Đêm tại đảo không người của đoàn thám hiểm: Phát hiện manh mối làm sáng tỏ bí ẩn thế kỷ 20
Hành trình giải mã bí ẩn thế kỷ 20 mang tên Amelia Earhart của đoàn thám hiểm do giáo sư Mỹ Robert Ballard dẫn đầu được đích thân National Geographic theo sát ghi hình.
ời ngỏ: Sự kiện ‘Nữ hoàng hàng không’ Amelia Earhart (1897-1937) đột ngột mất tích cách đây hơn 8 thập kỷ trong hành trình bay vòng quanh thế giới trên chiếc Lockheed Electra 10E hai động cơ cùng hoa tiêu Fred Noonan ( 1893-1937) đã trở thành một trong những bí ẩn lớn nhất thế kỷ 20.
Ở độ tuổi 25 căng tràn hoài bão, Amelia Earhart là người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử lập được những kỳ tích hàng không chưa một ai trên thế giới làm được: Bà là nữ phi công đầu tiên bay một mình ở độ cao 4.267 mét; Là người phụ nữ đầu tiên một mình băng qua Đại Tây Dương; Và cũng là nữ phi công đầu tiên một mình hoàn thành chuyến bay với quãng đường dài 6.870 km từ quần đảo Hawaii đến Mỹ.
Kỷ lục ‘Nữ phi công đầu tiên trong lịch sử bay vòng quanh Trái Đất’ đã có thể nằm trong tầm tay của Amelia Earhart nếu như không có sự kiện bà đột ngột mất tích trong chính chuyến hành trình này.
‘Nữ hoàng hàng không’ Amelia Earhart cùng hoa tiêu Fred Noonan trước chuyến hành trình định mệnh. Ảnh: BETTMANN ARCHIVE/GETTY IMAGES
82 năm đằng đẵng trôi qua, cho đến nay, không một ai biết rõ thực hư số phận của ‘Nữ hoàng hàng không’ Amelia Earhart cùng hoa tiêu Fred Noonan trong ngày 2/7/1937 định mệnh – khi đội Tuần duyên Mỹ USCGC Itasca hoàn toàn mất tín hiệu với chiếc Lockheed Electra 10E mà bà cầm lái.
Bí ẩn số phận nghiệt ngã của Amelia Earhart tưởng chừng đã ngủ say dưới biển xanh sâu thẳm nay bỗng thức giấc khi nhà thám hiểm kỳ cựu người Mỹ Robert Ballard – người có công tìm ra xác ‘con tàu không thể đắm’ Titanic (năm 1985) – tuyên bố cùng đội của mình lên đường thẳng tiến Thái Bình Dương, quyết tâm giải mã bí ẩn thế kỷ 20 mang tên Amelia Earhart.
Hôm nay ngày 13/8 đánh dấu tròn 6 ngày đội thám hiểm của Robert Ballard đến hòn đảo san hô vòng Nikumaroro không có người ở (Tây Thái Bình Dương) để tìm kiếm manh mối về Amelia Earhart, Fred Noonan và chiếc phi cơ Lockheed Electra 10E.
Mô hình chiếc phi cơ Lockheed Electra 10E do Amelia Earhart cầm lái. Người thực hiện: RICHARD GILLESPIE, THE INTERNATIONAL GROUP FOR HISTORIC AIRCRAFT RECOVERY.
Cuộc thám hiểm do giáo sư Robert Ballard dẫn đầu (dự trù kéo dài khoảng 3 tuần) được đồng tài trợ bởi National Geographic Partners và National Geographic Society. Toàn bộ quá trình thực hiện cuộc thám hiểm này sẽ được đội làm phim của Kênh truyền hình phim tài liệu National Geographic quay lại và phát sóng đặc biệt vào tháng 10/2019.
Sự kiện này đặc biệt thu hút sự chú ý của công chúng Mỹ và những người quan tâm đến Amelia Earhart trên toàn thế giới, đó là lý do National Geographic hứa sẽ thông tin đến độc giả ngay khi đội của Robert Ballard tìm thấy manh mối dù là nhỏ nhất chứng minh đảo Nikumaroro là nơi cuối cùng của nữ phi công và hoa tiêu.
Dưới đây là ‘lời hứa’ của National Geographic, mời độc giả theo dõi:
Đêm tại đảo không người Nikumaroro…
Video đang HOT
Trong phòng trung tâm điều khiển tranh tối tranh sáng của tàu E/V Nautilus do Robert Ballard chỉ đạo tĩnh lặng khác thường… Ánh mắt và tâm trí của các chuyên gia tập trung cao độ vào hệ thống màn hình máy tính nhiều màu sắc – cũng nguồn sáng duy nhất của căn phòng.
Họ đang theo dõi hình ảnh truyền từ camera của phương tiện điều khiển từ xa (ROV) mật danh Hercules trong nền nước xanh thẳm của đại dương.
“Chúng tôi đang tìm kiếm vật thể có màu sắc nhân tạo có thể lẫn trong nền đám san hô dưới đảo Nikumaroro. Hercules có thể lặn sâu 4000m.” – Robert Ballard thì thầm tiết lộ trong khi mắt vẫn chăm chú theo dõi từng cm trên màn hình máy tính.
Bên trong phòng trung tâm điều khiển của tàu E/V Nautilus. Ảnh: SPENCER SMITH, NATIONAL GEOGRAPHIC
Thứ mà ông hy vọng tìm kiếm được là những mảnh vỡ còn sót lại từ chiếc phi cơ Lockheed Electra 10E.
“Có rất nhiều giả thuyết về nơi mất tích cuối cùng của Amelia Earhart. Có người tin rằng, bà và hoa tiêu hạ cánh xuống quần đảo Marshall, số khác lại cho rằng họ đáp xuống hòn đảo Saipan (thuộc quần đảo Mariana phía tây Thái Bình Dương), thậm chí là ở tiểu bang Mỹ New Jersey ven bờ Đại Tây Dương.
Chúng tôi lại cho rằng phi cơ của Amelia Earhart hạ cánh cuối cùng tại đảo hoang Nikumaroro này. Đó là lý do toàn đội có mặt ở đây.” – Nhà thám hiểm tìm ra xác tàu Titanic tự tin nói.
Theo kế hoạch của nhà thám hiểm kỳ cựu Mỹ từng thực hiện 160 cuộc tìm kiếm dưới biển quy mô lớn, đội của ông sẽ chia làm 2 mũi chính:
- Mũi 1: Một nửa đội thám hiểm sẽ cùng những chú chó thính giác nhạy bén (đánh hơi xương người) để truy tìm phần hài cốt còn lại (nếu có) của Amelia Earhart và hoa tiêu Fred Noonan phía trên mặt đất của hòn đảo Nikumaroro.
- Mũi 2: Trong đó có Robert Ballard và đồng trưởng nhóm Allison Fundis trực tiếp thực hiện và chỉ huy các hoạt động tìm kiếm dưới biển, gồm lặn thám hiểm và phân tích hình ảnh/camera từ các phương tiện lặn sâu.
Ảnh: GABRIEL SCARLETT, NATIONAL GEOGRAPHIC
Trưởng nhóm thám hiểm, giáo sư Robert Ballard chăm chú theo dõi hình ảnh thu trực tiếp từ camera của Hercules và đưa ra các chỉ đạo về kỹ thuật từ phòng điểu khiển của con tàu E/V Nautilus.
Con tàu E/V Nautilus mà cả đội thám hiểm lựa chọn được trang bị những thiết bị công nghệ hiện đại nhất, gồm: 1 sonar đa tia gắn trên thân tàu cho phép lập bản đồ địa hình dưới nước, hai ROV với máy ảnh độ nét cao, 1 phương tiện tự động (ASA, về cơ bản là 1 thuyền robot) và nhiều máy bay không người lái khác.
Trước khi lên đường đến đảo hoang, Robert Ballard tiên liệu trước những khó khăn trong hành trình giải mật số phận Amelia Earhart. Bởi, việc tìm kiếm xác phi cơ Lockheed Electra 10E không giống như việc tìm kiếm xác tàu Titanic. Do địa hình ở Nikumaroro không bằng phẳng mà như một cao nguyên ngầm, dốc và hiểm trở.
Manh mối quý giá xuất hiện ngay đêm đầu tiên
National Geographic thông tin, ngay khi đến đảo Nikumaroro, đội của Robert Ballard bắt tay ngay vào triển khai thuyền robot ASA để có được bản đồ địa hình ngầm gần bờ. Sau khi dữ liệu được truyền về, chờ cho đêm xuống, trưởng nhóm tiếp tục thả Hercules để săn tìm vật thể nhân tạo dưới đáy đại dương.
Đêm đầu tiên, Hercules tìm thấy những vật phẩm nhân tạo trôi dạt từ xác con tàu S.S Norwich City (bị đắm trên đảo Nikumaroro ngày 29/11/1929 khiến 11 người thiệt mạng), gồm cánh quạt, nồi hơn…
Ảnh: JESSE GOLDBERG, NATIONAL GEOGRAPHIC
Ảnh trái: Một phương tiện hoạt động từ xa (ROV) có tên Hercules được thả xuống biển ngay đêm đầu tiên từ boong tàu E/V Nautilus. Ảnh phải: Một chiếc thuyền robot (ASV) thả xuống ngay ngày đầu tiên cả đội đến đảo, để lập bản đồ địa hình gần bờ.
Đó không phải là những thứ nhà thám hiểm mong đợi. Tuy nhiên, các vật phẩm từ xác tàu S.S Norwich City vô hình chung mang đến dữ kiện quan trọng:
90 năm đã qua mà các mảnh vỡ và đồ đạc của tàu S.S Norwich City vẫn co cụm/tập trung ở độ sâu từ 100 đến 300m. Bất cứ thứ gì có khối lượng tương tự (như một phần của chiếc máy bay chẳng hạn) đều có thể trượt xuống dốc và nằm yên trên địa hình vốn không bằng phẳng của đảo Nikumaroro.
Thông tin này rất quý giá để truy tìm lời giải đáp cho câu hỏi: “Xác phi cơ có thể trôi được bao xa dưới đáy biển?”
Ảnh: ROB BARREL, NAI’A FIJI
Hòn đảo Nikumaroro, một đảo san hô vòng không có người ở, thuộc Cộng hòa Kiribati. Một số nhà nghiên cứu tin rằng Amelia Earhart và hoa tiêu Fred Noonan đã hạ cánh và mất tại đây.
Còn nhớ, trong thời hạn 12 ngày ngắn ngủi tìm kiếm xác tàu Titanic năm 1985, nhờ tư duy sắc bén của giáo sư Robert Ballard suy được từ việc tìm kiếm 2 xác tàu ngầm nguyên tử của Hải quân Mỹ mà xác tàu huyền thoại Titanic (từng khiến hàng trăm đội tìm kiếm thất bại) đã ‘trỗi dậy’ giữa bốn bề hoang lạnh sau 7 thập kỷ có lẽ ngủ yên ở độ sâu 4000 m dưới đáy biển Bắc Đại Tây Dương.
Khi đó, Robert Ballard đã thu được bài học đắt giá về tác động của dòng hải lưu đối với các mảnh vỡ khi chìm:
Dòng hải lưu đã mang theo những mảnh vỡ từ những con tàu xuống biển và tạo thành chuỗi mảnh vỡ dài dưới đáy biển. Từ đó, ông suy đoán rằng, việc Titanic bị gãy làm đôi đã để lại mảnh vỡ rơi rớt trong quá trình chìm xuống đáy đại dương. Thay vì tìm kiếm thân tàu Titanic, ông quyết định rà quét đáy biển để tìm các mảnh vỡ (có thể trải rộng hàng km), từ đó tìm thân tàu sau.
Kinh nghiệm và sự quyết đoán hiếm có của nhà thám hiểm hàng hải đã tạo nên kỳ tích thập niên 1980: Tìm thấy xác ‘con tàu không thể chìm’ Titanic huyền thoại.
Giờ đây, tư duy sắc bén cùng sự quyết đoán đầy bản lĩnh của một nhà thám hiểm hàng hải kỳ cựu đang được tiếp tục áp dụng vào hành trình giải mã số phận bí ẩn của Amelia Earhart, hoa tiêu Fred Noonan cùng xác phi cơ Lockheed Electra 10E.
Cùng đồng hành với National Geographic để đón chờ những tin tốt lành từ đội thám hiểm của giáo sư ông…
Chuyển dịch từ: National Geographic
Theo Helino
Phim live action là gì?
Nếu bạn để ý khi đặt vé xem phim Lion King 2019 thì bên cạnh tiêu đề phim có cụm từ "live-action". Vậy phim live action là gì?
Ảnh minh họa
Phim live action là thể loại phim "người đóng". Một bộ phim được xếp vào thể loại live action buộc phải có một diễn viên thực sự bằng xương bằng thịt được quay phim trực tiếp và xuất hiện trên khung hình (gọi là một cảnh "frame to frame"), dù diễn viên đó là con người hay động vật.
Khi công nghệ đồ họa ngày càng phát triển và những nhân vật "ảo" được vẽ trên máy tính bắt đầu linh hoạt và chân thực đến nỗi có thể diễn chung với người thật trong một khung hình thì ranh giới để phân biệt chúng bắt đầu mờ nhạt, những nhân vật ảo bắt đầu trông như thật.
Tuy nhiên, điều người xem không khỏi thắc mắc là tại sao Lion King thuộc thể loại live action trong khi không có nhân vật người, hoặc ít nhất động vật thật trong phim. Hãng Disney công bố gần như 100% The Lion King được thực hiện trên máy tính, từ đồng cỏ châu Phi cho tới hình ảnh sư tử, chim muông giống thật đến nỗi khán giả khó phân biệt được đâu là thật, đâu là kỹ xảo.
Giám sát kỹ xảo của bộ phim là Rob Legato Legato cho biết ông không coi đây là một bộ phim hoạt hình mà giống với một tác phẩm phim người đóng hơn.
Có lẽ vì vậy mà Disney và những người làm phim Lion King khẳng định đây là phim live action, trong khi một số nguồn đánh giá phim tin cậy lại có cách gọi khác. Wikipedia mô tả Lion King 2019 là bộ phim "hoạt hình mô phỏng". Trang IDMB lại cho rằng Lion King là phim hoạt hình.
Sau khi ra rạp từ ngày 19/7 vừa qua, mặc dù nhận được nhiều lời chê hoặc tranh cãi từ các nhà phê bình phim, nhưng khán giả vẫn rần rần ủng hộ Lion King 2019, khen bộ phim thật như đang xem phim tư liệu về thế giới động vật trên kênh National Geographic.
Để làm được như vậy, các nhà làm phim đã cài đặt một hệ thống máy quay "bất khả xâm phạm" tại công viên hoang dã ở Mỹ nhằm ghi lại hành động của khoảng 75% loài động vật sẽ xuất hiện trong phim. Những hình ảnh thu được sau đó sẽ được sử dụng như một nguồn tư liệu tham khảo cho các họa sĩ tại MPC Film.
Trước đó, họ đã tới Kenya (châu Phi), nơi có cùng một quần thể động thực vật phong phú để thực tế. Nhiệm vụ của đoàn làm phim là phải giữ cho mọi thứ một cách thật tự nhiên - từ các loài sinh vật, màu sắc của các tảng đá, ánh nắng mặt trời lúc bình minh hay hoàng hôn, bầu trời khi màn đêm buông xuống và cả các loài thực vật phù hợp.
Dự án Lion King khởi động từ năm 2016, bắt đầu sản xuất từ năm 2017. Giám sát kỹ xảo Rob Legato cho hay bộ phim sử dụng công cụ thực tế ảo để quay. Giám sát sản xuất thực tế ảo - Girish Balakrishnan - bổ sung các nhà làm phim gần như đều sử dụng công nghệ ghi hình chuyển động thực tế ảo VR/AR (Virtual Reality/Augmented Reality).
Theo Vnreview
Tìm nơi ẩn nấp hoàn hảo nhất cho ngày tận thế Tọa lạc trên đỉnh một khối đá dựng đứng ở ngoài khơi Iceland, hải đăng rídrangaviti được coi là căn nhà trong mơ đối với người thích ẩn cư và là nơi hoàn hảo để trú ngụ nếu có ngày tận thế trên Trái đất. rídrangaviti (trong tiếng địa phương có nghĩa là "ba tảng đá") được xây dựng năm 1939, ngay trước...