Đề xuất thành lập Ủy ban năng suất lao động
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh vừa có chỉ đạo yêu cầu Hội đồng tiền lương Quốc gia nghiên cứu, tham vấn ý kiến của các cấp lãnh đạo trong và ngoài nước để xây dựng Đề án thành lập một Ủy ban năng suất lao động tại Việt Nam.
Theo tin tức từ Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Phó Thủ tướng giao Hội đồng tiền lương Quốc gia nghiên cứu, tham vấn ý kiến của các Bộ, cơ quan, các chuyên gia trong nước và quốc tế để xây dựng Đề án thành lập Ủy ban năng suất lao động theo quy định.
Phó Thủ tướng yêu cầu báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét trong quý IV năm 2015. Trong đó cần chú ý làm rõ sự cần thiết, cơ sở pháp lý, loại hình tổ chức, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ của Ủy ban năng suất lao động với Hội đồng tiền lương Quốc gia và các cơ quan liên quan.
Ảnh minh họa.
Trước đó, Hội đồng tiền lương Quốc gia đã có văn bản gửi Chính phủ khuyến nghị phương án điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng năm 2015, trong đó có đề nghị về việc thành lập Ủy ban năng suất lao động để nghiên cứu, đánh giá về năng suất lao động của người lao động làm căn cứ xây dựng phương án điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng hàng năm, bảo đảm mối quan hệ hợp lý giữa tăng năng suất lao động và tăng tiền lương.
Nhiều nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Philippines… đều có cơ quan nghiên cứu chuyên sâu về năng suất lao động.
Hàng năm, các cơ quan này có các báo cáo về năng suất lao động, bao gồm mức đóng góp của người lao động vào năng suất lao động, các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động và các giải pháp để cải thiện, nâng cao năng suất lao động của người lao động.
Video đang HOT
Các cơ quan nghiên cứu về tiền lương sẽ căn cứ năng suất lao động và điều kiện kinh tế- xã hội khác để xác định, điều chỉnh tiền lương tối thiểu và khuyến nghị điều chỉnh tiền lương cho người lao động.
Như báo Người đưa tin đã thông tin từ trước, trong một báo cáo mới đây do Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) công bố, năng suất lao động của Việt Nam năm 2013 thuộc nhóm thấp nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Theo_Người Đưa Tin
Cho tôi xin một vé... đi thu tiền điện
"Không có chuyện 67.000 người chuyên đi thu tiền điện mà công tác thu tiền điện chỉ là một phần nhỏ trong các công việc của 67.000 cán bộ..."
Năng suất lao động của nhân viên ngành điện Việt Nam chỉ bằng 50% Malaysia.
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh có một tác phẩm khá nổi tiếng: "Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ". Tuy nhiên mấy ngày gần đây, sau khi có thông tin EVN có đến 67.000 người đi thu tiền điện, nhiều người hâm mộ nhà văn đã xin phép ông đổi tên tác phẩm thành "Cho tôi xin một vé đi thu tiền điện".
Mặc dù EVN đã có công văn đính chính phát biểu của chính ông Phạm Lê Thanh- Tổng giám đốc EVN về việc ở tập đoàn này có 67.000 người chỉ có chuyên môn, nghiệp vụ là "đi thu tiền điện" nhưng vấn đề này vẫn đang được tranh luận khá sôi nổi trên các diễn đàn, mạng xã hội.
Số là, ngày 2-10, trong buổi làm việc của Thủ tướng tại Bộ Công thương, ông Tổng Giám đốc EVN đã công bố một con số giật mình: Hiện tập đoàn này đang có số lao động khá lớn, lên tới trên 100.000 người, nhưng năng suất lao động chỉ bằng một nửa so với Malaysia. Đặc biệt, tập đoàn này có đến 67.000 người chỉ có chuyên môn, nghiệp vụ là "đi thu tiền điện".
Ngay sau đó, ngày 3-10, EVN ngay lập tức gửi công văn đi đính chính lời phát biểu trong báo cáo của lãnh đạo tập đoàn, công văn cho biết: "không có chuyện 67.000 người chuyên đi thu tiền điện mà công tác thu tiền điện chỉ là một phần nhỏ trong các công việc của 67.000 cán bộ, kỹ sư, công nhân viên tại các Tổng công ty Điện lực".
Thế là đã rõ, ở đây chỉ có chuyện là "hiểu nhầm" giữa người nhà với nhau mà thôi, 67.000 cán bộ kia còn có nhiều việc khác nữa chứ không chỉ có mỗi nhiệm vụ "ăn rồi đi thu tiền điện".
Mà thế mới phải chứ. Bởi việc thu tiền điện không phải là việc làm quanh năm suốt tháng. Một năm chỉ có 12 kỳ các hộ gia đình phải đóng tiền điện thôi, thường trong 1-2 ngày là xong, không có nhẽ EVN trả lương cho một đống người chỉ làm việc 1-2 ngày/tháng?
Trong khi đó, lương ở EVN không hề thấp, các báo cho biết: "Một kết quả kiểm toán gần đây của Kiểm toán Nhà nước cho thấy, thu nhập bình quân ở công ty mẹ - EVN trong nhiều năm liền ở mức gần 14 triệu đồng/người/tháng; thu nhập bình quân khối truyền tải điện là gần 11 triệu đồng/người/tháng".
Mới đây nhất, theo báo cáo của Bộ Công Thương, tiền lương của lãnh đạo EVN lên tới 61,32 triệu đồng/tháng đối với chức danh Chủ tịch và 53,4 triệu/tháng đối với Tổng giám đốc.
Đọc xong số lương bình quân 11 triệu đồng/người/tháng với thông tin ban đầu Tổng Giám đốc EVN đưa ra về chuyện 67.000 người chuyên đi thu tiền điện, ai mà chả có một ước mơ là mình có một vé đi thu tiền điện cho EVN?
Cứ cho là ông Tổng Giám đốc báo cáo nhầm về chuyện 67.000 người này đi, nhưng chuyện ông cho biết năng suất lao động của của tập đoàn có 100.000 người này chỉ bằng một nửa so với Malaysia cũng đã đủ khiến dân chúng tôi phát ngốt cả người.
Năng suất lao động thì chỉ bằng 1 nửa nước người ta, mà lương lại cao chót vót như mức lương trả cho các bác sĩ, kỹ sư như vậy, thì xin hỏi cái lý nó nằm ở chỗ nào?
Chính Thủ tướng cũng cảm nhận thấy sự bất hợp lý trong nhân sự ngành điện nên đã chỉ đạo: "Đối với EVN, nếu thiếu thiết bị phải đi mua, giảm số người phục vụ, đi làm việc khác".
Ngành điện không thể nại cái cớ: thiếu thiết bị nên phải ôm nhiều người, trong khi lương bình quân ngành điện thì cao thuộc hàng top trong xã hội. Tại sao biết là thiếu thiết bị mà lãnh đạo ngành điện không có phương án tài chính cho việc này mà vẫn có tiền để trả lương cho nhân viên cao đến như thế? Trách nhiệm và lương tâm các vị ở đâu?
Có người đã phát biểu trên mạng xã hội: "Có tình trạng này vì ngành điện độc quyền, mỗi năm lại trình một phương án tăng giá điện mới mà người dân thì không có quyền phản đối. Tại sao lương nhân viên ngành điện cao như thế trong khi đời sống mặt bằng người dân còn nhiều khó khăn? Chúng tôi không thể còng lưng để gánh các ông độc quyền mãi được".
Dào ôi, các ông các bà không gánh thì ai gánh cho đây? Đời phải có người sướng người khổ nó mới đa dạng phong phú chứ. Than trách làm gì.
Làm việc thì kém hiệu quả, năng suất lao động thấp, lương thì cao chót vót, có lẽ do "khéo đường tu" nên kiếp này các bác ấy được là lãnh đạo và nhân viên ngành điện. Ai kêu ca thì chịu khó xếp hàng đợi kiếp sau đi. Các cụ nhà ta chả có câu "giày dép còn có số" đấy là gì?
Theo_Báo Đất Việt
Việt Nam muốn được hỗ trợ kỹ thuật trong thực thi TPP Việt Nam chủ động, tích cực phối hợp với Hoa Kỳ và các nước để thúc đẩy việc sớm kết thúc đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), tuy nhiên, Việt Nam cần một giai đoạn chuyển đổi để đáp ứng các tiêu chí của Hiệp định. Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh trao đổi với Chủ tịch Ủy...