Dell muốn “cưa sừng làm nghé”
Sau khi trở thành công ty tư nhân, Dell muốn mình giống như 1 startup mới khởi nghiệp như Skype, Dropbox…để có được năng lượng cũng như tầm nhìn cho tương lai.
Dell từng là một trong top những nhà sản xuất PC lớn nhất thế giới, tuy nhiên giờ đây khi mà thị trường PC đã đi xuống, hãng quyết định trở thành một công ty tư nhân. Dell chính thức trở thành công ty tư nhân hồi cuối tháng Mười. Đồng thời, Dell dường như cũng muốn thay đổi hình ảnh, thương hiệu vốn có của mình.
Trong một quảng cáo truyền hình vừa được Dell giới thiệu có tên “Beginings”, hãng muốn “làm mới”, trẻ hóa mình như một startup (công ty mới khởi nghiệp). Hãng cho rằng cách nghĩ đó sẽ giúp chính bản thân họ có được nguồn năng lượng dồi dào, cũng như những tầm nhìn, chiến lược cho tương lai. Trong đoạn quảng cáo, Dell nhắc tới những startup một thời như Dropbox, Gilt và Skype…- những công ty từng rất non trẻ nhưng nhờ “dám nghĩ dám làm” đã đạt được thành công vang dội.
Video đang HOT
Chưa biết liệu Dell định làm gì và sẽ làm được gì trong tương lai, nhưng chúng ta cùng hy vọng rằng quyết tâm của Dell sẽ được hiện thực hóa bằng các hành động cụ thể. Nhà sáng lập Dell cũng từng có ý định biến Dell từ công ty sản xuất máy tính thành nhà sản xuất thiết bị di động, và chúng ta sẽ chờ xem liệu hãng có thành công hay trên thị trường vốn đã khốc liệt này hay không.
* Video quảng cáo của Dell:
Theo PLXH/Engadget
An ninh Mỹ bí mật cấy công cụ nghe lén vào sản phẩm công nghệ
Theo tài liệu nội bộ rò rỉ từ Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA), NSA đã bí mật cài malware và phần cứng gây hại vào thiết bị điện tử của Huawei, Samsung, Cisco...
Ảnh minh họa
Dựa trên tài liệu nội bộ bị rò rỉ từ Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA), báo Der Spiegel của Đức vừa có bài viết cho rằng NSA, phối hợp với CIA và FBI, thường xuyên bí mật chặn các chuyến hàng vận chuyển laptop hoặc linh kiện máy tính để cấy thiết bị gián điệp vào hàng hóa trước khi chúng được chuyển tới nơi nhận.
Theo Der Spiegel, NSA đã thành lập một nhóm tên là TAO có nhiệm vụ đưa các chuyến hàng vận chuyển laptop và linh kiện máy tính tới các "phân xưởng bí mật", tại đây các điệp viên tải malware (phần mềm độc hại) vào thiết bị điện tử, hoặc gắn phần cứng nghe lén. Nhờ đó, NSA có thể truy cập thiết bị điện tử từ xa.
Trong khi bài báo không đề cập tới quy mô của chương trình, cũng như đối tượng bị NSA theo dõi, nó đã cung cấp một cái nhìn độc đáo về việc làm của NSA và cộng đồng tình báo rộng lớn nhằm bí mật truy cập các thiết bị.
Một trong những sản phẩm có vẻ đã được NSA sử dụng để tấn công các thiết bị mục tiêu có tên mã là COTTONMOUTH. COTTONMOUTH đã được sử dụng từ năm 2009, là một phần cứng cấy ghép bí mật cho phép NSA truy cập từ xa vào các thiết bị.
COTTONMOUTH, cùng với các công cụ khác, được cung cấp cho NSA thông qua một gian hàng gián điệp cho phép đặt hàng qua email. Bài báo cho thấy những cửa hàng này cung cấp "cửa sau" vào phần cứng và phần mềm của những hãng công nghệ lớn nhất như Cisco, Juniper Networks, Dell, Seagate, Western Digital, Maxtor, Samsung, và Huawei. Nhiều trong số những mục tiêu này là các công ty của Mỹ. Theo bài báo, NSA thậm chí còn có thể khai thác các báo cáo lỗi từ hệ điều hành Windows của Microsoft bằng cách chặn những báo cáo này và xác định lỗi trên máy tính bị tấn công. Sau đó, NSA có thể tấn công máy tính đó với trojan hoặc các loại malware khác.
Phản hồi lại bài đăng trên Der Spiegel, phó chủ tịch cấp cao của Cisco, ông John Stewart, viết: "Chúng tôi quan tâm sâu sắc tới tất cả những gì có thể ảnh hưởng tới tính toàn vẹn của chúng tôi hoặc mạng lưới của khách hàng", rằng Cisco "không làm việc với bất kỳ chính phủ nước nào để tìm cách khai thác lỗ hổng trên thiết bị".
Theo The Verge
Chuyển nhanh dữ liệu từ Windows Phone sang Android Bạn đang dùng Windows Phone nhưng muốn chuyển sang Android? Thật may mắn, việc đồng bộ danh bạ và dữ liệu từ Windows Phone sang hệ điều hành di động phổ biến nhất thế giới là cực kì dễ dàng. Các điện thoại Windows Phone của Nokia vẫn là những chiếc máy ảnh chụp hình rất tuyệt vời. Tuy vậy, cho đến thời...