Đề xuất làm trước 1 đường cất cánh sân bay Long Thành
- Với phương án 1 đường cất hạ cánh, theo tính toán có thể đảm bảo 254.000 lần cất hạ cánh/năm. Nếu tính bình quân 150 hành khách một chuyến thì công suất tối đa là 38 triệu lượt hành khách/năm.
Ngày 24/2, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã chủ trì cuộc họp với các đơn vị liên quan nghe báo cáo về Dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành. Tại cuộc họp, ông Nguyễn Nguyên Hùng, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Hàng không Việt Nam (ACV) đã đề xuất với lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải nên đầu tư giai đoạn 1 của Dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành với một đường cất hạ cánh, một nhà ga với công suất 25 triệu hành khách/năm. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 của dự án là 6 tỷ 598 triệu USD (trước đây là 7,8 tỷ USD).
Theo ông Đinh Việt Thắng, Tổng giám đốc Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam, với phương án 1 đường cất hạ cánh, theo tính toán của Tổng công ty có thể đảm bảo 254 nghìn lần cất hạ cánh/năm. Nếu tính bình quân 150 hành khách một chuyến thì công suất tối đa là 38 triệu lượt hành khách/năm.
“Đối với 1 đường cất hạ cánh của sân bay mới thì có nguy cơ lớn nhất nếu có sự cố trên đường cất hạ cánh phải thực hiện giải tỏa mất thời gian. Tuy nhiên, khi đó sẽ có phương án dự phòng của Tân Sơn Nhất. Bên cạnh đó, hiện nay có trang thiết bị kích máy bay thì có thể giải tỏa máy bay trong 1-2 giờ. Hơn nữa, trên thế giới một số sân bay lớn hiện nay khi thực hiện giai đoạn đầu cũng chỉ có một đường cất hạ cánh, như sân bay Kansai của Nhật Bản. Họ cũng khai thác 1 đường cất hạ cánh trong vòng 5 năm đầu tiên, sau đó họ triển khai giai đoạn 2″, ông Thắng nói về những lo ngại nếu sân bay chỉ có duy nhất một đường cất hạ cánh.
Phối cảnh một góc của Sân bay quốc tế Long Thành. Ảnh: Chinhphu
Đồng ý đề xuất làm trước một đường cất, hạ cánh
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Bộ trưởng Đinh La Thăng khẳng định, Dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành là dự án trọng điểm quốc gia đã nằm trong quy hoạch và đã được công bố quy hoạch từ năm 2005.
Video đang HOT
“Bộ Giao thông vận tải đã trình Quốc hội một lần cho ý kiến. Chúng ta phải tiếp thu đầy đủ ý kiến của các đại biểu Quốc hội, các chuyên gia trong và ngoài nước, giải trình làm rõ để xây dựng được một dự án có căn cứ, có hiệu quả. Chúng ta không làm đối phó. Giải trình cho chính chúng ta làm, giải trình cho dự án tốt hơn, có chất lượng hơn, để khi chúng ta triển khai sẽ đảm bảo theo đúng những gì đã chuẩn bị và có hiệu quả”, Bộ trưởng nói.
Lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải đề nghị các cơ quan liên quan làm lại Tờ trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trong đó tập trung nêu rõ: làm một đường cất hạ cánh ở giai đoạn 1, sau này làm kín hay mở thì tùy thuộc vào thực tế, tuy nhiên, không ảnh hưởng đến quy mô tổng thể của quy hoạch.
Bộ trưởng cũng đề nghị các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát lại tổng mức đầu tư của dự án; rà soát lại tất cả các hạng mục không cần thiết ở giai đoạn 1, cái gì doanh nghiệp làm được thì để doanh nghiệp làm và phải kêu gọi tối đa xã hội hóa đầu tư.
“Đối với việc phần kỳ đầu tư, phải chỉ rõ giai đoạn 1 chỉ đầu tư một nhà ga, 1 đường cất hạ cánh. Theo quy hoạch, theo chiến lược và nhu cầu đầu tư thực tế để quyết định thời điểm đầu tư tiếp”, Bộ trưởng yêu cầu.
Trên cơ sở đó, Bộ trưởng đề nghị Vụ Kế hoạch đầu tư, ACV phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát hoàn chỉnh lại báo cáo dự án để trình Chính phủ.
Cảng hàng không quốc tế Long Thành có tổng mức đầu tư hơn 18 tỷ USD, được phân kỳ đầu tư thành 3 giai đoạn. Giai đoạn một khoảng 7,8 tỷ, giai đoạn hai hơn 3,8 tỷ và giai đoạn ba hơn 7 tỷ USD.
Trong giai đoạn 1 (đến 2025): hình thành Cảng hàng không quốc tế trung chuyển, công suất 25 triệu hành khách/năm và 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm, nhằm hỗ trợ việc quá tải của Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.
Giai đoạn 2 (đến 2030): nâng công suất khai thác lên 50 triệu hành khách/năm, 1,5 triệu tấn hàng hóa/năm. Giai đoạn 3 (sau 2030): nâng công suất khai thác lên 100 triệu hành khách/năm, 5 triệu tấn hàng hóa/năm.
Theo Bộ Giao thông vận tải, lý do cần phải xây dựng sân bay quốc tế Long Thành là để đáp ứng nhu cầu vận tải hàng không khi Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất hiện nay đã đạt công suất thiết kế và trở nên quá tải, đồng thời hình thành và phát triển một cảng hàng không quốc tế trung chuyển có quy mô tầm cỡ trong khu vực nhằm phục vụ Chiến lược phát triển vận tải hàng không Việt Nam…
Tùng Nguyễn
Theo_VnMedia
Xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành: Cần thiết, nhưng vốn ở đâu?
Ngày 4-11, Quốc hội (QH) thảo luận ở tổ xung quanh nội dung dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) và chủ trương đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
ĐB Nguyễn Quốc Bình ( Hà Nội) phát biểu tại tổ chiều 4-11
Nên tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
Về chủ trương tăng thuế TTĐB, ĐB Nguyễn Thị Nguyệt Hường (Hà Nội) cho rằng, hiện nay, tình hình chung có nhiều biến đổi, nên việc điều chỉnh thuế TTĐB được coi như một biện pháp điều tiết thị trường, phù hợp với chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 - 2020. Trong tình hình ngân sách như hiện nay, việc điều chỉnh thuế TTĐB là một giải pháp quan trọng, làm tăng thu cho ngân sách Nhà nước.
Trong số các mặt hàng điều chỉnh thuế TTĐB, có ý kiến cho rằng, cần phải đưa trò chơi trực tuyến (game online) vào diện chịu thuế. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, chúng ta có chủ trương khuyến khích các nhà lập trình viết phần mềm nên việc áp thuế TTĐB cho game online cần phải cân nhắc.
Về thuế suất đối với thuốc lá, có ý kiến ĐBQH cho rằng cần ước lượng được nếu tăng như vậy thì số người hút thuốc sẽ giảm đi bao nhiêu phần trăm? "Bên cạnh việc tăng thuế, cũng cần xem lại giá thuốc lá của chúng ta so với các nước xung quanh. Ngoài ra, do buôn lậu thuốc lá nên ngân sách Nhà nước thất thu 8 nghìn tỷ đồng/năm", ĐB Nguyễn Thị Nguyệt Hường nêu ý kiến và cho rằng cần có biện pháp cụ thể để hạn chế buôn lậu, tránh ảnh hưởng đến việc kinh doanh sản xuất của các doanh nghiệp nội địa.
Đồng quan điểm với việc tăng thuế TTĐB đối với thuốc lá, ĐB Đoàn Nguyễn Thùy Trang (TP.HCM) cho rằng, thuế thuốc lá ở Việt Nam thấp hơn nhiều so với thế giới nên số lượng người sử dụng thuốc lá cao. Việc tăng thuế TTĐB với thuốc lá là việc cấp thiết phải làm.
Nhiều ý kiến trái chiều
Xung quanh chủ trương đầu tư xây dựng sân bay Long Thành, ĐB Nguyễn Quốc Bình (Hà Nội) cho rằng, việc xây dựng sân bay Long Thành là cần thiết bởi thực tế, nếu xét về vị trí, khu vực Đông Á không có đối thủ cạnh tranh về hàng trung chuyển quốc tế nên việc có được vị trí xây dựng cảng ở Long Thành là vô giá. Khi đầu tư cảng Long Thành, chúng ta sẽ thay đổi cấu trúc đường hàng không của châu Á vốn đang tập trung ở Singapore.
Đồng tình với quan điểm này, nhiều ĐB cho rằng việc đầu tư sân bay Long Thành là đầu tư cho vị thế quốc gia, do đó phải triển khai sớm. Nhưng để khả thi và phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước thì Chính phủ phải khắc phục được những điểm mà báo cáo của Ủy ban Kinh tế đã nêu.
Trong khi đó ĐB Trịnh Ngọc Thạch (Hà Nội) lại băn khoăn vì thấy đề án này hơi quá sức. "Chúng ta cứ nói rằng Việt Nam sau 20-30 năm nữa khi có sân bay này sẽ phát triển mạnh, nhưng đó chỉ là dự kiến trên giấy. Thực tế, vấn đề quản lý hàng không của ta rất tồi, du khách đến thì bị chặt chém, bình chọn thì đứng thấp nhất châu Á. Đặc biệt, hiện nay nợ công rất nặng nề, nếu vay tiếp để làm thì không biết sẽ lấy gì để trả", ĐB Trịnh Ngọc Thạch bày tỏ và cho rằng cần phải cân nhắc dự án này sau 15 - 20 năm nữa, khi nhu cầu thực tế đã có và nợ nần đã trả được hết thì phát triển vẫn chưa muộn.
Theo ĐB Trần Văn Minh (Quảng Ninh), hơn 18 tỷ USD mới chỉ là trực tiếp đầu tư cho dự án này, chưa tính các chi phí kết nối sân bay. Cảng hàng không không thể thành ốc đảo mà phải kết nối với hạ tầng khác và như vậy mức vốn sẽ tăng lên. Trong bối cảnh khó khăn về vốn hiện nay thì dự án này cần phải cân nhắc.
Cũng trong chiều 4-11, các ĐB đã thảo luận về việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật và Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người.
Theo_An ninh thủ đô
Dự án sân bay Long Thành: Bộ GTVT bác tin ADPi đầu tư 2 tỷ USD Đại diện Bộ Giao thông Vận tải cho biết, đối với dự án Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành, nhà đầu tư đề xuất cung cấp 2 tỷ USD là ADPM chứ không phải ADPi hay Chính phủ Nhật Bản như thông tin nhầm lẫn trước đó. Theo tin tức từ báo Giao thông vận tải, chiều 21/10, Bộ GTVT đã có...