Đề xuất tạm đình chỉ thi hành Khoản 3, Điều 8, Nghị định 20
Đây là đề xuất của ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) tại “Diễn đàn bất động sản 2019: Xu hướng đầu tư” tổ chức sáng 16/5.
Ông Nam cho biết, thời gian qua Hiệp hội đã đưa ra nhiều kiến nghị lên Chính phủ, các bộ ngành. Trong đó, Khoản 3, Điều 8, Nghị định 20 hiện nay chưa sát với thực tế, khiến doanh nghiệp gặp khó, gây kho khăn cho doanh nghiêp trong việc đầu tư và kinh doanh, thủ tiêu sự phát triển của doanh nghiệp, triệt tiêu động lực phát triển của doanh nghiệp.
“Mặc dù theo giải thích của cơ quan thuế, quy định tại Khoản 3, Điều 8, Nghị định 20 chủ yếu nhằm chống chuyển giá của các doanh nghiệp FDI nhưng thực chất các doanh nghiệp FDI không bị ảnh hưởng nhiều và không có ý kiến phản hồi. Trong khi đó, phần lớn doanh nghiệp Việt là doanh nghiệp mới, vốn thấp, sử dụng nguồn vốn vay rất lớn để phát triển sản xuất kinh doanh. Việc khống chế lãi vay với các bên liên kết dẫn tới khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam”, ông Nam cho biết.
Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam cũng khẳng định, điều này không phù hợp vơi thưc tế, không phù hợp với Luật Doanh nghiệp và Luật Thuế thu nhập Doanh nghiệp, gây kho khăn cho doanh nghiêp trong việc đầu tư và kinh doanh, thủ tiêu sự phát triển của doanh nghiệp, triệt tiêu động lực phát triển của doanh nghiệp.
Trao đổi thêm về vấn đề này, ông Nam cũng đã chỉ rõ quy định này không phù hợp với nguyên tắc tự do kinh doanh đã được ghi nhận trong Luật Doanh nghiệp năm 2014; mâu thuẫn với các quy định trong Luật Thuế hiện hành và có nhiều vấn đề không phù hợp với thực tế, ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của doanh nghiệp, bởi bốn lý do.
Thứ nhất, Điều 7 Luật Doanh nghiệp quy định quyền của doanh nghiệp được “tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm”. Quy định giới hạn chi phí lãi vay của Nghị định 20 chưa phù hợp với nguyên tắc tôn trọng quyền tự do kinh doanh.
Thứ hai,vay vốn là nhu cầu thực tế, thường xuyên của doanh nghiệp nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh đặc biệt với những ngành nghề đòi hỏi vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn kéo dài như đầu tư cơ sở hạ tầng, kinh doanh bất động sản, doanh nghiệp khởi nghiệp, các công ty trong giai đoạn đầu tư mới sẽ càng gặp khó khăn khi chi phí lãi vay nhiều lại không được khấu trừ thuế.
Nếu áp theo điều khoản này, chi phí lãi vay của các doanh nghiệp có giao dịch liên kết sẽ bị tính thành 2 lần, nguy cơ “lỗ chồng lỗ”. Khoản 3 điều 8 của Nghị định 20 về áp trần lãi vay đang quy định không rõ ràng, minh bạch về đối tượng áp dụng, đồng thời đang có nhiều cách hiểu dẫn đến việc áp dụng có thể sai lệch và gây hoang mang cho các doanh nghiệp.
Thứ ba, quy định của Nghị định 20 sẽ tạo ra nhiều khó khăn đối với các tập đoàn kinh tế tư nhân với mô hình công ty mẹ – con hiện đang phát triển mạnh ở nước ta. Nếu các doanh nghiệp không có động cơ chuyển giá, ví dụ như họ có quan hệ giao dịch vay vốn giữa công ty mẹ và công ty con, thuế suất của họ là bằng nhau, đều áp dụng một mức thuế suất phổ thông, không có ưu đãi thuế thì họ phải thuộc trường hợp không bị khống chế lãi vay theo Nghị định 20. Còn nếu không phân định rõ mà khống chế lãi vay cả những trường hợp này, tất yếu sẽ tạo ra rào cản việc cho vay nội bộ giữa công ty mẹ và công ty con, làm mất đi khả năng điều tiết sức mạnh chung của một tập đoàn và cơ hội đầu tư dài hạn vào các ngành nghề cần vốn lớn, có ý nghĩa lâu dài cho nền kinh tế.
Video đang HOT
Thứ tư, đây là Nghị định áp dụng chung cho cả doanh nghiệp của nước ngoài và doanh nghiệp Việt Nam với 2 chuẩn mực kế toán khác nhau và điều kiện hoạt động khác nhau, nếu áp dụng cùng công thức với tỷ lệ tính toán giống nhau sẽ gây khó khăn rất lớn cho các doanh nghiệp của Việt Nam.
Trước những bất cập trên, ông Nam kiến nghị cần phải sớm sửa đổi Khoản 3, Điều 8, Nghị định 20/2017/ND-CP ngày 24/02/2017 quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong khi đợi sửa đổi, đề nghị Thủ tướng cho tạm đình chỉ thi hành Khoản 3, Điều 8, Nghị định 20/2017/ND-CP.
Được biết, nghị định 20/2017/NĐ-CP quy định về quản lý thuế có hiệu lực từ 1/5/2017 được xem là phương pháp kiểm soát những doanh nghiệp FDI liên tục mở rộng quy mô hoạt động, tăng vốn điều lệ nhưng lợi nhuận lại luôn tăng trưởng âm. Tuy nhiên, khi áp dụng vào thực tiễn nó lại đang gây ra những “tác dụng phụ” không mong muốn lên các doanh nghiệp trong nước.
Nhật Nam
Theo InfoNet
Giải bài toán "cơn khát" nguồn nhân lực cho thị trường bất động sản du lịch
Những năm gần đây ngành du lịch nói chung và bất động sản du lịch nói riêng đang phát triển rầm rộ, dẫn đến nhu cầu cao về nguồn nhân lực có chuyên môn trong lĩnh vực này, đối diện với nhiều khó khăn và thách thức. Tuy nhiên, bài toán này cũng đang được nhiều "ông lớn" địa ốc tìm ra giải pháp.
Vì sao phải giải quyết nguồn nhân lực trước khi vận hành dự án?
Theo các chuyên gia, nguồn nhân lực BĐS nói chung vốn đã thiếu và yếu, thì với các dự án BĐS du lịch rất đặc thù, câu chuyện về nguồn nhân lực đủ khả năng quản lý, vận hành lại là bài toán khó khăn hơn.
Tại diễn đàn về BĐS du lịch mới đây, ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam chỉ ra, một trong những thách thức lớn của thị trường BĐS du lịch Việt Nam hiện nay là thiếu hụt cả về số lượng lẫn chất lượng nguồn nhân sự. Đáng nói, nhiều chủ đầu tư tấn công mạnh mẽ vào lĩnh vực BĐS du lịch nhưng dường như lại quên đi khâu đào tạo nguồn nhân lực trước, đến khi dự án xong, bắt tay vào vận hành rất khó.
"Nhiều dự án BĐS du lịch xây dựng rất nhanh nhưng vì quá nhanh nên khi xong, tuyển người vào làm bị loạn hết lên vì không theo kịp quy trình vận hành", ông Nam chỉ ra thực trạng hiện nay.
Theo ông Nam, khâu đào tạo và chuẩn bị nguồn nhân lực cho việc phát triển, vận hành dự án BĐS du lịch đang bị các chủ đầu tư bỏ qua. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng vận hành cũng như sự chuyên nghiệp của chính chủ đầu tư đó.
Bên cạnh kết hợp với các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực, theo ông Nam các doanh nghiệp BĐS cần tự đào tạo nội bộ nhằm nâng cao kỹ năng mềm của nhân sự, thậm chí, đào tạo ngay tại các dự án của chủ đầu tư để có thể nắm bắt tình hình thực tế và tiến hành công việc một cách hiện quả nhất. Việc chú tâm đến khâu đào tạo nhân sự trước sẽ đáp ứng được nhu cầu dài hạn và bài bản cho thị trường BĐS chất lượng cao, đồng thời, rút ngắn được thời gian đào tạo cho các doanh nghiệp khi tuyển dụng nhân sự, tránh trường hợp lúng túng khi dự án đi vào vận hành.
Ông Nguyễn Văn Bình, Chủ tịch CEO Group từng chia sẻ, khó khăn lớn nhất của các dự án du lịch hiện nay là không giải quyết được khâu đào tạo nhân lực trước khi dự án hoạt động, dẫn đến tình trạng nhân sự bị rối, khó bắt kịp với dự án. Bởi đặc thù nhân sự của BĐS du lịch là vừa phải có tiếng anh, vừa có nghiệp vụ phục vụ khách hàng, đồng thời phải am hiểu văn hóa địa phương, vùng miền. Do đó, nếu không được đào tạo, chuẩn bị trước sẽ rất khó khi dự án đi vào vận hành.
Thực trạng này còn được xem là một "vấn nạn" đối với các doanh nghiệp BĐS dù lớn hay nhỏ dưới góc nhìn của ông Henry Huỳnh Anh Dũng, Giảng viên CRS Hoa Kỳ, Hiệu trưởng Trường Đào Tạo Quốc Tế Edureal. Vị chuyên gia này nhận thấy rất khó khăn tìm nhân sự chất lượng khi mỗi dự án nghỉ dưỡng 5 sao đi vào khai thác. Ngoài ra, hầu hết nhân lực lành nghề lại đang tập trung ở các TP lớn, nên điều này sẽ gây khó khăn cho các tỉnh thành khác vì sự khan hiếm nguồn lực phát triển của địa phương.
Thị trường Bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng đang khan hiếm nguồn nhân sự chất lượng cao. ( Ảnh: Phối cảnh dự án Novaworld Phan Thiết - Novaland)
Phát triển bất động sản du lịch bền vững phải đi đôi với đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
Để giải bài toán "cơn khát" nhân sự BĐS du lịch, thị trường bắt đầu xuất hiện một số ông lớn BĐS đi theo hướng phát triển bền vững bằng cách tập trung vào khâu đào tạo và chuẩn bị nguồn nhân lực trước khi phát triển dự án. Điều này vừa thể hiện sự chuyên nghiệp, tầm nhìn và tâm huyết của chủ doanh nghiệp, vừa đặt ra những thách thức về tiềm lực tài chính để theo đuổi đến cùng.
Mới đây, đại diện Tập đoàn Novaland cho hay, ước tính đến 2023 đơn vị này cần 40.000 nhân sự để đáp ứng nhu cầu của việc phát triển BĐS du lịch, cụ thể là hơn 10.000 phòng khách sạn. Nếu tính cả các mảng như vui chơi giải trí, sân golf, vườn thú, công viên hay các nhân sự tài chính, quản trị nhân sự, thiết kế thì Tập đoàn này cần một nguồn nhân sự rất lớn.
"Chúng tôi cần nguồn nhân lực chất lượng cao và tâm huyết cùng đồng hành trong thời gian tới trong kế hoạch phát triển BĐS du lịch tại các thành phố có tiềm năng du lịch lớn như Phú Quốc, Cần Thơ, TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Phan Thiết - Bình Thuận, Ninh Thuận, Cam Ranh - Khánh Hòa...", Nguyễn Thái Phiên, Giám đốc cấp cao Tập đoàn Novaland nhấn mạnh
Theo đó, đơn vị này đã có những hoạt động chuẩn bị cho nguồn cung nhân sự trong thời gian tới bằng việc ký kết chiến lược với ĐH Hoa Sen để chuẩn bị đào tạo nguồn nhân lực khi đơn vị này có sản phẩm ra thị trường.
Đồng thời, Tập đoàn sẽ ưu tiên sử dụng lực lượng lao động tại chỗ với chuyên môn và tay nghề được đào tạo bài bản, đáp ứng các chuẩn mực quốc tế mà chuỗi dự án đang hướng đến. Mới đây, Novaland phối hợp với ĐH Phan Thiết trong việc định hướng chương trình, phương pháp đào tạo trong các ngành du lịch, quản lý khách sạn ... nhằm đảm bảo sinh viên được trang bị các kỹ năng sát với thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng như ngành dịch vụ du lịch địa phương về lâu dài.
Điều này vừa giải quyết được câu chuyện nhân sự gối đầu cho dự án của doanh nghiệp, vừa tạo cơ hội việc làm cho thế hệ trẻ làm việc tại các dự án BĐS du lịch nghỉ dưỡng quy mô của Novaland.
Theo ông Phiên, một trong những vấn đề Tập đoàn trăn trở là lực lượng lao động trong ngành du lịch nghỉ dưỡng mất cân đối khi lượng khách du lịch đổ nhiều về Việt Nam trong thời gian ngắn nhưng nguồn nhân lực không theo kịp. Cả ngành dịch vụ du lịch của Việt Nam mới chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu, chưa nói đến chất lượng.
Tại báo cáo khảo sát về nguồn nhân lực cấp quản lý ngành BĐS của Tạp chí điện tử The Leader, trong tổng số 160 doanh nghiệp trả lời khảo sát online khi đăng ký dự Hội thảo, có tới 90% cho biết gặp khó khăn trong tuyển dụng nhân sự quản lý. Trong tuyển dụng nhân sự cấp quản lý ở lĩnh vực du lịch và nghỉ dưỡng mặc dù là thấp nhất, nhưng vẫn ở mức khá cao là 58,82%.
Như vậy để thấy, bài toán về nhân sự, đặc biệt nhân sự quản lý cấp cao cho thị trường BĐS du lịch đang trở thành một thách thức không hề nhỏ với các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này. Nếu doanh nghiệp nào không đi trước đón đầu hoặc có tầm nhìn dài hạn thì rất dễ xảy ra trường hợp như các chuyên gia đã nhận định là dự án khó vận hành vì nhân sự không theo kịp, ảnh hưởng đến giá trị đầu tư lâu dài của doanh nghiệp.
Hạ Vy
Theo Trí thức trẻ
Nguồn cung khan hiếm, căn hộ Nam Sài Gòn thăng hạng Quỹ đất trung tâm hạn hẹp, nhiều dự án mới bị rà soát dẫn đến nguồn cung bất động sản tại TP. Hồ Chí Minh trở nên khan hiếm. Là ưu tiên lựa chọn của nhiều khách hàng, các căn hộ tại khu Nam Sài Gòn đặc biệt hút khách. BĐS khu Nam Sài Gòn: Cầu cao, cung thấp Đánh giá chung về...