Chặn nạn “cò mồi” thủ tục vay vốn đóng tàu đánh bắt xa bờ
Ngành chức năng tỉnh Khánh Hòa đang nỗ lực ngăn chặn nạn “ cò mồi” thủ tục vay vốn đóng tàu đánh bắt xa bờ theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP khi tình trạng này đã và đang xảy ra tại Quảng Ngãi.
Ngư dân Khánh Hòa đăng ký vay vốn đóng tàu đánh bắt xa bờ theo Nghị định 67 nghe hướng dẫn về các quy định khi vay vốn, sáng 18/9.
Ngày 18/9, Chi cục Khai thác & Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức gặp mặt hơn 200 ngư dân đăng ký nâng cấp, cải hoán và đóng mới tàu cá theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/8 vừa qua. Theo đó, Chi cục này đã hướng dẫn ngư dân về việc thành lập lại Tổ đội đoàn kết sản xuất trên biển. Yêu cầu mỗi tổ từ 5 đến 8 tàu phải có chứng nhận của chính quyền địa phương vì đây là một trong những điều kiện để được xét vào danh sách vay vốn.
Chi cục Khai thác & Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Khánh Hòa yêu cầu ngư dân khẩn trương nộp “phương án sản xuất” cho chính quyền cấp xã (hoặc phường) để UBND huyện, tỉnh thẩm định, phê duyệt.
Để ngăn ngừa tình trạng “cò mồi” thủ tục vay vốn như từng xảy ra ở Quảng Ngãi, Chi cục Khai thác & Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Khánh Hòa đã hướng dẫn khung mẫu về “phương án sản xuất” khai thác thủy sản, hậu cần dịch vụ nghề cá ở vùng biển xa cho chủ tàu cá.
Video đang HOT
Khánh Hòa dự kiến đóng thí điểm 6 tàu vỏ thép trong đợt 1 triển khai Nghị định 67.
Tại Khánh Hòa, ông Võ Khắc Én, Chi cục phó Chi cục Khai thác & Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh – cho biết: “Chúng tôi đang làm phương án, hướng dẫn chi tiết cho ngư dân để đến 30/9 tới đây bà con phải nộp hồ sơ vay vốn đầy đủ. Những ai còn thắc mắc, chưa hiểu thì đến Chi cục để được hướng dẫn tận tình, không phải mơ hồ để bị “cò mồi” lợi dụng. Hiện Khánh Hòa chưa ghi nhận tình trạng cò mồi thủ tục vay vốn bởi chúng tôi đã làm đón đầu”.
Theo tinh thần của Nghị định 67, tỉnh Khánh Hòa sẽ thí điểm đóng mới 30 tàu cá (6 tàu vỏ thép, 24 tàu vật liệu composite) làm nghề câu, lưới vây, chụp mực và 2 tàu dịch vụ nghề cá với số vốn dự kiến hơn 350 tỷ đồng.
Trước đó, ngày 22/8, trong buổi làm việc tại Nha Trang để “Triển khai thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản”, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cho biết: Việc ban hành Nghị định 67 là thể hiện quyết tâm rất cao của Đảng và Nhà nước để tạo ra một bước đột phá nhằm thúc đẩy ngành khai thác thủy sản phát triển bền vững. Thông qua đó tạo điều kiện để ngư dân tham gia bám biển, đánh bắt xa bờ, bảo vệ chủ quyền biển đảo, và quyết tâm thực hiện không để thất bại.
Ông Võ Khắc Én, Chi cục phó Chi cục Khai thác & Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Khánh Hòa cho biết hiện chưa ghi nhận tình trạng “cò mồi” thủ tục vay vốn đóng tàu đánh bắt xa bờ tại địa phương.
Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Kế hoạch – Đầu tư, Bộ Tài Chính trong năm 2015 phải đặc biệt ưu tiên cân đối nguồn lực cho lĩnh vực này, năm sau phải cao hơn năm trước. Đề nghị các địa phương rà soát ưu tiên những vấn đề cần thiết, mấu chốt làm trước, xác định đúng đối tượng cho vay.
Đặc biệt, Phó Thủ tướng lưu ý cần triển khai đồng bộ các nội dung của Nghị định nhưng không làm ồ ạt theo phong trào, không để lợi dụng chính sách, không để xảy ra tiêu cực khi thực hiện.
Viết Hảo
Theo Dantri
Thành phố 10 năm tìm chỗ đổ rác: Vận hành hệ thống 7 lò đốt rác
Ngày 5/9, Cần Thơ đưa vào vận hành thử hệ thống 7 lò đốt rác thải rắn sinh hoạt tại quận Ô Môn. Chi phí lắp đặt 1 lò đốt rác hoàn chỉnh khoảng 2 tỷ đồng.
Trước mắt đã tiến hành đốt thô thử 1 trong 7 lò đốt rác tại đây. Qua đốt thử, lượng rác đốt ra tương đương 375kg rác/h, so với thiết kế là 500kg rác/h.
Theo thông tin từ Ban quản lý dự án TP Cần Thơ, hệ thống lò đốt rác này do Công ty TNHH MTV Đức Minh ở Việt Nam sản xuất.
Lò đốt rác được đưa vào vận hành sáng 5/9 tại quận Ô Môn
Bà Võ Thị Hồng Ánh, Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ, cho biết, theo thông tin từ nhà thầu, dự kiến cuối tháng 9 này, 7 lò đốt rác sẽ hoạt động đồng bộ bao gồm cả hệ thống đốt thô và dây chuyền, khi đó sẽ giải quyết được trên 100 tấn rác thải/ngày.
"Tuy nhiên mỗi ngày lượng rác thải sinh hoạt trên địa bàn TP Cần Thơ mỗi ngày khoảng 300 đến 350 tấn, nếu cộng thêm 3 lò đốt rác thủ công tại địa bàn quận Cái Răng mới chỉ giải quyết được trên dưới 150 tấn rác/ngày, số còn lại vẫn phải chôn lấp tạm tại một số quận huyện. Mặc dù vậy khi hệ thống lò đốt rác tại quận Ô Môn đi vào hoạt động đồng bộ sẽ góp phần lớn vào việc giảm tải được lượng rác thải sinh hoạt mà thời gian qua TP Cần Thơ đang gặp phải và giảm được áp lực chôn rác" - bà Ánh nói.
Như Dân trí đã thông tin, năm 2004, khi tỉnh Cần Thơ chia tách thành TP Cần Thơ trực thuộc trung ương và tỉnh Hậu Giang, toàn bộ rác nội ô TP Cần Thơ đều được đổ tại bãi rác Tân Long (huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang). Đến năm 2014, bãi rác Tân Long đầy, buộc phải đóng cửa, toàn bộ rác của TP Cần Thơ mỗi ngày hàng trăm tấn bị dồn ứ chỉ tìm cách đi đổ "ké" hết nơi nay đến nơi khác. Đầu năm 2014, người dân quận Ô Môn (TP Cần Thơ) phản ứng quyết liệt, chặn đầu xe không cho xe rác vào đổ.
Khi không còn chổ đổ rác, TP Cần Thơ lại tìm cách đổ rác "ké" ở nơi khác. Ban đầu hợp đồng với một công ty chở qua bãi rác Hòa Phú (huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long) đổ tạm. Được vài bữa lại gặp cảnh dân Vĩnh Long chặn đầu xe. Công ty công trình đô thị TP Cần Thơ phải chạy khắp nơi tìm chỗ đổ rác với khối lượng hàng trăm tấn mỗi ngày, chờ bãi rác ở huyện Cờ Đỏ và bãi rác ở quận Ô Môn xây dựng xong. Vì vậy việc hệ thống lò đốt rác tại quận Ô Môn đi vào hoạt động được chính quyền TP Cần Thơ và người dân nơi đây quan tâm hơn bao giờ hết...
Phạm Tâm
Theo Dantri
Phó Thủ tướng: Lãi suất cho ngư dân vay đóng tàu là mức thấp nhất "Đối với ngư dân vay vốn đóng tàu, nhất là tàu vỏ thép, dải mức lãi suất hết sức ưu đãi. Cụ thể là từ 1-3%/năm, có thể nói mức lãi suất thấp nhất hiện giờ, thời gian vay dài đến 11 năm" - Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nói. Ngày mai (22/8), tại TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Chính phủ...