Đem cửa sắt rào lối đi chung, bị tòa buộc tháo dỡ, còn mất phí thẩm định 7 triệu
Tòa cho rằng lối đi chung là hẻm nội bộ được thể hiện trong hồ sơ kỹ thuật và giấy đất của các hộ liên quan từ nhiều năm.
Mới đây, TAND TP Cần Thơ đã đưa ra xét xử phúc thẩm vụ kiện tranh chấp lối đi chung giữa nguyên đơn là ông N và bị đơn là ông V do có kháng cáo của bị đơn.
Tòa buộc bị đơn phải chấm dứt hành vi cản trở việc sử dụng lối đi chung của nguyên đơn và phải tháo dỡ cửa sắt trên lối đi. Ảnh minh họa AI.
Lấy cửa sắt rào lối đi chung
Theo hồ sơ, ông N trình bày gia đình ông có thửa đất ở đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2015, diện tích là 53 m 2. Ông đã sử dụng thửa đất từ năm 2016 đến nay. Cặp bên phần đất nhà ông là lối đi chung với gia đình ông V.
Ông N cho rằng lối đi này đã có từ trước, không thuộc quyền sở hữu của ai mà là lối đi chung của các hộ dân xung quanh và nhà phía bên trong. Trong thời gian gần đây, bị đơn đã tự ý rào chắn ngang trước hẻm nội bộ, cặp phần đất nhà ông và sử dụng riêng như phần đất thuộc quyền sở hữu của bị đơn.
Bị đơn không cho gia đình ông N và các hộ dân khác trong hẻm đi qua vì đã rào lại.
Đầu năm 2022, ông N đã gửi đơn nhờ phường giải quyết. Phường đã tổ chức hòa giải nhưng không thành. Đại diện UBND phường đã kết luận yêu cầu hộ ông V tháo dỡ hàng rào, di dời đồ đạc để trả lại lối đi chung…
Video đang HOT
Sau đó, phường có văn bản đề nghị ông liên hệ tòa án để được giải quyết. Vì vậy, ông khởi kiện yêu cầu bị đơn tháo dỡ hàng rào, mái che và những vật dụng trên hẻm, trả lại cảnh quan cho các hộ dân có liên quan đến hẻm nội bộ…
Ông V cho rằng phần hẻm nội bộ mà ông N khởi kiện là thuộc quyền sử dụng của ông. Ông đã ở và sử dụng con hẻm này từ trước năm 1975 cho đến nay. Ông N là người mới đến ở thời gian gần đây nên không nắm rõ nguồn gốc của phần hẻm này. Nếu ông N có nhu cầu sử dụng chung thì cùng nhau thỏa thuận trên tinh thần thiện chí với nhau. Trên con hẻm nội bộ, ông có để xe máy của gia đình và làm cửa rào kéo bằng sắt để phòng trộm cắp. Ông không thống nhất với yêu cầu của ông N.
Phải tháo cửa sắt
Xử sơ thẩm, TAND quận Ninh Kiều chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn về tranh chấp lối đi chung. Tòa buộc bị đơn phải chấm dứt hành vi cản trở việc sử dụng lối đi chung của nguyên đơn và phải tháo dỡ cửa sắt kéo (cao 2,2 m x ngang 1,75 m) trên lối đi nội bộ có diện tích 28,1 m 2 đất .
Sau đó, ông V kháng cáo yêu cầu hủy án sơ thẩm, bác yêu cầu khởi kiện của ông N.
Xử phúc thẩm, TAND TP Cần Thơ nhận định, văn phòng đăng ký đất đai quận Ninh Kiều cho biết, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp chỉnh lý sang tên ông N là đúng trình tự thủ tục; hồ sơ thể hiện nguồn gốc đất đều có hẻm nội bộ, đến khi ông N nhận chuyển nhượng vẫn thể hiện thửa đất của ông tiếp giáp hẻm nội bộ.
Hồ sơ đất của ông V thể hiện ông mua giấy tay từ năm 1977, đến năm 2006 ông xin cấp giấy và được cấp giấy cùng năm này. Hồ sơ kỹ thuật thửa đất thể hiện hẻm nội bộ 1,5 m và hẻm này có thể hiện trên giấy đất của ông V.
Ngoài ra, UBND phường có văn bản cho biết, vị trí đất tranh chấp có diện tích 28,1 m 2 thể hiện trên giấy đất của ba hộ dân là hẻm nội bộ. Do đó, phần đất tranh chấp là hẻm nội bộ do các hộ dân nêu trên đang sử dụng.
Từ các cơ sở trên, tòa phúc thẩm cho rằng có đủ cơ sở xác định được phần đất tranh chấp là hẻm nội bộ do ba hộ đang sử dụng (trong đó có nguyên đơn và bị đơn). Do vậy, yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn về việc yêu cầu bị đơn tháo dỡ hàng rào, mái che và những vật dụng trên hẻm nội bộ là có căn cứ chấp nhận.
Ông V kháng cáo nhưng không cung cấp được chứng cứ thể hiện phần tranh chấp thuộc quyền quản lý, sử dụng riêng của hộ ông nên tòa bác kháng cáo, giữ y bản án sơ thẩm.
Ngoài ra, tòa phúc thẩm còn buộc bị đơn phải hoàn trả cho nguyên đơn 7 triệu đồng tiền chi phí tố tụng xem xét, thẩm định.
Đòi lại tài sản thì không được tính lãi suất chậm trả
Cấp sơ thẩm xác định quan hệ tranh chấp trong vụ án này là tranh chấp đòi lại tài sản nhưng lại buộc bị đơn trả khoản tiền lãi chậm trả là không phù hợp.
TAND Cấp cao tại TP.HCM vừa xét xử phúc thẩm vụ tranh chấp đòi tài sản giữa nguyên đơn là bà NKN (ngụ TP.HCM) và bị đơn là ông NĐT (Việt kiều Mỹ). Bà N kiện ông T đòi lại số tiền đã chuyển, cùng với khoản tiền lãi chậm trả.
HĐXX phúc thẩm đã chấp nhận một phần kháng cáo của bị đơn, một phần kháng nghị của VKSND TP.HCM, bác yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn liên quan đến khoản tiền lãi chậm trả.
Đại diện phía bị đơn tại phiên tòa phúc thẩm (bên trái). Ảnh: TL
Theo nội dung vụ kiện, bà N đòi ông T trả lại khoản tiền (cả gốc và lãi) mà bà đã chuyển cho ông T để hùn hạp mua bán nhà đất. Trước đó, bà N đã nhiều lần chuyển tiền tại Việt Nam cho ông T, tổng cộng 21,5 tỉ đồng. Ông T cam kết trong trường hợp không đầu tư được thì hoàn trả số tiền gốc cùng với lãi suất ngân hàng.
Quá trình giải quyết vụ án, phía bị đơn thừa nhận các khoản tiền phía nguyên đơn chuyển tại Việt Nam là đúng. Tuy nhiên, bị đơn cho rằng bản chất các khoản tiền này không phải để hùn hạp mua bán nhà đất, mà là để góp vốn đầu tư kinh doanh tại Hoa Kỳ.
Cụ thể, góp vốn mua cổ phần Công ty sữa US. Milk Nutrition; góp vốn liên doanh mua bất động sản Warehouse. Các hoạt động kinh doanh đang diễn ra bình thường thì bà N có yêu cầu rút lại số tiền đã mua cổ phần...
Xét xử sơ thẩm tháng 1-2024, tòa tuyên buộc ông T trả cho bà N số tiền gốc là 21,5 tỉ đồng và lãi chậm trả là 8,3 tỉ đồng.
Sau đó, VKSND TP.HCM kháng nghị theo hướng sửa án sơ thẩm, tuyên không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Bởi số tiền mà bà N chuyển cho ông T đúng là để thành lập công ty tại Hoa Kỳ và góp vốn kinh doanh bất động sản. Thực tế thì bà N đã trở thành một chủ thể trực tiếp đầu tư, được sở hữu cố phần và thực hiện quyền của một cổ đông...
Tại phiên tòa phúc thẩm, HĐXX nhận thấy về lãi chậm trả, nguyên đơn cho rằng các bên có thỏa thuận nhưng nguyên đơn không đưa ra được tài liệu chứng minh; còn bị đơn không thừa nhận có việc hai bên thỏa thuận về tiền lãi. Do đó, yêu cầu của nguyên đơn về việc buộc bị đơn trả tiền lãi theo lãi suất cơ bản 9%/năm cho đến ngày xét xử sơ thẩm là không có căn cứ chấp nhận.
Mặt khác, cấp sơ thẩm xác định quan hệ tranh chấp trong vụ án này là tranh chấp đòi lại tài sản nhưng lại buộc bị đơn trả khoản tiền lãi chậm trả là không phù hợp.
Cựu PGĐ Sở Kế hoạch và đầu tư TP.HCM nhận tiền tỷ, lệnh cấp dưới làm sai Được hưởng lợi 1,9 tỷ đồng, lờ đi những điểm vi phạm mà chuyên viên đã chỉ ra, bà Trần Thị Bình Minh (cựu Phó Giám đốc Sở KH&ĐT TP.HCM) chỉ đạo cấp dưới làm sai. Viện kiểm sát Tối cao vừa truy tố bà Trần Thị Bình Minh, cựu Phó Giám đốc Sở KH&ĐT TP.HCM, với cáo buộc đã bỏ qua sai...