Người trẻ làm nhiều việc để cải thiện thu nhập
Trong thời buổi kinh tế khó khăn, chứng kiến các công ty sa thải, giảm giờ làm, người trẻ đã chọn làm thêm nhiều công việc để trang trải cuộc sống, đảm bảo tài chính ổn định.
Làm 12 tiếng đồng hồ một ngày
Chị Đ.N.B (29 tuổi, ngụ hẻm 150 Nguyễn Trãi, P.Phạm Ngũ Lão, Q.1, TP.HCM) là nhân viên ngành nhà hàng khách sạn với mức lương 9 triệu đồng/tháng. Cứ mỗi chiều sau giờ làm, chị B. tiếp tục sang một khách sạn gần Phố đi bộ Bùi Viện làm lễ tân ca tối. Công việc này được chị B. duy trì nhiều năm nay vì có thể giúp chị nâng cao thu nhập, có thêm nguồn thu ngoài tiền lương từ công việc chính. Mỗi tháng chị B. giữ lại 5 triệu đồng tiêu xài, số còn lại gửi về quê phụ giúp ba mẹ.
“Bây giờ mọi thứ đắt đỏ, mình còn phải lo cho gia đình, nếu chỉ sống bằng lương 9 triệu đồng/tháng e là không đủ”, B. nói và cho biết đợt dịch Covid-19 khiến chị bị mất việc, nên bản thân hiểu khó khăn phải đối mặt khi cuộc sống bấp bênh, không có tiền phòng thân. Do vậy, không chỉ đi làm thêm mà mọi chi tiêu chị đều tiết kiệm nhất có thể, như tự nấu ăn tại nhà, thuê phòng giá rẻ, săn hàng giảm giá…
Còn Nguyễn Mai Lan (23 tuổi, ngụ đường Phạm Văn Đồng, P.Hiệp Bình Chánh, TP.Thủ Đức, TP.HCM) vừa tốt nghiệp ĐH đi làm với mức lương 10 triệu đồng/tháng ở vị trí nhân viên marketing. Lan nói so với bạn cùng lớp ĐH, mức lương của cô ổn hơn nhờ kinh nghiệm làm việc từ thời sinh viên.
Làm thêm nhiều việc có thể gia tăng áp lực, nhưng bạn trẻ sẵn sàng đối mặt điều đó Huỳnh Nhi
Tuy nhiên, sau giờ làm, Lan vẫn nhận viết nội dung, thiết kế hình ảnh, đăng bài fanpage vào ban đêm. “Mình dành 2 tiếng rưỡi mỗi ngày để hoàn thành các công việc làm thêm bên ngoài”, Lan nói và cho biết sẵn sàng đi làm nhiều việc để đảm bảo tài chính ổn định.
Lan chia sẻ: “Mình là dân ngoại tỉnh đến TP.HCM làm việc, sống xa gia đình thì nên có tiền tiết kiệm, tự chủ kinh tế vẫn tốt hơn. Chưa kể mình còn về thăm nhà, mua quà cho ba mẹ và tiền đi lại, vé máy bay vào mỗi dịp lễ tết. Nếu chỉ làm một công việc sẽ không dư dả gì”.
Không riêng gì B. và Lan, nhiều người trẻ khác cũng đang có công việc bán thời gian hoặc toàn thời gian bên cạnh công việc chính để nâng cao thu nhập, đảm bảo chi phí sinh hoạt hằng ngày.
Trong nghiên cứu công bố vào tháng 5.2023 của Công ty kiểm toán quốc tế Deloitte, khảo sát hơn 22.000 người thuộc gen Z và gen Y trên 44 quốc gia cho thấy hơn một nửa gen Z (51%) và gen Y (52%) đang sống bằng lương từ nhiều công việc khác nhau, như: bán hàng trực tuyến, sáng tạo nội dung trên mạng xã hội, giao đồ ăn…
Làm thêm nhiều việc có thể gia tăng áp lực, nhưng bạn trẻ sẵn sàng đối mặt điều đó Huỳnh Nhi
Video đang HOT
Học thêm kỹ năng để cáng đáng nhiều công việc
Trao đổi với người viết, PGS-TS Nguyễn Đức Lộc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu đời sống xã hội, phân tích có nhiều lý do khiến người trẻ làm nhiều việc để mưu sinh. Có thể kể đến việc các công ty chuyển hướng thuê dịch vụ bên ngoài, cắt giảm nhân sự full time (toàn thời gian) dẫn tới phúc lợi của người lao động giảm; sự can thiệp của máy móc, trí tuệ nhân tạo giúp tiết kiệm thời gian, còn người lao động phải giảm giờ làm, giảm tiền công…
“Trước đây có những công việc được trả lương hậu hĩnh thì hiện nay số hóa đã hỗ trợ rất nhiều, tiền lương giảm và nhiều người phải làm thêm các công việc khác để trang trải chi phí sinh hoạt”, PGS-TS Lộc nói và cho biết nhiều người trẻ đã thích nghi với khuynh hướng đó, họ sẵn sàng học thêm kỹ năng để cáng đáng nhiều công việc.
Chị Nguyễn Thị Tuyết Trinh (28 tuổi), cựu sinh viên Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, chia sẻ sau khi chứng kiến nhiều người bị giảm giờ làm, cắt giảm công việc trong thời gian qua, chị thấy mình phải cố gắng làm việc chăm chỉ và trau dồi nhiều kỹ năng hơn.
Đến nay, chị Trinh tự tin có thể làm nhiều việc khác nhau liên quan dịch vụ bán hàng, như: giao dịch viên ngân hàng, nhân viên tín dụng, tư vấn bảo hiểm, môi giới chứng khoán, lễ tân, chăm sóc khách hàng, tư vấn tuyển sinh…
Tuy nhiên, làm nhiều việc cũng khiến người trẻ căng thẳng, đuối sức, hay không có các khoản bảo hiểm nghề nghiệp ở công việc phụ.
Chị Đ.N.B thừa nhận quản lý ở khách sạn không thích nhân viên làm thêm ngoài giờ ở nơi khác vì lo ngại nhân viên không đủ sức làm việc. Có hôm vì gánh hai việc, chị B. về nhà thì đã khuya, rồi lọ mọ giặt đồ, chuẩn bị nấu ăn cho hôm sau nên gần 2 giờ mới được đi ngủ. “Nhiều lúc đuối sức, muốn bỏ cuộc giữa chừng nhưng còn gia đình phía sau nên phải ráng”, chị B. bày tỏ.
Còn Mai Lan cũng cho biết một số công việc làm thêm bên ngoài sẽ có hợp đồng làm việc rõ ràng, tuy nhiên cũng có những việc chỉ thỏa thuận qua tin nhắn, gọi điện thoại. Vì vậy, cô từng bị người khác quỵt tiền lương mà không làm gì được.
PGS-TS Nguyễn Đức Lộc nhận định: “Nếu làm dịch vụ mà chỉ có tiền lương, ngoài ra không có một khoản bảo hiểm rủi ro về mặt nghề nghiệp sẽ dẫn đến tính liên kết xã hội lỏng lẻo, quyền lợi người lao động không đảm bảo và tính bấp bênh cao hơn”.
Nhóm bạn trẻ tình nguyện 'đỡ đẻ' cho rùa biển
Một nhóm bạn trẻ đến từ nhiều tỉnh thành khác nhau cùng tình nguyện tham gia bảo tồn rùa biển. Khoảnh khắc nhìn hàng trăm, hàng ngàn rùa con sau khi ấp nở thành công được trở về với đại dương là niềm hạnh phúc vô bờ của các tình nguyện viên.
13 tình nguyện viên (TNV) đều là những người trẻ tham gia hoạt động bảo tồn rùa biển do Ban quản lý Vườn quốc gia Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) phối hợp với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế thực hiện.
Nhóm bạn trẻ tham gia bảo tồn rùa biển tại Hòn Bảy Cạnh NGUYÊN PHÁT
Những đêm không ngủ để... đỡ đẻ cho rùa
Theo anh Nguyễn Thanh Quyền, nhân viên Phòng Bảo tồn và Hợp tác quốc tế, Ban quản lý Vườn quốc gia Côn Đảo, cho biết ở Trạm kiểm lâm Hòn Bảy Cạnh, mỗi tối có khoảng 8-10 rùa mẹ lên bãi đẻ. Rùa mẹ dùng 2 chân đào lỗ và đẻ trứng vào đó. Một rùa mẹ có thể đẻ từ 60 - 200 quả trứng. Trứng sau khi được TNV thu gom sẽ đưa về hồ ấp trứng nhân tạo.
Trạm kiểm lâm Hòn Bảy Cạnh nhìn từ trên cao, phía trước là bãi rùa đẻ trứng, phía sau là rừng ngập mặn NGUYÊN PHÁT
Trở về sau chuyến hành trình hơn 10 ngày tại Trạm kiểm lâm Hòn Bảy Cạnh, anh Quan Nguyên Phát (34 tuổi), ngụ tại ấp Phong Thuận, xã Tân Mỹ Chánh, TP.Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, hào hứng kể về những trải nghiệm thú vị khi "đỡ đẻ" cho rùa biển.
Rùa mẹ đang đẻ trứng NGUYÊN PHÁT
Đêm đầu tiên, 13 TNV chia thành 3 nhóm nhỏ thực hiện di dời trứng rùa dưới sự hướng dẫn của cán bộ kiểm lâm. "Nhóm mình mở đèn soi đường đi nhưng anh Kiên, Trạm phó Trạm kiểm lâm Hòn Bảy Cạnh, bảo hãy tắt đèn để tránh ảnh hưởng đến rùa mẹ. Lúc đầu cả nhóm gần như không thấy gì, nhưng một lát sau khi mắt đã quen dần thì bãi cát hiện ra rõ hơn", anh Phát nhớ lại.
TNV đang thu gom trứng rùa NGUYÊN PHÁT
Nhóm được cán bộ kiểm lâm hướng dẫn cách đào cát gom trứng rùa đưa về hồ ấp, ghi chép ngày đẻ, số lượng trứng, số thứ tự tổ để theo dõi. Có lúc, nhóm chứng kiến 2-3 rùa mẹ cùng bò lên bãi đẻ. Đến hơn 1 giờ sáng, TNV và kiểm lâm mới lấp xong ổ trứng cuối cùng. "Công việc hàng đêm cứ lặp lại như vậy, có khi kéo dài đến tờ mờ sáng, có đêm cả nhóm phải di dời đến 28 ổ trứng", anh Phát nói.
Tình nguyện viên thu gom và di dời trứng về hồ ấp NGUYÊN PHÁT
Sau gần 2 tháng trứng sẽ nở, rùa con được đem ra biển thả. Anh Quyền cho biết phải thả rùa con ở những nơi ít sóng, khuất gió, nền cát bằng phẳng và tránh sự nhiễu loạn ánh sáng, tiếng động hay sự ô nhiễm...
"Điều quan trọng của quá trình thả là phải tạo cho rùa con ấn tượng ban đầu về bãi đẻ trong điều kiện tự nhiên, rùa con bò một cách tự do trên bãi đến khi chúng nhận ra và bò xuống biển. Điều này cho phép chúng ghi nhận nhiều thông tin về bãi đẻ trong quá trình bò xuống biển để sau này chúng lại trở về làm ổ ở nơi được sinh ra", anh Quyền nói thêm.
Mong muốn truyền cảm hứng bảo tồn rùa biển
Trong vòng 10 ngày, nhóm TNV cùng cán bộ kiểm lâm đã di dời an toàn 138 ổ, với 13.843 quả trứng, theo dõi 25 ổ trứng nở và thả về biển 1.932 rùa con.
Rùa con chui lên mặt cát để bắt đầu hành trình về với biển NGUYÊN PHÁT
Mặc dù bị say sóng khi di chuyển bằng tàu biển nhưng Nguyễn Thị Hoàng Diệu (29 tuổi), ngụ tại đường Hoàng Hoa Thám, P.7, Q.Bình Thạnh, TP.HCM, vẫn quyết tâm tham gia bảo tồn rùa biển tại Hòn Bảy Cạnh. Với Diệu, kỷ niệm khó quên nhất là vào đêm "đỡ đẻ" cho 28 rùa mẹ. Cô kể: "Cả nhóm làm việc liên tục từ 19 giờ 30 đến sáng hôm sau. Hơn 22 giờ, mọi người đã thấm mệt và có phần hơi đói, nhưng ai cũng hăng say làm việc. Mình cảm thấy như đã vượt qua được ngưỡng chịu đựng của bản thân".
Sau hơn 10 ngày trải nghiệm tại Hòn Bảy Cạnh, sự thiếu thốn về điện, nước, internet... càng khiến Diệu cảm thấy trân trọng và biết ơn những gì đang có. Diệu bày tỏ: "Chúng ta đang có cuộc sống đủ đầy nên hãy học cách tiết kiệm tài nguyên, có ý thức bảo vệ thiên nhiên và môi trường. Sau chuyến đi, mình học được cách sống chậm lại, biết cho đi và sẽ cố gắng đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng".
Không chỉ thực hiện nhiệm vụ cứu hộ rùa biển, TNV còn hỗ trợ cán bộ kiểm lâm cải tạo, gia cố hàng rào ấp trứng rùa, cũng như hướng dẫn, giới thiệu công tác cứu hộ rùa biển và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cho khách tham quan. Ngoài ra, TNV còn vệ sinh, thu gom và xử lý rác tại bãi biển; tái chế, sử dụng một số chất liệu từ rác thải làm các bảng tuyên truyền về bảo vệ môi trường và bảo tồn rùa biển...
"Mỗi TNV sẽ là một đại sứ, góp phần nhỏ bé vào công tác bảo tồn rùa biển, mong muốn thế hệ tương lai có thể nhìn thấy rùa biển trong tự nhiên chứ không phải chỉ trong sách vở, phim ảnh", anh Phát nói.
TNV "hộ tống" rùa con về biển NGUYÊN PHÁT
Anh Nguyễn Thanh Quyền cho biết tại Vườn quốc gia Côn Đảo có 18 bãi đẻ của rùa biển, được quản lý chặt chẽ. Trong 5 năm trở lại đây, trung bình mỗi năm có 687 cá thể rùa mẹ lên bãi đẻ trứng với 2.068 ổ trứng được di dời, ấp nở và thả về biển 145.171 rùa con. Tỷ lệ rùa nở và thả về biển đạt 78,53%. Ở Việt Nam, mùa sinh sản của rùa biển kéo dài từ tháng 4 đến tháng 11, trong đó thời điểm từ tháng 6 đến tháng 9 có số lượng rùa biển lên bãi đẻ nhiều nhất.
Vào tháng 6 hàng năm, Ban quản lý Vườn quốc gia Côn Đảo và Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế sẽ tổ chức đăng tuyển TNV tham gia bảo tồn rùa biển, dao động từ 4-6 đợt/năm. "Ban quản lý Vườn quốc gia Côn Đảo đang thiếu nguồn lực để thực hiện công tác bảo tồn rùa biển, chúng tôi mong muốn sự hỗ trợ từ cộng đồng trong công tác bảo tồn rùa biển", anh Quyền chia sẻ.
Người trẻ đầu tư thuê căn hộ, chi mạnh tiền cải tạo trước khi có nhà riêng Với nhiều người trẻ, đầu tư cho không gian sống càng sớm càng tốt là cách họ nâng cao hạnh phúc. Thuê nhà 15 triệu đồng/tháng vì muốn nâng cao chất lượng sống Thuê căn hộ với mức giá 15 triệu đồng/tháng, Linh Lê (TP. HCM) vẫn chi hơn 130 triệu cho việc cải tạo không gian và mua sắm vật dụng để...