Đề xuất khai tử tên bão Linfa vì gây lũ lụt lịch sử ở Việt Nam
Bão Linfa đổ bộ hồi tháng 10 đã gây mưa lớn, lũ lụt và sạt lở nghiêm trọng tại miền Trung. Tổng cục Khí tượng Thủy văn vừa đề xuất Tổ chức khí tượng Thế giới thay thế tên bão này.
Sáng 16/11, T ổng cục Khí tượng Thủy văn Quốc gia (Bộ Tài nguyên và Môi trường) có văn bản gửi Ủy ban Bão Quốc tế về việc đề xuất loại bỏ tên bão Linfa, trong danh sách tên được sử dụng cho các cơn bão hình thành tại khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương và vùng biển Đông Nam Á.
Nguyên nhân của đề xuất này là bão Linfa đổ bộ vào miền Trung nước ta ngày 11/10 vừa qua đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Đây là cơn bão số 6 ảnh hưởng đến đất liền nước ta trong năm nay. Tên bão Linfa do Macau đặt.
“Ảnh hưởng của mưa lớn trong và sau bão gây nên thảm họa về lũ lụt, lũ quét và sạt lở đất tác động mạnh đến toàn bộ khu vực miền Trung”, văn bản của Tổng cục Khí tượng Thủy văn Quốc gia nêu rõ.
Video đang HOT
Để chia sẻ với những mất mát và thiệt hại rất lớn về người và tài sản của nhân dân vùng lũ bão trong thiên tai do bão Linfa gây ra, Tổng cục Khí tượng Thủy văn Việt Nam đề nghị Ủy ban Bão quốc tế xem xét loại bỏ tên bão Linfa trong danh sách được sử dụng để đặt tên bão.
Bão số 6 (Linfa) từng hướng thẳng vào đất liền từ Thừa Thiên – Huế đến Phú Yên và gây ra một đợt mưa diện rộng cho các tỉnh Trung Bộ. Ảnh: VNDMS .
Theo quy định được Ủy ban Bão phê chuẩn, các cơ quan khí tượng thủy văn quốc gia là thành viên Ủy ban Bão sẽ được đề xuất tên bão và được quyền đề nghị loại bỏ tên bão trong danh sách, nếu bão có tên đó gây hậu quả tàn phá nghiêm trọng hoặc vì một lý do nào đó khác.
Do đó, việc đề xuất loại bỏ tên bão Linfa sẽ được xem xét và thông qua tại cuộc họp thường niên năm 2021 sắp tới. Nếu được thông qua, thành viên Macau sẽ lựa chọn 3 tên bão mới và đề cử vào khóa họp thường niên tiếp theo vào năm 2022 để Ủy ban Bão lựa chọn, sau đó phê duyệt một tên bão mới.
Đây là lần thứ 3 Việt Nam đề xuất loại bỏ tên bão.
Trước đó, năm 2006, khi bão Saomai ( Sao Mai) gây hậu quả nghiêm trọng tại Trung Quốc, cái tên này được đề xuất khai tử, thay bằng tên bão Sontinh (Sơn Tinh).
Cùng năm này, Philippines, Trung Quốc và Việt Nam hứng chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão mang tên Chanchu. Sau đó, tên bão này cũng bị loại khỏi danh sách.
Bão số 13 làm 19 người bị thương, 5.755 nhà bị hư hại, tốc mái
Sáng 16-11, theo báo cáo nhanh của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống Thiên tai (PCTT), bão số 13 đã làm 19 người bị thương khi chằng chống nhà cửa.
Ngoài ra, bão số 13 còn khiến 6 ngôi nhà bị sập, 5.755 nhà bị hư hại, tốc mái; bão số 13 cũng làm 17 tàu thuyền bị chìm, hư hỏng tại nơi neo đậu. Về thủy lợi, 540m kè bị hư hỏng, 38,95km bờ sông, bờ biển tiếp tục bị sạt lở.
Bờ biển huyện Gio Linh, Quảng Trị bị sạt lở nghiêm trọng. Ảnh: TTXVN
Hiện các địa phương đang tiếp tục thống kê, đánh giá tình hình thiệt hại do bão số 13 gây ra, đồng thời theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa lũ sau bão. Cùng với đó, triển khai các phương án sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư, trang thiết bị ứng phó với thiên tai đặc biệt là mưa lũ sau bão, lũ quét, sạt lở đất khi xảy ra. Kiểm tra, rà soát đảm bảo an toàn hồ chứa, nhất là các hồ chứa xung yếu, đã đầy nước; tiếp tục giám sát việc vận hành các hồ chứa thủy lợi, thủy điện đảm bảo an toàn công trình và chủ động cắt lũ cho hạ du. Huy động lực lượng hỗ trợ người dân sửa chữa nhà ở, dọn dẹp vệ sinh môi trường, ổn định đời sống.
Cận cảnh những tảng đá hơn trăm tấn sạt lở ở Kon Tum Đường Trường Sơn Đông, đoạn qua xã Ngọc Tem (huyện Kon Plông, Kon Tum) xuất hiện điểm sạt lở nghiêm trọng, cơ quan chức năng dự tính cần dùng mìn để phá đá mở đường. Xã Ngọc Tem (huyện Kon Plông, Kon Tum) bị chia cắt do tuyến đường Trường Sơn Đông bị sạt lở nghiêm trọng Xã Ngọc Tem cách thị trấn...