Đêm không ngủ ở ‘rốn lũ’ Lệ Thủy
Mưa đã tạnh, nước lũ cũng dần xuống, nhưng người dân huyện Lệ Thủy ( tỉnh Quảng Bình) vẫn không thể có một đêm yên giấc.
Với kinh nghiệm của nhiều người, lũ có thể lên bất cứ lúc nào trong đêm và nếu chủ quan, mọi thứ sẽ lại bị nhấn chìm.
Khoảng 21h đêm 29/10, mưa ngừng rơi nhưng dường như cả huyện Lệ Thuỷ vẫn chìm trong biển nước. Sau bữa cơm tối vội vã, chị Thanh Liễu (trú thị trấn Kiến Giang) cùng người nhà dọn đồ đạc, lên đò di chuyển qua một khách sạn trên địa bàn để xin ở nhờ qua đêm.
Trong đêm tối, gia đình chị Liễu vượt lũ đến điểm an toàn. Ảnh: QT
Nhà chị Liễu ở gần sông Kiến Giang, nơi mực nước lũ đang ở mức báo động 3. Trải qua nhiều trận lũ lịch sử, chị và gia đình hiểu rằng, mưa tạnh nhưng nước có thể dâng cao bất cứ lúc nào trong đêm tối. Nếu cả nhà chủ quan ở lại, nước lũ có thể nhấn chìm mọi thứ.
Không chỉ gia đình chị Liễu, trong đêm qua, nhiều người dân trên địa bàn vùng rốn lũ Lệ Thủy cũng hỗ trợ nhau di chuyển người, đồ đạc tìm chỗ trú ngụ an toàn. Ảnh: QT
23h, tuyến QL1A đoạn đi qua huyện Lệ Thủy, nhiều điểm nước lũ còn dâng cao khoảng 0,5 – 0,7m. Khác với ngày thường, các phương tiện di chuyển trên đường lúc này là hàng loạt tàu đán.h cá của ngư dân xã Ngư Thủy Bắc đến để tiếp tế, vận chuyển hàng cứu trợ cho những người dân trong huyện bị lũ lụt.
Tàu đán.h cá của ngư dân xã Ngư Thủy Bắc tập kết tại xã Thanh Thủy để hỗ trợ người dân. Ảnh: QT
Anh Trần Văn Hậu (trú thôn Bắc Hòa, xã Ngư Thủy Bắc) cho biết, đến 23h có khoảng 10 tàu của xã đã có mặt tại trung tâm huyện Lệ Thủy. Trong sáng nay (30/10), các tàu hỗ trợ chính quyền, vận chuyển hàng cứu trợ vào giúp bà con vùng thấp trũng đang bị nước lũ chia cắt.
Video đang HOT
Nước lũ khiến cuộc sống nhiều người dân thị trấn Kiến Giang bị đảo lộn. Ảnh: QT
Đêm 29/10, nhiều nhà dân ở huyện Lệ Thủy vẫn bị nước lũ bủa vây. Ảnh: QT
Một người dân xã Cam Thủy chèo đò trong sân nhà ra ngoài, đi mua nhu yếu phẩm. Ảnh: QT
Người dân thôn Đặng Lộc 1 (xã Cam Thủy) đi thả lưới, đán.h bắt cá. Ảnh: QT
Phương tiện di chuyển trong nhà của nhiều người dân huyện Lệ Thủy là đò và các vật dụng tự chế có thể nổi được. Ảnh: QT
Khó ngủ, một người phụ nữ vừa tranh thủ vớt rác, canh lũ. Ảnh: QT
Theo báo cáo của Ban chỉ huy PCTT&TKCN kiêm Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự tỉnh Quảng Bình, đến 17h ngày 29/10, toàn tỉnh có 32.885 hộ dân bị ngập lụt.
Nước lũ dâng cao, gây chia cắt hàng ngàn nhà dân ở tỉnh Quảng Bình. Ảnh: QT
Trong đó, huyện Lệ Thủy có 19.762 nhà bị ngập, huyện Quảng Ninh có 12.123 nhà bị ngập, TP Đồng Hới có 1.000 hộ bị ngập.
Toàn tỉnh hiện có 14 điểm giao thông trên QL 9C, QL 9E và một số tuyến đường tỉnh bị ngập, cùng 13 điểm sạt lở đã và đang được khắc phục.
Lũ trên sông Nhật Lệ ở Quảng Bình trên báo động 3, vượt lũ lịch sử năm 1983
Sáng 28/10, lũ trên sông Nhật Lệ tại TP Đồng Hới, Quảng Bình đang có xu hướng lên. Lúc 11h, mực nước tại trạm Đồng Hới trên báo động 3 là 0,11m, cao hơn đỉnh lũ lịch sử năm 1983 (2,05m) là 0,06m.
Cục Quản lý đê điều và phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, đến 6h ngày 28/10, bão số 6 và mưa lũ do hoàn lưu bão đã khiến 1 người t.ử von.g tại Quảng Bình và 4 người bị thương tại Quảng Nam.
Mưa bão số 6 đã làm 295 nhà hư hỏng, tốc mái; 15.199 nhà bị ngập. Trong đó, Quảng Bình có hơn 15.000 nhà vẫn đang ngập.
Do ảnh hưởng của mưa bão số 6, có 37 vị trí trên quốc lộ 9B (Quảng Bình), đường Hồ Chí Minh (Quảng Trị) bị sạt lở; ngập một số vị trí ngầm tràn trên các quốc lộ 9B, 9C, 15 (Quảng Bình), 15D (Quảng Trị) và nhiều tuyến đường tỉnh, đường liên xã thuộc các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.
Đến sáng nay, các tuyến đường, ngầm tràn tại Quảng Trị, Thừa Thiên Huế cơ bản đã rút nước, giao thông trở lại bình thường.
Lực lượng chức năng di dời người dân ra khỏi vùng ngập lụt (Ảnh: Đức Tài).
Về thủy lợi, mưa bão cũng khiến 950m kè, kênh mương bị hư hỏng, khoảng 8,6km bờ biển ở Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế bị xói lở.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đêm qua và sáng nay, khu vực từ nam Hà Tĩnh đến Quảng Trị tiếp tục có mưa to đến rất to. Cục bộ có nơi trên 200mm như Lâm Thủy (Quảng Bình) 325mm, Hồ Kim Sơn (Hà Tĩnh) 243mm...
Trong đêm qua và sáng nay, tại thượng nguồn sông Kiến Giang (xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình), lũ đang rút nhanh. Lúc 11h, mực nước tại trạm Kiến Giang xuống mức dưới báo động (BĐ) 2 khoảng 0,58m.
Tại trạm Lệ Thủy (thị trấn Kiến Giang, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) vẫn ở mức trên BĐ3 khoảng 1m (thấp hơn mức lũ lịch sử năm 2020 khoảng 1,2m).
Lũ trên sông Nhật Lệ, đoạn qua thành phố Đồng Hới (Quảng Bình) sáng 28/10, đang có xu hướng lên. Lúc 11h, mực nước tại trạm Đồng Hới lên mức 2,11m, trên BĐ3 là 0,11, cao hơn đỉnh lũ lịch sử năm 1983 (2,05m) là 0,06m.
Cơ quan khí tượng cảnh báo, ngày 28/10 đến đêm 29/10, khu vực từ Nam Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế có mưa to, cục bộ có mưa rất to với lượng mưa từ 100-200mm, cục bộ có nơi trên 350mm; cảnh báo nguy cơ có mưa cục bộ cường suất lớn (>100mm/3h).
Ngoài ra, ngày và đêm 28/10, khu vực Nam Bộ và Bình Thuận có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa 15-30mm, có nơi trên 70mm.
Ngày và đêm 30/10, khu vực từ Nam Hà Tĩnh đến Quảng Nam có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông với lượng mưa 30-60mm, cục bộ có nơi trên 80mm.
Mưa lớn có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp; lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc.
Giúp dân trong bão Trà Mi, một thanh niên xung kích bị nước cuốn mất tích Tính đến 16 giờ ngày 27-10, huyện Lệ Thủy đã di dời 73 hộ, 201 khẩu tại các xã Kim Thủy, Lâm Thủy, Thái Thủy và Kim Thủy Nhiều địa phương ở Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình ngập lụt Ngày 27-10, ông Lê Thuận Văn, Chủ tịch UBND xã Thái Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ (Quảng Bình) cho biết một thanh niên xung kích...