Đề xuất chuyển xe khách tuyến cố định thành các tuyến xe buýt
Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam, kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải xem xét chuyển xe khách tuyến cố định thành các tuyến xe buýt.
Xe hợp đồng trá hình, xe Limousine bùng phát đang cạnh tranh bất bình đẳng với xe tuyến cố định. Ảnh minh họa
Thông tin trên VNE, tại hội thảo quản lý hoạt động vận tải hành khách theo tuyến cố định ngày 4/11, ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam, kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải xem xét cho phép các xe tuyến xe khách có cự ly dưới 200km, tần suất chạy xe lớn chuyển thành các tuyến xe buýt.
Theo lý giải của ông Quyền, hiện nay nhiều hãng xe khách đang gặp rất nhiều khó khăn và bất lợi khi phải cạnh tranh với các loại hình phương tiện khác như xe công nghệ, taxi và hành khách đến bến phải chờ đợi lâu mới được đi nên việc chuyển đổi xe khách thành xe buýt là một giải pháp hữu hiệu.
Tiêu chí phương tiện của xe buýt chạy nội đô và xe buýt đường dài sẽ khác nhau. Luồng tuyến xe buýt xuất phát ở hai đầu bến xe thì không khác hoạt động của xe khách hiện nay, cơ quan chức năng chỉ phải xác định điểm đón trên đường ở đâu, còn nếu doanh nghiệp muốn điểm đầu cuối vượt ra ngoài bến xe thì cần nghiên cứu thêm. Kiến nghị này được nhiều doanh nghiệp vận tải đồng tình.
Ông Lưu Huy Hà, Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Hà (tỉnh Thái Bình) cho biết, khi các bến xe bị đẩy ra ngoài trung tâm sẽ khiến người dân tiếp cận phương tiện công cộng ngày càng khó khăn. Khi đó, người dân buộc phải tìm phương tiện khác, tạo điều kiện cho xe dù phát triển. Khi Hà Nội chuyển tuyến Thái Bình về bến xe Nước Ngầm, hầu hết các doanh nghiệp tuyến cố định đã phá sản, từ đây xe hợp đồng trá hình, “xe dù bến cóc” nở rộ.
“Chỉ tính riêng ở Thái Bình, đã có 600 xe hợp đồng hoạt động theo hình thức trá hình. Nếu số xe này cộng với xe các tỉnh khác luồn lách các ngõ ngách của Thủ đô, hạ tầng khó đáp ứng được. Xe tuyến cố định dần dần bị lu mờ, bến xe Giáp Bát trước đây đông đúc xe là thế, nhưng hiện rất đìu hiu”, ông Hà dẫn chứng.
Báo Giao Thông cho hay, tại cuộc họp, ông Lưu Huy Hà đề xuất, xe tuyến cố định có quá nhiều quy định ràng buộc chặt chẽ, vì vậy những tuyến nào có tần xuất lớn có khoảng cách dưới 200 km nên chuyển thành mô hình xe buýt, nếu được vào sâu trung tâm thành phố sẽ tốt hơn. Nên đầu tư theo mô hình xã hội hóa, coi tuyến cố định là loại hình xe buýt, sẽ không phải bỏ ngân sách Nhà nước để trợ giá.
Video đang HOT
Để giảm bớt mâu thuẫn này, cần nới lỏng điều kiện cho xe tuyến cố định, tiếp cận thị trường, bám sát nhu cầu đi lại của hành khách; đồng thời tăng cường giải pháp quản lý đối với xe hợp đồng. Các sở GTVT, nhất là sở GTVT các thành phố lớn cần xác định vị trí và cắm biển cho phép xe tuyến cố định dừng đón trả khách.
Ở góc độ quản lý Nhà nước, bà Phan Thị Thu Hiền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN cho biết, tình trạng “xe dù bến cóc gây búc xúc ở hầu hết các địa phương. Về lâu dài, Tổng cục Đường bộ sẽ nghiên cứu đổi mới tổ chức vận tải khi sửa Luật Giao thông đường bộ. Giải pháp trước mắt, Tổng cục sẽ rà soát lại các điều kiện kinh doanh tuyến cố định, cắt giảm tối đa các điều kiện khi sửa đổi Nghị định 86/2014 về điều kiện kinh doanh vận tải.
Thiên Thanh (T/H)
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Quản chặt xe hợp đồng trá hình
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể khẳng định "xe dù, bến cóc", xe hợp đồng trá hình sẽ bị xử lý nghiêm qua công nghệ
Nhiều năm qua, loại hình xe khách trá hình xe hợp đồng hoạt động rầm rộ tại các đô thị lớn của nước ta, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với hoạt động vận tải hành khách, phá vỡ trật tự an toàn giao thông; tạo môi trường cạnh tranh không lành mạnh, khiến ngân sách thất thu hàng trăm tỉ đồng/năm.
Hoạt động bát nháo
Theo ông Nguyên Văn Quyên, Chu tich Hiêp hôi Vân tai ôtô Việt Nam, trong mấy năm gần đây, số lượng xe vận tải hành khách hoạt động theo hình thức hợp đồng (HĐ) tăng nhanh chóng.
Trước kia, số lượng xe HĐ chỉ chiếm khoảng 10% thì nay tới 60% trong tổng số loại hình vận tải hành khách đường bộ. Một trong những lý do là vì quy định của pháp luật chưa chặt chẽ nên đã để tình trạng này nở rộ. Cụ thể, theo Nghị định 86/2014/NĐ-CP (Nghị định 86) của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ôtô, kinh doanh vận tải hành khách theo HĐ được quy định khá đơn giản chỉ là sự thỏa thuận giữa đơn vị kinh doanh vận tải và người thuê vận tải. Các đơn vị kinh doanh vận tải được đón trả khách tại các điểm đã ghi trong HĐ; khi vận chuyển hành khách, tài xế mang theo HĐ vận chuyển, danh sách hành khách...
Nhiều xe theo loại hình Limousine dừng đón khách trong nội đô Hà Nội
"Chính vì thế, các doanh nghiêp (DN) hoạt động vận tải hành khách HĐ thường lách luật theo hướng này để qua mặt các cơ quan chức năng, chạy tuyến cố định. Thậm chí, nhiều DN lớn còn thành lập nhà chờ đón khách, sử dụng các xe trung chuyển, mở "bến cóc" ngay trên các tuyến đường nội đô" - ông Quyền thông tin.
Là địa phương rất "nhức nhối" với tình trạng xe khách HĐ trá hình, ông Bùi Hồng Minh, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải (GTVT) tỉnh Quảng Ninh, cho biết hằng ngày có hàng trăm xe HĐ "trá hình" chạy tuyến cố định (thường gọi là xe Limousine) trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Dù biết đa số xe đó hoạt động vi phạm pháp luật nhưng việc xử lý của lực lượng chức năng gặp rất nhiều khó khăn bởi khi xử lý thì hầu hết tài xế đều xuất trình đầy đủ các giấy tờ. Mấu chốt ở đây là các quy định pháp luật cho loại hình vận tải theo HĐ chưa chặt chẽ, đặc biệt là chưa theo kịp thực tiễn, tạo kẽ hở cho các DN lách luật.
Đê câp y kiên cho răng xe Limousine la loai hinh đươc người dân ưa chuông va lưa chon, nên coi đây la loai hinh mơi đê quan ly, ông Bùi Hồng Minh thừa nhận ơ goc đô ngươi sư dung, dich vu này co nhưng thuân lơi nhât đinh. Tuy nhiên, ơ goc đô quan ly, ông Minh cho rằng phải công băng, binh đăng trong kinh doanh vân tai. Ví dụ, trong khi các DN vận tải hoạt động theo tuyến cố định phải vào bến đón trả khách thì những DN vận tải chạy theo HĐ "lách luật" đón, trả khách không đúng nơi quy định, đặc biệt thường xuyên chạy vào nội đô dẫn đến nguy cơ ùn tắc và tai nạn giao thông.
Hồi đầu tháng 8, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, đã có văn bản yêu cầu các bộ như Công an, GTVT và Chủ tịch UBND các tỉnh, TP như Hà Nội, Quảng Ninh xem xét đơn kiến nghị của DN về tình trạng "xe dù, bến cóc".
Cần hoàn thiện các quy định
Ông Nguyễn Văn Quyền cho rằng một phần nguyên nhân khiên các bên xe ngày càng vắng khách là tinh trang xe HĐ tra hinh chay như tuyên cô đinh bung phat vơi sô lương lớn, trong khi cơ quan quản lý châm đưa ra giai phap xử lý. Do đó, bên canh viêc thưc hiên tôt giai phap vê quy hoach, cân tăng cương quan ly đôi vơi vân tai khach theo HĐ băng viêc nâng điêu kiên kinh doanh đôi vơi loai hinh nay tương đông vơi điêu kiên kinh doanh tuyên cô đinh. Điêu nay se tranh đươc viêc lơi dung hinh thưc HĐ tranh gianh khach trong phân khuc thi trương vân tai khach tuyên cô đinh.
"Cân phân đinh ro vân tai khach cô đinh va HĐ băng viêc lam ro, thông nhât khai niêm HĐ vân tai trong cac văn ban quy pham phap luât" - ông Quyên nhấn mạnh.
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho rằng dự thảo nghị định thay thế Nghị định 86 sẽ có điều chỉnh để tất cả loại hình vận tải bảo đảm hoạt động công bằng theo đúng pháp luật, có chế tài, giải pháp quản lý "xe dù, bến cóc", xe trá hình.
Để quản lý xe HĐ, trong dự thảo nghị định thay thế Nghị định 86 mới nhất mà Bộ GTVT vừa báo cáo Chính phủ quy định: Đối với taxi, xe HĐ, xe du lịch có trên 70% tổng thời gian hoạt động trong 1 tháng tại địa phương nào thì phải thực hiện cấp phù hiệu địa phương đó; việc xác định tổng thời gian hoạt động thực hiện thông qua dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe.
Việc bổ sung nội dung này trong dự thảo, theo lý giải của Bộ GTVT là nhằm bảo đảm quản lý đúng loại hình kinh doanh vận tải, tránh đăng ký loại hình xe HĐ nhưng hoạt động như tuyến cố định, đăng ký kinh doanh tại địa phương này nhưng sau đó đưa phương tiện sang địa phương khác hoạt động dẫn đến mất trật tự vận tải, cạnh tranh không lành mạnh với tuyến cố định và taxi trên địa bàn.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, hiện Bộ GTVT đang tập trung hoàn thiện sửa đổi Nghị định 46/2016 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ - đường sắt để có chế tài đủ mạnh xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông. Đến nay, 26 bộ - ngành đã thống nhất với nội dung nghị định, Bộ GTVT đã tiếp thu và trong năm 2019 sẽ trình Chính phủ ban hành.
Bộ GTVT đang chỉ đạo xây dựng cơ sở dữ liệu để tích hợp hệ thống công nghệ thông tin trên các tuyến quốc lộ. Bộ GTVT đã đưa vào Nghị định 46, Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) một số nội dung để phạt nguội, hình thành cơ sở dữ liệu để giám sát hoạt động trên tất cả các tuyến đường và xử lý nghiêm thông qua hệ thống camera giám sát. Khi Nghị định 46 và Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) được ban hành, hoạt động vận tải, nhất là "xe dù, bến cóc", xe HĐ trá hình sẽ được quản lý và xử lý nghiêm minh qua hệ thống công nghệ. Bộ GTVT sẽ chia sẻ dữ liệu với các bộ, ngành để quản lý tài xế, hoạt động vận tải.
Nhiều khó khăn trong xử lý
Ông Trần Nhật Quang, Chánh Thanh tra Sở GTVT Hà Nội, cho biết riêng gần 6 tháng đầu năm nay, lực lượng thanh tra đã kiểm tra, xử phạt trên 3.300 trường hợp xe khách vi phạm, trong tổng số xe khách bị xử lý nói trên có 994 xe HĐ.
Tuy nhiên, theo ông Quang, công tác kiểm tra xử lý đang gặp nhiều khó khăn. Địa bàn rộng, lực lượng mỏng trong khi các phương tiện xe HĐ, đặc biệt là loại hình xe Limousine áp dụng các thủ đoạn tinh vi, dừng đỗ đón khách ở các khu vực không bị cấm, còn các văn bản quy phạm pháp luật để quản lý loại hình này có nhiều bất cập nên lực lượng chức năng khó xử lý.
Bài và ảnh: Văn Duẩn
Theo Nguoilaodong
Sẽ trực tiếp hỗ trợ những vụ việc bồi thường phức tạp Chiều 8/10, Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo xây dựng dự thảo Thông tư quy định biện pháp thực hiện công tác hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường. Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 đã quy định trách nhiệm quản lý nhà...