Đề xuất quy định về tiền điện tử nhằm loại trừ các thể loại tiền ảo
Việc quy định rõ bản chất, các hình thức thể hiện, đối tượng cung ứng tiền điện tử nhằm loại trừ các thể loại tiền ảo, các công cụ sử dụng như phương tiện thanh toán mà không chịu sự quản lý của cơ quan quản lý…
Tại Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 101/2012/NĐ-CP của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt (Nghị định 101), Ngân hàng Nhà nước đã bổ sung quy định về tiền điện tử.
Trong đó nêu rõ khái niệm tiền điện tử; các hình thức thể hiện của tiền điện tử là ví điện tử, thẻ trả trước ( prepaid card), tiền di động (Mobile – Money); Đối tượng cung ứng tiền điện tử bao gồm: ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (thẻ trả trước) và tổ chức cung ứng dịch vụ TGTT (ví điện tử, tiền di động). Như vậy, khái niệm tiền điện tử không bao gồm các loại tiền ảo.
Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước quy định tiền điện tử là giá trị tiền tệ lưu trữ trên các phương tiện điện tử được trả trước bởi khách hàng cho ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để thực hiện giao dịch thanh toán và được đảm bảo giá trị tương ứng tại ngân hàng, bao gồm: thẻ trả trước, ví điện tử, tiền di động.
Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cung ứng và phát hành tiền điện tử dưới dạng thẻ trả trước. Việc cung ứng và phát hành thẻ trả trước thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động thẻ ngân hàng.
Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được cung ứng và phát hành tiền điện tử dưới dạng ví điện tử, tiền di động. Việc cung ứng dịch vụ ví điện tử, tiền di động phải được Ngân hàng Nhà nước cấp phép sau khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện kinh doanh về dịch vụ trung gian thanh toán quy định tại Nghị định này và tuân thủ các văn bản hướng dẫn liên quan đến cung ứng dịch vụ ví điện tử, dịch vụ tiền di động.
Tiền điện tử sẽ không bao gồm các loại tiền ảo
Video đang HOT
Lý giải cho đề xuất bổ sung các quy định về tiền điện tử, Ngân hàng Nhà nước cho rằng, hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đã ban hành các quy định về quản lý tiền điện tử, trong đó tiền điện tử được xem là phương tiện thanh toán để thực hiện các giao dịch thanh toán.
Qua nghiên cứu khung pháp lý, chính sách và biện pháp quản lý hoạt động cung ứng tiền điện tử của một số quốc gia Ngân hàng Nhà nước nhận thấy, tiền điện tử không phải là một loại tiền tệ mới mà chỉ là hình thái biểu hiện của đồng tiền pháp định dưới dạng công cụ hoặc phương tiện thanh toán được sử dụng để thực hiện các giao dịch thanh toán.
Tại Việt Nam, trong các văn bản pháp lý hiện hành, thuật ngữ “tiền điện tử” đã được đề cập tại Điểm đ khoản 3 Điều 4 Luật Phòng, chống rửa tiền, tuy nhiên thuật ngữ này chưa được giải thích tại một số văn bản dưới Luật. Xét về bản chất, tiền điện tử tại Việt Nam đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật được thể hiện dưới hình thức là ví điện tử (do ngân hàng và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cung ứng) và thẻ trả trước (do ngân hàng cung ứng).
“Vì vậy, việc xem xét, bổ sung các quy định để làm rõ bản chất của tiền điện tử là thực sự cần thiết và đảm bảo thống nhất, đồng bộ các quy định pháp lý hiện hành để phát triển các sản phẩm thanh toán cung cấp dưới dạng tiền điện tử và tạo điều kiện thuận lợi phát triển thương mại điện tử.
Việc quy định rõ bản chất, các hình thức thể hiện, đối tượng cung ứng tiền điện tử nhằm loại trừ các thể loại tiền ảo, các công cụ sử dụng như phương tiện thanh toán mà không chịu sự quản lý của cơ quan quản lý…; từ đó làm cơ sở pháp lý để NHNN, các bộ ngành liên quan thực hiện có hiệu quả vai trò quản lý nhà nước” – Ngân hàng Nhà nước cho biết.
Theo Anninhthudo.vn
Cẩn trọng khi vay tiêu dùng, né "tín dụng đen"
Khi vay tiêu dùng cần tìm hiểu rõ thông tin pháp lý của đơn vị cho vay, đọc kỹ quy định, điều khoản về lãi suất và cân nhắc khả năng trả nợ của mình.
Thời điểm cuối năm, nhu cầu mua sắm, chi tiêu của người dân tăng mạnh. Nắm bắt xu hướng tiêu dùng, nhiều ngân hàng đã tung ra nhiều "chiêu" khuyến mại để "hút" khách vay tiền.
Cụ thể, ngân hàng VPBank có chương trình hỗ trợ lên đến 80% giá trị khoản vay, thời gian vay tối đa 8 năm. Khách hàng được lựa chọn một trong các mức lãi suất: 6,9%/năm cố định trong 3 tháng đầu tiên, lãi suất cố định 7,9%/năm cố định trong 6 tháng đầu tiên; lãi suất cố định 8,9%/năm cố định trong 12 tháng đầu tiên... Ưu điểm của chương trình này là được giải ngân trong vòng 4 giờ sau khi hồ sơ được phê duyệt.
Ngoài việc giảm lãi suất để hút khách hàng, nhiều ngân hàng còn có chương trình ưu đãi lãi suất, tặng quà, điểm thưởng, giảm giá tại các doanh nghiệp đối tác... SeABank là một ví dụ, ngân hàng này đang triển khai chương trình ưu đãi lớn dành riêng cho chủ thẻ SeABank, đó là giảm ngay 500.000 đồng khi mua hàng tại hệ thống siêu thị điện máy Nguyễn Kim và ưu đãi trả góp với lãi suất 0%...
Không chỉ tiếp cận các khoản vay lớn ở các ngân hàng, nhiều khách hàng cá nhân còn tìm đến các công ty tài chính để vay mua trả góp những sản phẩm tiêu dùng có giá trị nhỏ hơn như điện thoại, máy tính, xe máy...
Chị Nguyễn Ngọc Anh ở Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội cho biết, là nhân viên văn phòng, nguồn thu hạn hẹp nên mới đây chị đăng ký mua máy tính cá nhân trả góp trong vòng 2 năm. Với mức lãi suất 0% trong năm đầu, chị chỉ phải trả lãi năm thứ 2 với lãi suất 13%. Theo chị Ngọc Anh, đây là mức lãi suất khá hợp lý với các đối tượng như: sinh viên, nhân viên văn phòng...
Đánh vào nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh của người dân, các "ngân hàng cột điện" cũng hoạt động mạnh trong thời điểm cuối năm. Nhiều tờ rơi quảng cáo cho vay tài chính được dán nhan nhản trên các cột điện, ngõ phố. Vẫn với chiêu bài: thủ tục cho vay đơn giản, nhanh gọn, lãi suất hấp dẫn, giải ngân trong vòng 1 giờ hoặc vài giờ, các "ngân hàng" này cũng thu hút một lượng lớn khách hàng cần tiền ngay hoặc cần tiền với số lượng nhỏ.
Với sự bùng phát của thị trường cho vay tiêu dùng thời điểm cuối năm, nhiều người lo ngại, hình thức cho vay này có thể biến tướng thành "tín dụng đen", gây xáo trộn cuộc sống của nhiều gia đình và gây mất trật tự an toàn xã hội.
Theo chuyên gia kinh tế Bùi Quang Tín, cho vay tiêu dùng phát triển mạnh nhiều năm trở lại đây. Những tháng cuối năm luôn là thời gian hoạt động cao điểm của thị trường này. Thời gian vừa qua, cho vay tiêu dùng đã biến tướng rất phức tạp, tác động tiêu cực đến cuộc sống của người dân, tạo áp lực rất lớn cho người vay tiền.
Trước tình hình này, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có biện pháp thanh tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của các công ty tài chính, những đơn vị cho vay ngang hàng, cho vay online... Bên cạnh đó, NHNN cũng đưa ra nhiều chính sách để siết hoạt động cho vay tiêu dùng phù hợp với hành lang pháp lý, phù hợp với sự quản lý chung của các công ty cho vay tiêu dùng trên thế giới.
TS. Bùi Quang Tín khuyến cáo, cần cẩn trọng khi tham gia vay tiền của bất kỳ tổ chức cho vay nào, đặc biệt phải xem kỹ các nội dung trên hợp đồng, nội dung của các thỏa thuận trên hợp đồng hay giấy cho vay.
"Người dân cần chọn lựa những kênh tài chính an toàn và phù hợp, ví dụ như ngân hàng hay công ty tài chính, đó là những đơn vị, tổ chức cho vay hợp pháp. Cần lưu ý những nội dung có trên hợp đồng để xem có đáp ứng được khả năng trả nợ của mình hay không. Đặc biệt, chú ý nhiều đến vấn đề lãi suất, tránh tình trạng lãi suất trả góp là 0% nhưng thực tế lại không phải là như vậy", TS. Bùi Quang Tín đưa ra lời khuyên.
Còn theo TS. Cấn Văn Lực - Ủy viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, hệ thống cho vay tiêu dùng hiện nay khá đa dạng đã đáp ứng nhiều hơn nhu cầu ngày càng tăng của người dân. Song người đi vay cần tìm hiểu rõ thông tin pháp lý của đơn vị cho vay trước khi quyết định nộp hồ sơ vay. Đọc kỹ quy định, điều khoản về lãi suất và cân nhắc với khả năng trả nợ.
Về phía cơ quan quản lý, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, NHNN tiếp tục mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn chất lượng tín dụng; bảo đảm cung ứng vốn cho nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp và người dân... NHNN sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành liên quan để góp phần ngăn chặn và đẩy lùi nạn "tín dụng đen"./.
Theo Chung Thủy
VOV
Tỷ giá trung tâm nhích nhẹ ở vùng thấp Tỷ giá trung tâm quay đầu tăng nhẹ trong khi giá USD tại các ngân hàng thương mại tiếp tục kéo dài chuỗi phiên "bình lặng". Ảnh minh họa. Sáng nay (7/11), Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 23.134 VND/USD, tăng 5 đồng so với mức công bố sáng qua. Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước...