Đề xuất di dời ga Nha Trang để xây cao ốc
Sở Giao thông Vận tải tỉnh Khánh Hòa đồng ý với đề xuất của doanh nghiệp là di dời ga Nha Trang, dành khu đất gần 36.500 m2 xây công trình 35 tầng.
Ngày 12-2, ông Nguyễn Văn Dần, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải (GTVT) tỉnh Khánh Hòa, cho biết cơ quan này vừa gửi văn bản đến UBND tỉnh về 2 phương án đề xuất di dời ga Nha Trang của Công ty TNHH Tập đoàn Thương mại Tuấn Dung (gọi tắt là Công ty Tuấn Dung, trụ sở tại TP Hà Nội). Các phương án này do doanh nghiệp tự bỏ tiền ra khảo sát, nghiên cứu đề xuất.
Rút ngắn 5 km đi qua khu vực đông đúc
Theo phương án 1, sẽ cải tạo ga Nha Trang thành ga khách, xây dựng mới cầu quay đầu máy để bỏ đường vòng. Xây dựng ga Vĩnh Trung mới (xã Vĩnh Trung, ngoại thành TP Nha Trang) là ga hàng hóa; xây dựng đường vòng, tránh tàu hàng đi vào trung tâm thành phố. Quy hoạch sử dụng 36.450 m2 đất khu vực ga Nha Trang trở thành chung cư cao 30 tầng, công trình hỗn hợp 35 tầng, nhà ở thương mại, cây xanh công viên, đường giao thông nội bộ.
Phương án 2, cải tạo ga Nha Trang hiện hữu thành bảo tàng du lịch. Dỡ bỏ ga Nha Trang và khu vực bên trong đường vòng hình bóng đèn hiện tại; tuyến đường sắt chính đi thẳng ra ga Vĩnh Trung. Phương án này sẽ quy hoạch sử dụng đất khu vực ga Nha Trang với diện tích khoảng hơn 114.287 m2, bố trí gồm: bảo tàng ga, chung cư cao 30 tầng, công trình hỗn hợp 35 tầng, nhà ở xã hội, nhà liên kế, nhà ở kết hợp thương mại, cây xanh công viên, đường giao thông nội bộ.
Sở GTVT TP Nha Trang cho rằng phương án 1 phù hợp với quy hoạch chi tiết hiện đại hóa tuyến đường sắt Bắc – Nam được Bộ GTVT phê duyệt năm 2015, phù hợp với điều chỉnh quy hoạch chung Nha Trang đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2012. Theo phê duyệt này, ga Nha Trang sẽ trở thành ga hành khách, xây dựng ga hàng hóa ngoài trung tâm thành phố.
Còn phương án 2, chưa phù hợp với quy hoạch đường sắt đã được Bộ GTVT phê duyệt di dời toàn bộ ga ra khỏi khu vực trung tâm thành phố. Việc sử dụng đất khu vực ga Nha Trang cũng chưa được thể hiện trong quy hoạch chung của thành phố.
Tuy nhiên, Sở GTVT lại đồng ý với phương án 2 vì ga Nha Trang tiếp nhận khoảng 48 đoàn tàu ra vào ga mỗi ngày khiến giao thông thường xuyên ùn tắc. Việc di dời ga Nha Trang đến vị trí mới sẽ rút ngắn được 5 km đường sắt đi qua khu vực đông dân cư, bỏ được 4 đường ngang và 8 lối đi tự mở qua đường sắt…
Một doanh nghiệp đang đề xuất cải tạo, biến khu đất của ga Nha Trang thành công trình hỗn hợp
Video đang HOT
Tôn trọng di tích lịch sử
Liên quan đến 2 phương án này, ông Nguyễn Tấn Tuân, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Khánh Hòa, cho rằng hiện nay chỉ mới là ý tưởng, Tỉnh ủy chưa có ý kiến gì. Về nguyên tắc chung, ga Nha Trang là một di tích lịch sử nên phải giữ lại kiến trúc nhà ga hiện tại. Còn quy hoạch sử dụng khu đất thuộc ga Nha Trang thì sau này Bộ GTVT sẽ báo cáo Thủ tướng trên cơ sở thống nhất với tỉnh.
Ông Lê Văn Hoa, Phó Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao tỉnh Khánh Hòa, cho biết 2 phương án này chưa công khai rộng rãi cho các sở, ngành đóng góp ý kiến. Ga Nha Trang khánh thành từ năm 1936. Di tích lịch sử này ghi lại trận đánh năm 1945 mở đầu cho cuộc khởi nghĩa của nhân dân Khánh Hòa. Mọi hoạt động gây ảnh hưởng đến di tích lịch sử đều phải có ý kiến của bộ, ngành trung ương, địa phương và người dân.
Trong khi đó, kiến trúc sư Nguyễn Văn Lộc, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Khánh Hòa, cho rằng đây là một trong những nhà ga đẹp nhất Đông Dương mà Pháp xây dựng theo kiến trúc châu Âu. Việc di dời ga Nha Trang là cần thiết vì ga nằm ngay khu vực trung tâm phát sinh những bất cập. Tuy nhiên, về sử dụng khu vực đất nhà ga làm chung cư, nhà cao tầng thì không nên. TP Nha Trang cần có những khu vực mang tính chất cộng đồng nhiều hơn.
Sở GTVT cho biết di dời ga Nha Trang và các công trình liên quan ra khỏi trung tâm thành phố là cần thiết, phù hợp theo quy hoạch của ngành đường sắt và quy hoạch chung TP Nha Trang. Theo quy hoạch này, doanh nghiệp Tuấn Dung được Bộ GTVT đồng ý cho tự bỏ tiền ra nghiên cứu, đề xuất ý tưởng việc di dời và sử dụng quỹ đất hiện tại để kinh doanh thu hồi vốn. Khu vực này có diện tích rất lớn, là tài sản công của ngành đường sắt quản lý. Do đó, doanh nghiệp phải thực hiện đúng quy định hiện hành và các quy định về đầu tư theo hình thức BT, phải lấy ý kiến cộng đồng người dân, bảo đảm quy hoạch mang tính khả thi và lợi ích cộng đồng.
Kinh phí lớn
Theo ông Nguyễn Văn Dần, từ ý tưởng đến thực hiện là quá trình rất dài vì muốn di dời ga Nha Trang cần kinh phí rất lớn. Ngay cả Đà Nẵng, TP HCM cũng chưa thực hiện được. Ngoài ra, cần phải bổ sung vào quy hoạch GTVT tỉnh, điều chỉnh bổ sung quy hoạch chung thành phố đến năm 2025; phải cụ thể hóa theo quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết 1/500 mới triển khai được dự án; xây dựng lộ trình di dời cụ thể. Ông Dần lưu ý việc di dời chỉ được thực hiện khi đường sắt tốc độ cao được xây dựng và đi vào khai thác.
Theo Kỳ Nam
Người lao động
598 doanh nghiệp bất động sản đăng ký tạm ngừng hoạt động trong năm 2019
Năm 2019, số lượng doanh nghiệp bất động sản đăng ký tạm ngừng hoạt động là 598 doanh nghiệp, tăng tới 36,8%. Kinh doanh bất động sản đứng vị trí đầu bảng, doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động.
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) mới đây đã có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành và UBND TP.HCM cho thấy một năm buồn của thị trường bất động sản. Cụ thể, cả năm 2019 tại TP.HCM chỉ có 1 dự án nhà ở thương mại được UBND TP chấp thuận chủ trương đầu tư, giảm 92% so với năm 2018. Toàn thành phố chỉ có 4 dự án nhà ở thương mại được chấp thuận chủ trương đầu tư và công nhận chủ đầu tư, giảm 85%; chỉ có 16 dự án nhà ở thương mại được chấp thuận đầu tư, giảm 80% so với năm 2018.
2019 là năm khó khăn với bất động sản, môi giới khi quy mô thị trường và nguồn cung dự án, nguồn cung sản phẩm nhà ở bị sụt giảm mạnh.
Theo HoREA, đây là năm thứ hai thị trường bất động sản và các doanh nghiệp trong lĩnh vực này lại phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức rất lớn. Quy mô thị trường và nguồn cung dự án, nguồn cung sản phẩm nhà ở bị sụt giảm mạnh.
Chính điều này đã khiến nhiều doanh nghiệp, đơn vị phân phối bất động sản gặp khó vì không có sản phẩm để bán.
Theo tìm hiểu, có công ty phải cho nhân viên nghỉ Tết cách đây cả tuần vì không có hàng bán, doanh thu sụt giảm và không có tiền để thưởng Tết nên đành cho nhân viên nghỉ Tết sớm.
Báo cáo của Cục Đăng ký quản lý kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cũng cho thấy những con số đáng lưu ý của ngành bất động sản năm 2019.
Theo đó, kết thúc năm 2019, có 89.282 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường (tăng 20,2% so với năm 2018).
Trong đó, có 14 ngành kinh doanh chính có sự gia tăng về số lượng doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động, kinh doanh bất động sản đứng vị trí đầu bảng.
Cụ thể, số lượng doanh nghiệp bất động sản đăng ký tạm ngừng hoạt động năm 2019 là 598 doanh nghiệp, tăng tới 36,8%.
Không chỉ có sự gia tăng mạnh mẽ về số lượng đăng ký tạm ngừng hoạt động, lượng doanh nghiệp bất động sản hoàn tất thủ tục giải thể cũng chiếm vị trí đầu bảng.
Cụ thể, số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể trong năm 2019 là 16.840 doanh nghiệp, tăng 3,2% so với năm 2018. Trong đó, ngành kinh doanh bất động sản có tỷ lệ gia tăng doanh nghiệp giải thể nhiều nhất với 686 doanh nghiệp, tăng 39,4%.
Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội môi giới Việt Nam xác nhận có nhiều doanh nghiệp đến giai đoạn quý 4/2019 phải dừng hoạt động, nhất là đơn vị môi giới vì không có nguồn hàng. Đây là một năm không tốt với doanh nghiệp bất động sản, nhất là đơn vị môi giới.
Cũng theo ông Đính, nhiều môi giới phải chuyển nghề vì không có hàng bán, vì sự cạnh tranh khốc liệt và trường hợp đó là những môi giới "non tay", còn môi giới có nhiều kinh nghiệm vẫn tự biết cách săn lùng tìm thị trường, tự tạo ra thị trường.
"Môi giới chung cư thường nằm ở các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM... nhu cầu ở những thành phố đó lớn, dù giảm nhưng vẫn lớn, vài nghìn giao dịch thành công thì không phải là ít; song số lượng giao dịch đó thì không thấm vào đâu so với lực lượng môi giới đông đảo. Tất nhiên đông thì phải có sự cạnh tranh, người yếu không có năng lực, không hiệu quả thì phải rời thị trường thì lại có những người mới muốn thử sức lao vào thị trường...", ông Đính cho hay.
Mặc dù lãnh đạo Hội môi giới đánh giá đây là vấn đề bình thường của thị trường lao động trong ngành bất động sản. Nhưng ông Đính cũng phải thừa nhận đúng là có hiện tượng nhiều anh em bỏ nghề, rời nghề.
Theo thống kê hệ thống của Hội môi giới thì cả nước có khoảng 300.000 môi giới, TP. HCM đông nhất là 90.000; Hà Nội có khoảng 60.000 - 70.000, còn lại là ở các tỉnh khác. Những môi giới có chứng chỉ hành nghề chỉ bằng 1/10 con số đó.
"Tính cạnh tranh trong nghề môi giới là rất mạnh, số lượng đông, cạnh tranh mạnh, nếu không thực sự có năng lực sẽ bị đào thải. Nhưng đây là nghề có lợi nhuận , lại không bỏ vốn đầu tư nên thu hút nhiều người muốn vào trải nghiệm", ông Đính cho biết thêm.
Theo Minh Thư/Infonet
Tín dụng bất động sản tăng 8,8% Tại buổi gặp gỡ báo chí TP.HCM sáng ngày 6/1, Vụ trưởng Vụ tín dụng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ông Nguyễn Quốc Hùng cho biết, tăng trưởng dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản toàn ngành ngân hàng năm qua chỉ ở 8,8%, thấp hơn so với tăng trưởng chung của tín dụng toàn ngành. Nợ xấu ở...