Đêm kinh hoàng mẹ chôn sống con cứu trăm người ở Quảng Nam
Chuyên me chôn sông con cưu dân lang vân am anh ba me Quang Nam du đa gân nưa thê ky trôi qua.
Thiếu phụ ôm chặt đưa be đang ngằn ngặt khóc rồi đi đến quyết định bất ngờ: “Mẹ không muốn giết con, nhưng để dân làng được sống, con phải hy sinh”.
Nỗi ám ảnh chiến tranh đã đi theo bà Lê Thị Nghê (còn gọi Năm Nghê, 80 tuổi, ngụ thôn Linh Kiều, xã Hiệp Hòa, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam) suốt cuộc đời.
Đứa trẻ chết để cả làng được sống
Đi từ khu vực chợ Hiệp Hòa xuôi về phía thượng nguồn sông Thu Bồn, chỉ cần thăm hỏi tên Năm Nghê, người dân nào cũng sốt sắng tận tình dẫn đường.
Ông Trần Quang Tiến, trưởng thôn Linh Kiều nói với trọng kính trọng: “Những đứa trẻ cũng biết bà. Từng tự tay chôn sống con, thương bà vô cùng. Vì ám ảnh đó mà mấy mươi năm qua, bà sống không ra sống, cứ điên dại nửa tỉnh nửa mê. Có đêm nhớ con, bà Nghê băng sông, mang nhang đi khắp rừng khấn vái tìm kiếm”.
Cuộc đời bà Nghê rẽ ngoặt sang hướng tối tăm, vào một đêm mưa gió đầu tháng 10/1969, Mỹ rải hàng chục tấn bom xuống tàn phá thôn nghèo. Trong chiến tranh, thôn có tên Trà Linh, thuộc xã Quế Tân, huyện Quế Tiên, tỉnh Quảng Nam (sau giải phóng mới đổi tên thành Linh Kiều, thuộc xã Hiệp Hòa, huyện Hiệp Đức như bây giờ).
Vùng thượng nguồn sông Thu Bồn được coi như chiếc nôi cách mạng, nên nơi đây cũng là tâm điểm để giặc Mỹ thường đổ quân đến càn quét. Sau chiến dịch Mậu Thân 1968, Mỹ tăng cường đánh phá vùng rừng núi và trung du các tỉnh miền Trung.
Bộ đội và du kích xã Quế Tân anh dũng chiến đấu, bắn rơi một máy bay, bắn cháy hai tàu chiến, tiêu diệt hơn 50 lính Mỹ. Giặc điên cuồng trả thù, sáng một ngày đầu tháng 10/1969 cho máy bay rải thảm bom, điều tàu chiến ngược sông Thu Bồn, huy động lính thủy quân lục chiến hủy diệt vùng căn cứ cách mạng.
Bà Nghê dắt con gái Lê Thị Liên (4 tuổi) và con trai Lê Tân (3 tháng tuổi) đi cùng với 200 người dân thôn Linh Kiều, theo cán bộ và du kích vào ẩn náu trong hang Hòn Kẽm. Giặc cho pháo bầy, đại liên, máy bay, tàu chiến… vãi đạn vào núi dọn đường để mở cuộc tìm kiếm tàn sát dân làng.
Cả tuần liền chạy giặc, không chết vì bom đạn, nhưng cái đói hoành hành dân làng, trong đó có mẹ con bà Nghê. “Bà Năm Nghê mới sinh con được 3 tháng, chồng vừa chết mấy ngày trước vì trúng bom B52 nên nhà chẳng có khoai bắp gì. Thời gian đầu bà Nghê còn được giúp đỡ, về sau ai cũng hết lương thực, ai cũng đói khát, nhất là bọn trẻ”, ông Trần Ngọc Tân (70 tuổi, hàng xóm, nhân chứng sự việc năm xưa) rưng rưng nhớ lại.
Tối ngày 6/10, chị Lê Thị Tiền (Sáu Tiền, một thôn nữ trong làng) thấy trời mưa, nghĩ địch không phục kích, liền bò ra khỏi hang để về rẫy kiếm khoai lang. Tuy nhiên, đi được chừng 30 phút, chị lọt vào ổ phục kích của giặc Mỹ, bị bắn chết.
Chưa lần ra nơi trú ẩn của dân làng, giặc càng điên cuồng khoanh vùng, sục sạo từng mét đất, bới từng ngọn cỏ, bắn phá ác liệt hơn. Lúc này, ngoài chịu đựng cơn đói, hàng trăm người dân trú ẩn còn phải tuyệt đối im lặng để tránh bị giặc phát hiện, giết chết.
Đứa bé 3 tháng tuổi còn quá nhỏ, mẹ đói quay quắt nên con cũng đói sữa. Ngày đêm đứa trẻ cứ khóc thét, dỗ kiểu gì cũng không chịu nín.
Đêm 8/10/1969, trời vẫn mưa, tiếng súng đì đùng ngày một gần, tiếng trẻ càng ngằn ngặt khóc vọng ra phía ngoài hang. Hàng trăm gương mặt hốc hác toát lên nỗi lo sợ, bàng hoàng hướng mắt về phía mẹ con bà Năm Nghê.
Thiếu phụ ôm chặt núm ruột đang ngằn ngặt khóc vào lòng, rồi đi đến một quyết định bất ngờ: “Mẹ không muốn giết con, nhưng để dân làng được sống, con phải chết..”.
Video đang HOT
Thiếu phụ vội cởi chiếc áo quấn con lại, ôm con bò lên khỏi miệng hang. Mặc cho mưa rơi hòa lẫn nước mắt, bà dùng hai tay móc đất ướt lạnh chôn sống đứa con.
Dưới ánh chớp của đạn pháo sáng, thấy lớp đất đang rục rịch, biết con quẫy đạp, người mẹ vẫn gạt nước mắt xóa dấu mặt đất. Vừa kịp tiếng lao xao của giặc tới gần, bà lao vào hang, cắn bật máu môi để không bật ra tiếng khóc.
Ám ảnh cả đời
Cuộc đời bà Năm Nghê tan nát vì giặc Mỹ. Gia đình có 8 anh em, 7 người đều chết do trúng đạn B52. Sau đêm buộc phải chôn sống con, người mẹ thường xuyên u uất, sinh bệnh tật, sức khỏe yếu dần.
Chị Liên chỉ về hướng hang Hòn Kẽm, nơi mẹ chôn sống em trai để dân làng thoát chết.
Thời gian đầu, một phần gắng gượng vượt chiến tranh loạn lạc, phần còn con gái nhỏ dại, bà nén lại đau khổ, gắng gượng làm lụng nuôi con. Không còn ai thân thích, trong căn nhà tạm bợ, cuộc sống của mẹ con bà Nghê luôn dưới mức nghèo khổ.
Năm 25 tuổi, con gái bà kết hôn với một người làng bên, cùng cảnh đói rách, sinh liền 5 đứa con, vợ chồng con cái đưa nhau lên tận các bãi vàng Phước Sơn đào đãi, làm thuê kiếm sống. Không thể giúp được gì cho con gái, con gái cũng không thể giúp gì được mẹ, từ đó bà Nghê sống lủi thủi một mình trong căn nhà tạm bợ.
Nỗi ám ảnh cái đêm kinh hoàng giết con ngày càng bùng phát, khiến bà có dấu hiệu điên tỉnh lẫn lộn. Trước tình cảnh trên, vợ chồng chị Liên ra sức khuyên bà về sống cùng, cắt cử nhau người đi làm, người ở nhà trông mẹ. Thời gian sau, các cháu lớn dần, phụ giúp thêm việc canh giữ, nhưng vẫn không cản được bước chân của bà lão.
Bà lão ngày ngày luôn miệng lẩm bẩm “phân trần” với con cháu và xóm làng: “Thằng Tân được mẹ mang lên miệng hầm chôn, nhưng 3 ngày sau thì mất dấu mộ rồi”.
Bà hóa điên, ngày ngày ôm chiếc khăn từng quấn con trai ngày xưa, đi khắp làng trên xóm dưới hát ru. Đêm mưa gió, bà lại đốt nhang, một mình vào rừng miệng thì thào “phải tìm được mộ con”.
Cứ sau mỗi lần lang thang như vậy, bà lại đau một trận thừa sống thiếu chết, hết tai biến, đến gãy tay chân, nhiều khi nằm viện cả tháng trời. Để an lòng mẹ, mới đây gia đình được các đoàn thể giúp đỡ góp 3 triệu đồng xây ngôi mộ gió trước cửa hang núi Hòn Kẽm.
Đôi khi tỉnh táo, bà thẫn thờ rớt nước mắt: “Vì phải giết con, lại không tìm thấy xác nên tôi mới bị “trời hành”, muốn chết cũng không xong. Đói khổ, rách nát, ăn bốc ăn hốt dưới đất thế nào tôi cũng chịu, chỉ là đừng ai cản tôi đi tìm thằng Tân”.
Theo Báo Pháp Luật
Chiếc chuông huyền bí đúc từ 2 xu của người ăn mày
Sau nhiều đồng xu góp nhặt của dân làng, phải đến khi tìm được 2 xu của người ăn mày, chiếc chuông mới được đúc hoàn chỉnh và phải giữ lời thề đủ 9 người khiêng mới tìm ra chuông.
Báu vật của làng
Từ TP. Đà Nẵng, chúng tôi vượt chặng đường dài tìm về làng Bích Bắc để tìm hiểu câu chuyện chiếc chuông được xem là "báu vật". Khi được hỏi về chiếc chuông, dân làng đều im lặng.
Một cụ già nói: "Hỏi người dân chúng tôi ai cũng không nói gì đâu. Đến nhà trưởng thôn trình bày rõ tìm hiểu để làm gì, có khi mới được nghe, được biết!"
Ông Nguyễn Xuân Tha (86 tuổi) là nhân chứng lịch sử duy nhất biết về lịch sử chuông làng
Tiếp chuyện chúng tôi, ông Nguyễn Xuân Hùng - Trưởng thôn Bích Bắc giải thích: "Cũng có một số người giới thiệu về đây để tìm hiểu nên cảnh giác. Người dân chúng tôi đều coi trọng việc giữ gìn, bảo vệ chiếc chuông quý báu của làng như mạng sống của mình vậy. Là người đứng đầu thôn nên tôi càng phải có trách nhiệm hơn trong việc tìm hiểu kĩ mục đích mà mọi người đến đây."
Ông Hùng bảo, từ đứa con nít đến người già ở trong làng đều biết về chiếc chuông quý báu tâm linh nhưng để hiểu về lịch sử chiếc chuông thật cặn kẽ, phải gặp người cao tuổi nhất làng.
Chúng tôi đến nhà ông Nguyễn Xuân Tha (86 tuổi), là vị cao niên duy nhất trong làng biết sự thật về chiếc chuông làng Bích Bắc.
Ông Tha kể: "Ngày xưa, ở trong làng có ngôi chùa tên Bình An Tự do một ông thầy cúng thờ phụng. Nhờ hương hỏa tốt mà đời sống dân làng khấm khá, làm ăn được. Người dân đã tạo điều kiện cắt hai sào đất chung cho ông thầy cúng canh tác để lo hương hỏa chùa tốt và nuôi hai người con.
Một ngày, dân làng theo lời thầy cúng tổ chức đúc một chiếc chuông để thờ phụng. Mỗi người dân trong làng phải góp 2 hào tiền xu để nấu chảy ra đúc chuông. Nhưng lạ thay, người thợ được thuê đúc mãi cũng không thành chiếc chuông hoàn chỉnh, bởi càng đúc càng thiếu đồng.
Bỗng một ngày có người ăn mày đi ngang qua chùa liền móc trong túi ra cúng hai đồng xu để đúc. Thế nhưng, người thợ đúc chuông chê đồng tiền xu của người ăn mày là đồng tiền bẩn liền vứt đi.
Vì đúc mãi không thành, dân làng thuê người lên đồng mong chỉ bảo thì được phán tiền người ăn mày là tiền của tấm lòng tốt, phải tìm lại được hai đồng xu của người ăn mày nấu chảy vào mới đúc được nên chiếc chuông. Nghe vậy, người dân chia nhau ra mò khắp nơi, cuối cùng cũng tìm được hai đồng xu đưa cho người thợ đúc thành chuông hoàn chỉnh."
4 lần "sống chết" giữ chuông
Theo lời ông Kha, khi được đúc xong, mỗi lần khói nhang, chuông chùa được đánh lên, người dân làm ăn được mùa khấm khá.
Tiếng chuông ngân vang xa đến qua đèo Hải Vân, triều đình ở Huế lúc đó nghe thấy liền sai quân lính vào đòi cống nạp chiếc chuông quý. Dân làng sợ mất chuông vì để đúc nên chiếc chuông phải có biết bao công sức đóng góp. Vậy nên mọi người trong làng thuê thợ "lặt" hai chiếc lổ để chuông đánh lên không còn ngân xa.
Đợi mãi không thấy đem chuông cống nạp, triều đình sai quân lính vào thì người dân biết liền đem chuông giấu dưới chiếc ao sau chùa. Khi quân lính ra về, họ lại lấy chiếc chuông lên làm lễ và đưa vào chùa thờ cúng.
"Đó là lần đầu tiên giữ chuông của cả dân làng. Đến khi năm tôi được 10 tuổi, cha tôi làm trong Ty nghe tin thực dân Pháp lúc đó sắp về làng càn quét, tìm chiếc chuông quý vì ai phao tin. Thế là cha tôi đến chùa bàn bạc để đem đi cất giấu.
Chiếc chuông đồng được xem là "báu vật" của làng Bích Bắc
Biết thực dân Pháp lợi dụng việc đến bắt bớ người theo cách mạng để tìm kiếm chuông, cha tôi cùng 8 người dân lần này cũng đem chiếc chuông và các tượng phật quý giá đem đi giấu dưới chiếc ao sau chùa.
Trước khi đi, cả 9 người đều thề, nếu chiếc chuông không bị lấy đi thì chỉ khi nào 9 người có mặt đầy đủ mới được tiết lộ cho người khác nơi cất giấu để lấy chuông lên. Sau khi thề, cả 9 người khiêng chiếc chuông cùng tượng phật ra đào đất dưới ao cất giấu.
Một người trong làng lúc đó chỉ điểm nơi giấu chuông, thực dân Pháp đến lùng sục khắp nơi không thấy. Họ lấy nhiều máy móc ra dò tìm cũng không phát hiện vì đã bỏ qua chiếc ao sau chùa.
Tức giận, chúng lôi vô cớ một vài người dân có uy tín, cao tuổi trong làng ra đánh đập bảo khai. Trong những người bị bắt có 3 người trong 9 người đem chuông đi giấu. Mặc dù bị tra tấn dã man nhưng họ một mực khai không biết, cuối cùng họ bị xử bắn vô tội. Đó là lần thứ hai, chiếc chuông của làng không bị cướp đi mất." - Ông Tha kể.
Sau lần thực dân Pháp càn quét rồi rời khỏi Việt Nam, đế quốc Mỹ nhảy vào thay thế. Nghe tin chiếc chuông quý báu mà thực dân Pháp đã cất công tìm kiếm ở làng Bích Bắc không ra, Mỹ cũng cử một tiểu đoàn đến tìm kiếm lại. Lần này, chúng đem theo nhiều thiết bị hiện đại dò tìm hơn, cử lính lùng sục, bắt bớ các người già cả trong làng tra khảo.
Ông Tha bảo: "Mặc cho những thiết bị hiện đại cũng không dò tìm được vì bỏ sót chiếc ao nhỏ sau chùa được đào sâu cất giấu. 6 người còn lại trong những người giấu chuông cũng hoàn toàn im lặng. Đó là lần thứ 3 mà chiếc chuông không bị mất đi, chính tôi là người chứng kiến và nhớ như in sự việc khi đó."
Sau ngày đất nước thống nhất, làng Bích Bắc bị tàn phá nghiêm trọng, ngôi chùa Bình An Tự bị ném bom tàn phá không biết được vị trí chuông. Ông Tha đến từng nhà trong làng dò hỏi biết được có 3 người ngày xưa từng đem chôn chiếc chuông còn sống.
"Khi gặp mặt tôi hỏi nơi cất giấu chiếc chuông ngày xưa ở đâu thì họ đều lắc đầu không nói. Vì lời thề ngày xưa chỉ khi nào đủ 9 người cùng khiêng chuông đi giấu mới được tiết lộ. Vậy nên, hi vọng tìm lại được chiếc chuông đã cất giấu không còn vì sợ trái lời thề, quả báo sẽ đến gia đình họ..." - Ông Tha nhớ lại.
Vì nghĩ cho những người thề năm xưa, ông Tha cũng không còn "ép buộc" việc tìm kiếm mà trở lại cuộc sống bình thường.
Năm 1999, người dân đi làm đồng phát hiện ở bãi bồi sau làng có một hố sâu được đào lên, ở giữa có núm cát như chiếc chuông lồng lên. Đoán là chiếc chuông được ai đó phát hiện rồi vận chuyển đi nơi khác, mọi người trong làng hồ hởi đuổi theo.
"Khi đó tôi đang ở nhà, mọi người tới báo rằng đã phát hiện chiếc chuông nhưng có ai đó đào lấy đi sau làng. Đến nơi, quan sát thấy có dấu xe bò kéo đi về hướng bờ sông, tôi cùng mọi người đuổi theo nhưng không thấy thuyền nào.
Hỏi người dân gần bờ thì biết, trước đó có người rà phế liệu dò được chiếc chuông nên gọi thêm hai người cùng tới đào vận chuyển về huyện Đại Lộc.
Nghe vậy, người dân chúng tôi tất tả đi thuyền về Đại Lộc để tìm kiếm nhà người rà phế liệu mong lấy lại chiếc chuông. Đến khi tìm được nhà, thì được biết công an huyện Đại Lộc đã tịch thu chiếc chuông về giam lại vì nghi tài sản nhà nước.
"Chúng tôi tìm lên công an xin được vào xem chuông có phải là chuông làng đã bị thất lạc lâu nay nhưng họ không cho vào. Thế rồi, qua bao lần kiến nghị, làm đơn trình báo lên đến công an tỉnh điều tra mới được xác nhận đúng là của làng. Đó là lần thứ tư mà người dân chúng tôi kiên quyết sống chết giữ vật báu của làng còn cho đến bây giờ." - Ông Tha nói.
Theo Khám phá
Cù lao "bấp bênh" trước dự án lấn sông Đồng Nai Trái ngược với không khí nhộn nhịp, hối hả trên công trường san lấp sông Đồng Nai là sự lo âu, bất an của những người dân sinh sống tại ấp Nhị Hòa, cù lao xã Hiệp Hòa, TP Biên Hòa. Hiểm họa sạt lở, nhà cửa bị cuốn trôi, đe dọa trực tiếp cuộc sống cư dân vùng này chi còn ính...