Dell muốn “bán mình”?
Cổ phiếu của Dell tăng gần 13% vào hôm qua 14/1 sau khi Bloomberg News cho biết Dell đang đàm phán với ít nhất 2 công ty đầu tư vốn cổ phần tư nhân về vụ mua lại công ty máy tính đang gặp khó khăn này.
Thương vụ mua lại có thể không giải quyết mọi vấn đề của Dell nhưng sẽ cho phép Công ty thực hiện các giải pháp quyết liệt nhằm vượt qua khó khăn mà không khiến cổ đông phải khó chịu.
Thế nhưng, Dell là thương vụ thâu tóm sẽ rất khó nuốt đối với những người mua tiềm năng. Bởi lẽ, thương vụ mua lại dựa trên vay nợ này có thể sẽ ngốn tới hơn 20 tỷ USD, nhất là khi Dell đang mang trong mình món nợ lên tới 9 tỷ USD.
Với giá trị hơn 20 tỷ USD, đây sẽ là thương vụ mua lại lớn nhất trong ngành công nghệ kể từ vụ mua lại Freescale Semiconductor giá 17,6 tỷ USD của một nhóm đi thâu tóm đứng đầu là Tập đoàn Blackstone Group vào năm 2006 (phát ngôn viên của Dell đã từ chối trả lời về vấn đề này).
Bất kỳ thỏa thuận mua lại nào cũng sẽ dính líu đến Michael Dell, nhà sáng lập Công ty, vì ông đang sở hữu gần 16% cổ phần của Dell. Tại một hội nghị vào tháng 6/2010, khi được hỏi liệu ông có cân nhắc đến việc đưa Dell trở thành công ty tư nhân, Michael Dell đã trả lời là “Có”.
Video đang HOT
Kể từ khi quay trở lại vị trí Tổng Giám đốc cách đây 6 năm, ông Michael Dell đã nỗ lực đưa Công ty chuyển từ mảng kinh doanh chính là máy tính cá nhân và máy chủ sang mảng kinh doanh tăng trưởng ổn định hơn là trang bị phần cứng và phần mềm cho các trung tâm dữ liệu doanh nghiệp. Tuy nhiên, mảng máy tính cá nhân vẫn chiếm tới 50% tổng doanh thu của hãng máy tính này.
Trong khi đó, mảng máy tính cá nhân ngày càng sa sút thấy rõ. Hôm thứ Hai, hãng nghiên cứu thị trường Gartner cho biết Dell chỉ bán được 37,6 triệu chiếc máy tính cá nhân trên toàn thế giới trong năm 2012, giảm tới 12,3% so với năm 2011.
Lĩnh vực máy tính cá nhân đang đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ máy tính bảng và điện thoại thông minh. Việc Microsoft tung ra hệ điều hành Windows 8 vào tháng 10/2012, vốn được các nhà sản xuất máy tính kỳ vọng sẽ giúp cải thiện tình hình kinh doanh của họ, có thể khiến cho tình hình càng tồi tệ hơn. Bởi lẽ, các khách hàng dường như không mấy thích thú với lối thiết kế và các cải tiến về màn hình cảm ứng của Microsoft.
Thấy rõ điều này, ông Michael Dell đang cố gắng giảm sự lệ thuộc vào mảng máy tính cá nhân. Nhưng nỗ lực của ông đang gặp quá nhiều làn gió ngược. Tháng 7 năm ngoái, Dell đã mua lại Quest Software, một hãng sản xuất phần mềm cho các trung tâm dữ liệu, với giá 2,4 tỷ USD. Tuy nhiên, John A. Swainson, đứng đầu mảng phần mềm doanh nghiệp của Dell, cho biết sẽ phải mất 5 năm mới xây dựng được một bộ phận đủ lớn và mạnh để có thể tác động lên kết quả kinh doanh chung của cả Tập đoàn.
Hồi tháng 10, Dell cũng đã công bố một loạt cải tiến trong lĩnh vực máy chủ, lưu trữ dữ liệu và kết nối mạng máy tính nhưng lại gặp sự cạnh tranh khốc liệt từ Hewlett-Packard, IBM và Oracle. Những khó khăn này đã khiến cho cổ phiếu của Công ty liên tục lao dốc. Trước ngày 14/1, giá cổ phiếu của Dell đã giảm tới 30% trong suốt 12 tháng qua.
Sau những nỗ lực không thành này, dường như Michael Dell cũng đã hết cách. Việc bán đi doanh nghiệp là một khả năng rất cao. Một số chuyên gia cho rằng, hơn 20 tỷ USD có thể là cái giá quá cao đối với một công ty đi thâu tóm, nhưng nếu là nhiều công ty cùng mua thì sẽ khác. Hơn nữa, những người mua này có thể đi vay giá rẻ nhờ vào sức cầu cao trên các thị trường nợ. Ngoài ra, Dell có lượng tiền mặt và các khoản đầu tư ngắn hạn lên tới 11,3 tỷ USD tính đến ngày 2/11/2012.
Những điều này khiến cho thương vụ thâu tóm Dell trông có vẻ không quá “đáng sợ” đối với những người mua tiềm năng.
Theo Đầu Tư Chứng Khoán
Trả đũa Mỹ, Trung Quốc cáo buộc Cisco là nguy cơ an ninh
Có vẻ như Trung Quốc đã sẵn sàng trả đũa một nghiên cứu gần đây của Quốc hội Mỹ xác định Huawei và ZTE tiềm ẩn nguy cơ đối với an ninh quốc gia Mỹ.
Trang tin TechinAsia dẫn một số trang tin tức ở Trung Quốc cáo buộc Cisco cùng 7 công ty công nghệ Mỹ khác bao gồm IBM, Microsoft, Google, Qualcomm, Intel, Apple và Oracle đang trở thành mối đe doạ cho an ninh Trung Quốc.
Hãng viễn thông khổng lồ Cisco dường như là mục tiêu trút giận chính của các phương tiện truyền thông Trung Quốc. Những rắc rối bắt đầu hồi đầu tuần khi Trung tâm Kinh tế và Tin học Trung Quốc (CEI) sử dụng dữ liệu được công bố trong báo cáo của Trung tâm ứng cứu khẩn cấp Máy tính Trung Quốc (CNCERT) để rút ra kết luận rằng Cisco và các công ty công nghệ cao của Mỹ khác có thể gây tổn hại cho cơ sở hạ tầng mạng của Trung Quốc.
Cũng theo các nguồn tin, các công ty Mỹ đang kiểm soát các máy chủ Trung Quốc bằng trojan và mạng máy tính ma (botnet) với quy mô gần 8,9 triệu máy tính Trung Quốc bị chiếm quyền điều khiển. Ngoài ra, ba trong bốn địa chỉ IP giả mạo tấn công trang web ngân hàng Trung Quốc cũng đến từ Mỹ. CEI đơn cử Cisco là mối đe doạ đặc biệt bởi hãng này cung cấp hầu hết dịch vụ, thiết bị cho cơ sở hạ tầng mạng của Trung Quốc.
Sau khi phân tích báo cáo của CNCERT, trang tin TechinAsia nhận thấy tài liệu của CNCERT xem xét các mối đe doạ từ các công ty Mỹ hiện nay chỉ ở mức "vừa phải" (moderate), không tồi tệ hơn các mối đe doạ từ các quốc gia khác gồm Nhật Bản và Đài Loan. Báo cáo này cũng không đề cập gì tới Cisco.
Tuy nhiên, câu chuyện này có vẻ đang có xu hướng leo thang khi có sự tham gia của báo chí. Nhiều báo Trung Quốc như Caijing National Weekly, China Enterprise Report và đài tiếng nói Trung Quốc đăng tải bài viết buộc tội Cisco là mối đe dọa với an ninh.
Vấn đề thực sự của câu chuyện này có thể chỉ là một lời nhắc nhở với toàn thế giới rằng chính phủ Trung Quốc không hề bỏ ngỏ vấn đề an ninh mạng. Và Trung Quốc cũng sẽ dần phát triển công nghệ để không còn phải phụ thuộc quá nhiều vào thiết bị, linh kiện của các hãng nước ngoài.
Theo VnReview
Top 10 hãng công nghệ đột phá nhất trong kinh doanh (Phần 2) #5: 10gen - Giúp các cơ sở dữ liệu mở rộng hơn, hoạt động nhanh hơn với chi phí thấp hơn Đồng sáng lập kiêm CEO Dwight Merriman Lĩnh vực hoạt động: Phát triển một trong những cơ sở dữ liệu NoSQL (không sử dụng mô hình dữ liệu quan hệ) phổ biến hơn cả, được biết đến dưới cái tên MongoDB. NoSQL...