Đề xuất tiền cọc đấu giá đất lên tối đa 35%, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói gì?
Bộ Tài Nguyên và Môi trường cho biết mức tiền đặt trước tối đa hiện nay (5-20%) là phù hợp.
Trường hợp nâng mức tiền đặt trước lên quá cao có thể sẽ có ít tổ chức, cá nhân đủ điều kiện tham gia đấu giá, tiềm ẩn nguy cơ thông đồng, móc nối để dìm giá.
Theo cử tri tỉnh Nghệ An, hiện nay, việc đấu giá quyền sử dụng đất còn nhiều bất cập, nhất là tình trạng nâng giá, dìm giá, bỏ cọc.
Cử tri kiến nghị Chính phủ sửa đổi, hoàn thiện các quy định về đấu giá quyền sử dụng đất như quy định về giá khởi điểm, chế tài đối với việc không thực hiện thanh toán tiền trúng đấu giá.
Trong đó có đề xuất nâng mức tiền đặt cọc đấu giá đất lên khoảng 30 – 35% giá khởi điểm, quy định thời gian tối thiểu mới được chuyển nhượng, tách thửa để ổn định thị trường quyền sử dụng đất ở, hạn chế tình trạng nhà đầu tư lướt sóng thao túng thị trường, người dân có nhu cầu lại không mua được.
Video đang HOT
Về vấn đề này, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, hiện nay, Luật Đấu giá tài sản quy định người tham gia đấu giá phải nộp tiền đặt trước với mức từ 5% đến 20% so với giá khởi điểm của tài sản đấu giá. Mức cụ thể do người có tài sản đấu giá và tổ chức đấu giá tài sản thỏa thuận, quyết định.
Tiền đặt trước sau khi trúng đấu giá được chuyển thành tiền đặt cọc để bảo đảm thực hiện giao kết hoặc thực hiện hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc thực hiện nghĩa vụ mua tài sản đấu giá sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Qua triển khai với nhiều loại tài sản được đưa ra bán đấu giá, giá trị tài sản khác nhau (hiện nay có hơn 20 loại tài sản được đưa ra bán đấu giá) đã cho thấy mức tiền đặt trước tối đa mà Luật Đấu giá tài sản quy định là phù hợp, tạo điều kiện thu hút được nhiều tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá.
Trường hợp nâng mức tiền đặt trước lên quá cao có thể sẽ có ít tổ chức, cá nhân đủ điều kiện tham gia đấu giá, tiềm ẩn nguy cơ thông đồng, móc nối để dìm giá.
Hiện nay, Bộ Tư pháp đang chuẩn bị tổ chức tổng kết 5 năm thi hành Luật Đấu giá tài sản, Bộ sẽ nghiên cứu các phản ánh, kiến nghị của cử tri liên quan đến các quy định về trình tự, thủ tục đấu giá, trong đó có nội dung về tỷ lệ tiền đặt trước trong quá trình đề xuất, sửa đổi, bổ sung Luật Đấu giá tài sản trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, tiếp thu ý kiến của cử tri phản ánh về việc hoàn thiện quy định về đấu giá quyền sử dụng đất (trong đó có quy định về giá khởi điểm, tỷ lệ đặt cọc, thanh toán tiền trúng đấu giá,…).
Về các nội dung này, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã bổ sung vào dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, đang hoàn thiện trình Chính phủ ban hành và sẽ nghiên cứu để thể chế trong quá trình hoàn thiện dự án Luật Đất đai sửa đổi.
Vinh danh 100 doanh nghiệp bền vững Việt Nam 2022
Tối 1/12, Lễ công bố các doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam năm 2022 do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) tổ chức đã diễn ra tại Hà Nội.
Ông Trần Tuấn Anh, Trưởng ban Kinh tế Trung ương và Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công trao quyết định cho Top 10 doanh nghiệp bền vững trong lĩnh vực sản xuất. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN.
Năm 2022 là năm thứ 7 liên tiếp, Chương trình đánh giá, công bố các doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam (Chương trình CSI) được VCCI chủ trì tổ chức, với sự phối hợp của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Chương trình được sự hưởng ứng, tham gia đông đảo của cộng đồng doanh nghiệp cả nước, không phân biệt quy mô cũng như lĩnh vực hoạt động.
Từ các hồ sơ doanh nghiệp đăng ký tham gia, Ban tổ chức đã lựa chọn 148 hồ sơ để Hội đồng xét duyệt đánh giá, chấm điểm và trình Ban Chỉ đạo quyết định 100 doanh nghiệp bền vững tiêu biểu nhất để biểu dương tại lễ công bố.
Trong đó, ở Top 10 các doanh nghiệp bền vững trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ và sản xuất, tỷ lệ doanh nghiệp có vốn nhà nước, doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lần lượt là 40%, 25% và 35%.
Ngoài việc biểu dương hạng mục chính Doanh nghiệp bền vững, chương trình cũng đánh giá, lựa chọn ra các doanh nghiệp tiên phong, thực hiện tốt trong ba hạng mục chuyên đề: Thúc đẩy quyền năng phụ nữ và bình đẳng giới tại nơi làm việc làm; Kinh doanh có trách nhiệm và tôn trọng quyền trẻ em trong kinh doanh; Thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn, góp phần ứng phó biến đổi khí hậu.
Tiếp tục được sử dụng làm căn cứ đánh giá mức độ phát triển bền vững của các doanh nghiệp năm nay, bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững CSI phiên bản 2022 đã được cập nhật với 130 chỉ tiêu, trong đó có 68% chỉ tiêu liên quan đến yêu cầu tuân thủ pháp luật - là yêu cầu bắt buộc cho tất cả doanh nghiệp, 32% là các chỉ tiêu liên quan đến sáng kiến kinh doanh bền vững. Điều này cho thấy chỉ cần tuân thủ tốt các quy định của pháp luật, doanh nghiệp đã có thể xây dựng nền tảng vững chắc cho việc phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh bền vững.
Phát biểu khai mạc lễ công bố, ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Chủ tịch VCCI, Chủ tịch VBCSD, Phó Trưởng ban chỉ đạo Chương trình CSI 2022 chia sẻ, bên cạnh sự hưởng ứng tích cực của doanh nghiệp, thì Bộ chỉ số CSI và Chương trình cũng nhận được sự ghi nhận to lớn của Chính phủ về tính hiệu quả và tác động tích cực trong việc thúc đẩy phát triển bền vững doanh nghiệp. Trong nhiều quy định đều được lồng ghép yêu cầu về tiếp tục thực hiện chương trình đánh giá, công bố doanh nghiệp bền vững và nhân rộng áp dụng Bộ chỉ số CSI của VCCI trong cộng đồng doanh nghiệp.
Cũng theo ông Nguyễn Quang Vinh, Chương trình CSI 2022 ghi nhận tỷ lệ gần 25% doanh nghiệp mới tham gia lần đầu tiên, cho thấy ngày càng có nhiều doanh nghiệp quan tâm đến Chương trình nói riêng và phát triển bền vững nói chung. Kết quả điểm đánh giá hồ sơ của các doanh nghiệp năm 2022 đạt mức trung bình cao nhất so với những năm trước đây, cho thấy công tác tích hợp thực hiện mô hình quản trị bền vững tại các doanh nghiệp đã có bước tiến rõ rệt, đồng thời công tác tổng hợp thông tin, công tác báo cáo cũng đã hiệu quả hơn.
Ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương nêu rõ, phát triển bền vững là định hướng chiến lược, là lựa chọn tất yếu cho mô hình phát triển của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, và đề nghị doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam cần phát huy hơn nữa tính chủ động, năng lực sáng tạo, linh hoạt; tăng cường hợp tác, liên kết với nhau để tạo nên sức mạnh tổng thể; chuyển đổi tư duy kinh doanh sang kinh doanh có trách nhiệm, tạo ra tăng trưởng kinh tế trong sự hài hòa với lợi ích môi trường và xã hội.
Đồng thời, chủ động thúc đẩy các mô hình kinh tế mới để tạo thêm không gian phát triển; bám sát các đường lối, chính sách phát triển của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, từ đó tìm ra những hướng đi mới, cơ hội mới, đón đầu và nắm bắt kịp thời xu thế, giúp tạo ra lợi thế cạnh tranh cho chính doanh nghiệp.
Cũng tại lễ công bố, Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công chính thức phát động Chương trình đánh giá, công bố doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam năm 2023, đồng thời nhấn mạnh: kinh doanh bền vững sẽ tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn. Kinh doanh bền vững, có trách nhiệm là nền tảng để phát triển đột phá, thành công và là chìa khóa nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. VCCI cam kết sẽ luôn luôn sát cánh, đồng hành với các cơ quan, tổ chức, các doanh nghiệp trong nỗ lực xây dựng cộng đồng doanh nghiệp, cộng đồng kinh doanh bền vững tại Việt Nam, vì sự phát triển bền vững và thịnh vượng của đất nước.
Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quan trắc khí tượng Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành Thông tư số 14/2022/TT-BTNMT về Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quan trắc khí tượng. Quy chuẩn kỹ thuật này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quan trắc khí tượng bề mặt và khí tượng trên cao. Trạm quan trắc môi trường tự...