng người trẻ chọn sống đơn độc: Những hệ lụy đáng lo ngại Xã hội sẽ thiếu đi những người tràn đầy năng lượng cống hiến nếu ngày càng nhiều bạn trẻ chìm trong lối sống đơn độc, "lười" yêu đương, không muốn kết hôn... Mất kết nối xã hội Thú thật đã từng thích lối sống đơn độc, nhưng giờ đây Huỳnh Thanh Tú (27 tuổi), ngụ đường Trần Hưng Đạo, P.Cô Giang, Q.1, TP.HCM,...