Đề xuất giảm 50% lệ phí cấp phép thành lập ngân hàng
Theo dự thảo Thông tư, tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động của ngân hàng, giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng sẽ nộp lệ phí bằng 50% mức thu lệ phí quy định. Thông tư này dự kiến có hiệu lực kể từ ngày ban hành đến hết năm 2020.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, Bộ Tài chính mới đây đã hoàn thiện dự thảo Thông tư quy định về lệ phí cấp giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng.
Theo dự thảo, tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động của ngân hàng, giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng nộp lệ phí bằng 50% mức thu lệ phí quy định tại điểm a và điểm b Mục 1 Biểu mức thu lệ phí tại khoản 1 Điều 4 Thông tư số 150/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng; giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng; giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho các tổ chức không phải là ngân hàng.
Theo đó, lệ phí cấp giấy phép thành lập và hoạt động của ngân hàng cấp lần đầu được đề xuất điều chỉnh giảm 50%, từ 140 triệu đồng/giấy phép theo quy định hiện hành còn 70 triệu đồng/giấy phép; tương tự, giấy phép cấp đổi bổ sung, gia hạn hiện nay là 70 triệu đồng/giấy phép được đề xuất giảm còn 35 triệu đồng/giấy phép.
Lệ phí cấp giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng hiện nay là 70 triệu đồng/giấy phép cấp lần đầu được đề xuất giảm còn 35 triệu đồng/giấy phép và giấy phép cấp đổi, bổ sung và gia hạn hiện nay là 35 triệu đồng/ giấy phép sẽ giảm còn 17,5 triệu đồng/giấy phép.
Video đang HOT
Dự kiến, Thông tư này khi được ban hành sẽ có hiệu lực đến hết 31/12/2020.
Đây là một trong những động thái tiếp theo của Bộ Tài chính sau nhiều giải pháp hỗ trợ về thuế, thực hiện Chỉ thị số 11/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch COVID-19.
Thanh Anh
Không gây cản trở hoạt động bình thường của đối tượng giám sát ngân hàng
Để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các rủi ro gây mất an toàn hoạt động ngân hàng, cần duy trì công tác giám sát ngân hàng. Tuy nhiên, việc giám sát ngân hàng không được làm cản trở hoạt động bình thường của đối tượng giám sát.
Ảnh minh họa.
Ngân hàng Nhà nước đang xây dựng dự thảo Thông tư quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng.
Theo dự thảo, việc giám sát ngân hàng phải đảm bảo nguyên tắc tuân thủ theo quy định của pháp luật hiện hành; bảo đảm khách quan, trung thực, công khai, kịp thời, không làm cản trở hoạt động bình thường của đối tượng giám sát ngân hàng.
Giám sát ngân hàng là việc đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng thu thập, tổng hợp, phân tích thông tin về đối tượng giám sát ngân hàng thông qua hệ thống thông tin, báo cáo nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các rủi ro gây mất an toàn hoạt động ngân hàng, vi phạm quy định an toàn hoạt động ngân hàng và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Bên cạnh đó, kết hợp giám sát tuân thủ với giám sát rủi ro, giám sát an toàn vi mô với giám sát an toàn vĩ mô. Thực hiện thường xuyên, liên tục đối với toàn bộ hoạt động của đối tượng giám sát ngân hàng. Bảo đảm tập trung, thống nhất trong chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ từ trung ương đến địa phương.
Ngoài ra, bảo đảm phối hợp chặt chẽ giữa hoạt động giám sát ngân hàng và hoạt động thanh tra ngân hàng; giữa hoạt động giám sát ngân hàng và hoạt động cấp giấy phép, hoạt động xây dựng chính sách, hoạt động xếp hạng.
Dự thảo cũng quy định cụ thể trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng gồm 3 bước:
Bước 1: Thu thập, tổng hợp tài liệu, thông tin, dữ liệu;
Bước 2: Giám sát tuân thủ, giám sát rủi ro;
Bước 3: Đề xuất biện pháp xử lý, lập báo cáo giám sát.
Việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo quy định tại Chương III Nghị định 33/2015/NĐ-CP ngày 27/3/2015 của Chính phủ quy định về việc thực hiện kết luận thanh tra, các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế Nghị định này và quy định tại Thông tư này.
Song Thu
TPHCM lập tổ công tác hỗ trợ doanh nghiệp Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong vừa ký quyết định thành lập Tổ công tác hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong tình hình dịch Covid-19, do đồng chí Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND TP, làm tổ trưởng. Thành viên tổ công tác gồm lãnh đạo các sở ngành thành phố, đại diện UBND 24 quận huyện. Tổ công tác...