Đề xuất giảm 30% thuế thu nhập cho tất cả doanh nghiệp
Dịch COVID-19 đã làm nhiều chuỗi cung ứng bị đứt gãy, đẩy nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng không có khả năng thanh toán hoặc phải chậm thanh toán.
Dệt may là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng vì dịch COVID-19.. Ảnh minh họa – TTXVN
Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính vừa đề xuất Chính phủ trình Quốc hội giảm thuế thu nhập doanh nghiệp 30% cho các doanh nghiệp năm 2020, thay vì chỉ áp dụng với doanh nghiệp có tổng doanh thu năm 2020 không quá 200 tỷ đồng.
Video đang HOT
Theo khảo sát của Ban IV khidịch COVID-19 bùng phát trở lại, chỉ có 2% doanh nghiệp tạm thời chưa bị ảnh hưởng do đại dịch. Ngoài ra, Ban IV cũng có đề xuất ngân hàng mở rộng hình thức vay tín chấp, tiếp tục ưu đãi lãi suất với các khoản vay đầu tư, giảm lãi suất các khoản vay hiện tại, khoanh nợ và giãn thời gian trả nợ.
Để kích cầu tiêu dùng, đối với thuế giá trị gia tăng (VAT), Ban IV đề xuất giảm mức thuế suất từ 10% xuống 5% để giảm chi phí cho người tiêu dùng, nhằm kích cầu cho các ngành trong và ngay sau dịch.
Tiếp cận ngành "chiến thắng Covid-19"
Lo lắng việc 2 quý cuối năm có khả năng tăng trưởng âm, một số chuyên gia vừa đề xuất một "gói" chính sách, giải pháp mới, dự kiến thực hiện từ tháng 9-2020 đến tháng 6-2021, giá trị từ 70.000-90.000 tỷ đồng.
Trong đó có khoảng một nửa là từ gói hỗ trợ lần 1 chưa giải ngân hết, 25.000-27.000 tỷ đồng có được từ tiết kiệm chi ngân sách; phần còn lại được đề nghị bổ sung thông qua việc phát hành trái phiếu Chính phủ hoặc sử dụng quỹ dự trữ ngoại hối. Nguồn tiền để thực hiện gói chính sách - tạm gọi là gói hỗ trợ thứ 2 - là có thể thu xếp được.
Ngoài việc tiếp tục các giải pháp đang thực hiện, các chuyên gia đề xuất, có thể bổ sung một số nhóm giải pháp mới như hoàn thuế cho doanh nghiệp bằng cách cho chuyển lỗ, giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) trong thời hạn 1 năm để kích thích tiêu dùng; phát phiếu chiết khấu, phiếu mua hàng hoặc Nhà nước đứng ra mua hàng thiết yếu phân phối trực tiếp cho người dân; giảm 50% tiền ký quỹ, hỗ trợ tín dụng cho một số doanh nghiệp trong lĩnh vực quan trọng quốc gia (như một số chính sách đang áp dụng cho Tổng công ty Hàng không quốc gia Việt Nam)...
Được đề nghị bình luận về đề xuất này, một chuyên gia kinh tế nhìn nhận: "Trước khi quyết định có thêm những chính sách mới cần đánh giá rất toàn diện việc thực hiện gói hỗ trợ hiện nay (đã sắp hết hạn)".
Cụ thể, vấn đề mà ông nêu ra rất đáng suy nghĩ: Tại sao cho đến nay mới chỉ giải ngân được 18,2% gói hỗ trợ đã có, nghĩa là thấp hơn rất nhiều so với dự kiến? Hầu hết đối tượng được nhận hỗ trợ lần thứ nhất là người có công, đối tượng thuộc diện bảo trợ xã hội, người nghèo và cận nghèo, nghĩa là nếu làm tốt công tác quản lý, phân loại dân cư thì việc hỗ trợ không phải là quá khó khăn. Trong khi đó, còn rất nhiều những đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề nhất của dịch bệnh: khoảng 30 triệu người lao động, trong đó có gần 8 triệu lao động bị mất việc làm hầu như vẫn phải tự mình xoay xở cuộc sống.
Từ một góc tiếp cận khác, vẫn chuyên gia nêu trên cho rằng, gói hỗ trợ thứ 2, nếu Chính phủ quyết định triển khai cần phải hướng đến những ngành nghề có cơ hội "chiến thắng Covid-19", đem lại nguồn thu cho xã hội nói chung, cho ngân sách nói riêng.
Nêu ví dụ về "ngành thắng cuộc", chuyên gia này cho rằng ngân hàng điện tử là một lĩnh vực đang phát huy vai trò rất tốt, tạo cơ hội thúc đẩy một nền kinh tế không dùng tiền mặt. Một lĩnh vực tiềm năng khác là bất động sản công nghiệp. Trong bối cảnh nhiều nhà đầu tư nước ngoài lớn, sở hữu công nghệ hiện đại có xu hướng chuyển đổi hoặc đa dạng hóa thị trường đầu tư thì phát triển, nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghiệp để đón "sóng" đầu tư có thể là một bước đi thông minh.
Quẹt thẻ tín dụng mua hàng tại siêu thị. Ảnh: HOÀNG HÙNG
Một chuyên gia kinh tế nhấn mạnh, trong khi tiếp tục hoàn thành gói hỗ trợ đã có, các nhà hoạch định chính sách cần tính toán ngay từ bây giờ kế hoạch cho năm 2021 và xa hơn là giai đoạn 2021-2025, là giai đoạn phục hồi sau dịch Covid-19.
Chắc chắn để thực hiện những chính sách này, chi ngân sách trong năm nay sẽ lớn; kế hoạch huy động nguồn lực như thế nào để bù đắp bội chi ngân sách, không gây ra bất ổn vĩ mô cần phải được tính toán sớm, trình cơ quan có thẩm quyền quyết định, có thể bằng một cơ chế đặc biệt để phù hợp với tình thế đặc biệt hiện nay mà không chờ đến kỳ họp Quốc hội tới.
Bộ Tài chính muốn truy thu thuế các ngân hàng từ 2011 tới nay Hiệp hội Ngân hàng vừa có văn bản kiến nghị lên Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước về việc các TCTD bị truy thu thuế giá trị gia tăng từ thư tín dụng từ đầu năm 2011 tới nay. Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết vừa nhận được phản ảnh của các tổ chức tín dụng (TCTD) hội viên...