Đề xuất pháp nhân phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội tài trợ khủng bố và rửa tiền
Tại báo cáo giải trình, tiếp thu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự, hai phương án liên quan đến ý kiến đề nghị mở rộng trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại đối với tội “Tài trợ khủng bố” (Điều 300) và tội “ Rửa tiền” (Điều 324) đã được đưa ra để các đại biểu cho ý kiến trước khi Quốc hội chính thức thảo luận trong kỳ họp tháng 5 tới.
Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết: Theo báo cáo của Cơ quan chủ trì soạn thảo và Ngân hàng Nhà nước thì một số Công ước của Liên hợp quốc mà Việt Nam tham gia hoặc là thành viên bắt buộc các quốc gia thành viên có nghĩa vụ phải hình sự hóa hành vi phạm tội rửa tiền và tài trợ khủng bố đối với pháp nhân phạm tội.
Ảnh minh họa
Theo chu kỳ, năm 2018, quốc tế sẽ tiến hành rà soát, đánh giá về những tiến triển của Việt Nam trong công tác phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố. Nếu chúng ta không thực hiện cam kết về việc bổ sung quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân đối với hai tội trên thì sẽ có nguy cơ bị xếp hạng “không tuân thủ” và bị đưa trở lại vào danh sách các quốc gia thiếu hụt về cơ chế chống rửa tiền, tài trợ khủng bố, phải chịu sự rà soát của Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền và tài trợ khủng bố như đã từng bị vào năm 2010, gây ảnh hưởng bất lợi về nhiều mặt.
Điều 300 – tội “Tài trợ khủng bố”, pháp nhân thương mại phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 thì bị phạt tiền từ 7 tỷ đồng đến 15 tỷ đồng; Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật Hình sự thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn; Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 500 triệu đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực hoặc cấm huy động vốn từ 1 năm đến 3 năm.
Video đang HOT
Điều 324 – tội “Rửa tiền”, pháp nhân thương mại phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 thì bị phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng; Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, c, d, đ, e, g và h khoản 2 thì bị phạt tiền từ 1 tỷ đồng đến 3 tỷ đồng; Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3, thì bị phạt tiền từ 3 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 1 năm đến 3 năm; Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định Điều 79 của Bộ luật Hình sự, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn; Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 500 triệu đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực hoặc cấm huy động vốn từ 1 năm đến 3 năm.
Phương án hai là không quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại đối với tội “Tài trợ khủng bố” (Điều 300) và tội “Rửa tiền” (Điều 324).
Theo Công An Nhân Dân
Bố Giang Kim Đạt kháng cáo bản án tội Rửa tiền
Bị tòa cấp sơ thẩm tuyên phạt 12 năm tù về tội Rửa tiền, ông Giang Văn Hiển (bố Giang Kim Đạt) đã nộp đơn kháng cáo bản án.
Ngày 7.3, trao đổi qua điện thoại với phóng viên, ông Giang Văn Hiển cho biết đã nộp đơn kháng cáo bản án sơ thẩm của TAND TP.Hà Nội. Bản án này đã tuyên phạt ông 12 năm tù về tội Rửa tiền.
Ông Hiển cho biết thêm, sau phiên tòa sơ thẩm ông bị ốm phải vào bệnh viện nằm điều trị, hiện sức khỏe vẫn chưa tốt.
Bị cáo Giang Kim Đạt và các bị cáo tại tòa.
Theo luật sư Phan Trung Hoài (Đoàn luật sư TP.HCM, người bào chữa cho Giang Kim Đạt tại phiên tòa sơ thẩm), qua tìm hiểu của ông, trường hợp Giang Kim Đạt - người bị tuyên án tử hình về tội Tham ô tài sản - cũng có đơn kháng cáo. Bên cạnh đó, bà Nguyễn Thị Ngân - mẹ của bị cáo Đạt - cũng có đơn kháng cáo về phần liên quan đến tài sản bất động sản bà đứng tên bị kê biên.
Trước đó vào chiều 22.2, TAND TP.Hà Nội đã ra bản án tuyên phạt 4 bị cáo. Theo đó, Trần Văn Liêm - nguyên Tổng giám đốc Tổng công ty TNHH một thành viên Vận tải viễn dương Vinashin (Vinashinlines) - án tử hình vì tội Tham ô tài sản, với số tiền chiếm đoạt 3,1 tỷ đồng. Trước đó, đại diện VKS đề nghị mức án cho bị cáo Liêm là tù chung thân.
Bị cáo Giang Kim Đạt (SN 1977, ở Bình Thạnh, TP.HCM; nguyên quyền Trưởng phòng Kinh doanh Vinashinlines) bị tuyên phạt mức án tử hình vì tội Tham ô tài sản, với số tiền chiếm đoạt hơn 255 tỷ đồng. Hình phạt này bằng với mức đề nghị của đại diện VKS.
Bị cáo Trần Văn Khương (SN 1950, ở Hoàn Kiếm, Hà Nội; nguyên Kế toán trưởng Vinashinlines) bị tuyên phạt mức án tù chung thân vì tội Tham ô tài sản, với số tiền chiếm đoạt 110 nghìn USD. Trước đó, đại diện VKS đề nghị mức án cho bị cáo Khương là 20 năm tù.
Bị cáo Giang Văn Hiển (bố của Giang Kim Đạt) bị tuyên phạt 12 năm tù về tội Rửa tiền. Trước đó, đại diện VKS đề nghị mức án cho bị cáo Hiển từ 8-9 năm tù.
Hội đồng xét xử cũng tuyên, tiếp tục kê biên 40 tài sản bất động sản do bị cáo Hiển và người thân đang đứng tên để đảm bảo thi hành án.
Theo nhận định của Hội đồng xét xử, trên cơ sở lời khai của các bị cáo, luận tội của đại diện VKS, lời bào chữa của các luật sư và các tài liệu chứng cứ trong vụ án, có đủ căn cứ xác định, trong quá trình thực hiện dự án mua tàu và khai thác, kinh doanh cho thuê tàu biển, các bị cáo Liêm, Đạt và Khương đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt Vinashinlines tổng số tiền hơn 260 tỷ đồng. Trong đó, bị cáo Liêm chiếm đoạt 3,1 tỷ đồng, bị cáo Đạt chiếm đoạt hơn 255 tỷ đồng, bị cáo Khương chiếm đoạt 110.000USD.
Để che giấu nguồn tiền bất chính, bị cáo Đạt nhờ bố là Giang Văn Hiển mở nhiều tài khoản ngân hàng để rút ngoại tệ, mua 40 bất động sản gồm nhà ở, biệt thự, đất đai ở TP.HCM, Hà Nội, TP.Nha Trang (Khánh Hòa)... cùng nhiều ô tô đứng tên ông Hiển và người thân trong gia đình.
Theo Danviet
2 án tử trong vụ án Giang Kim Đạt Xác định hành vi của các bị cáo trong vụ án xảy ra tại Vianshinlines là đặc biệt nguy hiểm đối với xã hội, diễn ra trong một thời gian dài, gây bất bình đối với quần chúng nhân dân, hoang mang trong dư luận xã hội, HĐXX tòa sơ thẩm đã tuyên 2 án tử, 1 án chung thân. Chiều 22/2, tòa...