Delta là “biến chủng dễ lây lan nhất” thế giới, lan rộng khắp 85 nước
Tổ chức Y tế Thế giới WHO gọi biến thể virus SARS-CoV-2 Delta là “dễ lây lan nhất” trên thế giới và nó đã lan ra khoảng 85 quốc gia.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus (Ảnh: AFP).
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus ngày 25/6, xác nhận Delta hiện là biến chủng “dễ lây lan nhất” trong số các biến chủng đã được biết đến và ghi nhận trên thế giới, và nó đã xuất hiện ở ít nhất 85 quốc gia trên toàn cầu.
Ông Tedros đồng thời nhận định, sự lây lan mạnh mẽ của biến chủng này trong thời gian qua là do tình trạng các nước nghèo thiếu vắc xin trong khi các nước giàu đã tăng cường tích trữ các chế phẩm này. Ông so sánh dịch Covid-19 với đợt dịch cúm lợn năm 2009 khi các nước nghèo phải chờ rất lâu mới tới lượt nhận vắc xin.
Maria Van Kerkhov, một quan chức WHO, cảnh báo: “Biến thể Delta sẽ tiếp tục biến đổi. Hiện tại, các biện pháp xã hội và sức khỏe cộng đồng của chúng ta chứng minh hiệu quả, vắc xin của chúng ta hoạt động, các phương pháp chẩn đoán và điều trị đều có tác dụng. Nhưng có thể sẽ đến lúc virus này tiếp tục biến đổi nhưng các biện pháp trên thì không còn tác dụng. Tình hình toàn cầu rất mong manh”.
Video đang HOT
Delta là chủng virus lần đầu được phát hiện ở Ấn Độ và được xem là một trong những nguyên nhân dẫn tới đợt bùng dịch nghiêm trọng ở quốc gia Nam Á hồi tháng 4 và tháng 5.
Trong khi đó, COVAX, sáng kiến phân phối vắc xin cho các nước nghèo do Liên Hợp Quốc hậu thuẫn, đã nhiều lần bị lỡ kế hoạch phân bổ chế phẩm này vì thiếu nguồn cung.
Trong bối cảnh biên giới đang mở cửa và các biện pháp chống dịch đang dần nới lỏng trên khắp châu Âu, Mỹ và các nước có tỷ lệ tiêm chủng cao, WHO cảnh báo điều này có thể dẫn tới sự bùng phát trở lại của mầm bệnh.
Quan chức Van Kerkhove cho biết, châu Âu hiện có hàng loạt sự kiện – từ các giải thi đấu thể thao quy mô lớn tới những bữa tiệc thịt nướng tại nhà – có thể sẽ gây ra hậu quả khiến mầm bệnh lây lan mạnh.
Hồi đầu tháng, giới chức Anh tuyên bố họ sẽ cho phép 60.000 người hâm mộ tới sân Wembley ở London xem các trận đấu trong khuôn khổ giải bóng đá EURO 2020. Các chuyên gia y tế đã bày tỏ quan ngại với quyết định này vì chủng Delta rất nguy hiểm và việc cho phép tụ tập đông người có thể sẽ tạo ra cơ hội cho nó lây lan mạnh.
Chủng Delta đe dọa xuyên thủng "hình mẫu tiêm chủng" của thế giới
Chính phủ Israel đưa ra thêm nhiều biện pháp nhằm ngăn chủng SARS-CoV-2 nguy hiểm Delta lây lan, dù Israel là một trong những quốc gia có tỷ lệ dân số tiêm chủng cao nhất thế giới.
Israel được xem là "hình mẫu tiêm chủng" của thế giới với tốc độ tiêm vắc xin nhanh trong thời gian qua (Ảnh: AFP).
Israel ngày 23/6 ban hành quy định mới, cho phép việc có thể cách ly bất cứ ai có tiền sử dịch tễ liên quan tới biến chủng Delta, dù người đó đã được tiêm phòng hoặc từng được chữa khỏi bệnh Covid-19 và sở hữu một lượng kháng thể nhất định.
Quyết định thận trọng của nhà nước Do Thái được đưa ra sau khi Thủ tướng Naftali Bennett trước đó cảnh báo một đợt bùng dịch mới do Delta gây ra, với số ca nhiễm trong ngày tăng cao sau vài tuần liên tục giảm nhờ nỗ lực tiêm chủng hàng loạt của Israel.
Một thống kê chỉ ra, 70% ca nhiễm mới ở Israel trong thời gian qua là chủng Delta, biến thể từng gây nên làn sóng lây nhiễm Covid-19 bùng nổ ở Ấn Độ hồi tháng 4 và tháng 5. Delta hiện đã xuất hiện ở trên 70 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới và khiến tình hình dịch bệnh ở nhiều nơi diễn tiến tồi tệ.
Theo đó, Bộ Y tế Israel chỉ thị, những người đã tiêm chủng hoặc từng mắc Covid-19 có thể bị yêu cầu tự cách ly tối đa 14 ngày nếu chính quyền tin rằng họ đã "tiếp xúc gần với người mang biến chủng nguy hiểm". Quy định về tiếp xúc gần bao gồm cả việc 2 người ngồi chung máy bay với nhau dù điều này có thể gây ảnh hưởng tới nỗ lực dần mở cửa du lịch trở lại của Israel với các du khách đã được tiêm chủng.
Ngoài ra, Bộ trưởng Y tế Israel Nitzan Horowitz cho hay, công dân hoặc cư dân Israel di chuyển tới các quốc gia có nguy cơ Covid-19 cao cũng sẽ đối mặt với việc có thể bị phạt tiền. Ngày 16/6, Israel ban lệnh cấm công dân, cư dân sống ở nước này tới Argentina, Brazil, Nam Phi, Ấn Độ, Mexico và Nga trừ khi họ nhận được sự cho phép đặc biệt.
Hình mẫu tiêm chủng
Theo trang tin Our World in Data , Israel là một trong những quốc gia có tỷ lệ tiêm vắc xin đủ mũi cho dân cao nhất thế giới. Họ được xem là "hình mẫu tiêm chủng" Covid-19 toàn cầu trong lúc nhiều nước vẫn đang chật vật tìm kiếm nguồn cung vắc xin. Khoảng 55% trên tổng dân số 9,3 triệu người của Israel đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin của Pfizer-BioNTech. Trước khi chủng Delta lây lan mạnh, Israel ghi nhận số ca bệnh giảm và hầu hết các lệnh hạn chế kinh tế chống dịch đã được gỡ bỏ.
Trẻ em 12-15 tuổi đủ điều kiện tiêm chủng nhưng tỷ lệ đi tiêm ở nhóm này khá thấp vào tháng trước. Thủ tướng Bennett đã cảnh báo về tình hình dịch bệnh lây lan tại các trường học và khuyến khích phụ huynh đưa con cái đi tiêm chủng.
Bộ Y tế Israel hôm qua cho hay, với những trường hợp trẻ em vi phạm quy tắc cách ly phòng dịch, cha mẹ của chúng có thể đối diện với khoản phạt tiền mặt 1.540 USD.
Ngoài ra, ông Bennett cũng cho biết, "nội các corona" - lực lượng đặc nhiệm cấp bộ đối phó với Covid-19 - sẽ được lập ra trong bối cảnh chính phủ mới vừa tuyên thệ nhậm chức trong tháng này. Động thái này diễn ra trong bối cảnh Israel ghi nhận hơn 100 ca Covid-19 mới trong 2 ngày liên tiếp. Chính quyền nước này cũng cho biết, nếu họ ghi nhận hơn 100 ca Covid-19 mỗi ngày trong vòng 1 tuần, quy định về đeo khẩu trang trong nhà sẽ được áp dụng trở lại.
Israel cho tới nay ghi nhận trên 840.000 ca Covid-19 và hơn 6.400 ca tử vong.
Cảnh báo biến chủng Delta khiến Covid-19 Mỹ tăng vào mùa thu Nhà dịch tễ học, tiến sĩ Anne Rimoin cảnh báo ca Covid-19 ở Mỹ sẽ tăng cao hơn vào mùa thu do biến chủng Delta dễ lây lan. "Biến chủng Delta, có khả năng lây nhiễm hơn 60% so với biến chủng Alpha, chỉ để cho thấy rằng bạn nếu bạn tiếp xúc với ai đó mắc Covid-19 và bạn không được tiêm...