Đề xuất cấm xe thô sơ chở hàng vào nội đô Sài Gòn
Sở Giao thông Vận tải TP HCM đề xuất lập vành đai giới hạn để từng bước cấm xe cơ giới 3 bánh và xe thô sơ 3-4 bánh vào khu vực trung tâm.
Việc này sẽ được thực hiện theo từng giai đoạn. Từ năm 2020 đến 2021, Sở Giao thông đề xuất cấm các loại xe 3 bánh và xe thô sơ 3-4 bánh vào khu vực trung tâm, được giới hạn bởi các tuyến đường: Hai Bà Trưng – Tôn Đức Thắng – Hàm Nghi – Phạm Ngũ Lão – Nguyễn Thị Nghĩa – Cách Mạng Tháng Tám – Điện Biên Phủ – Hai Bà Trưng.
Ngoài ra, một số tuyến đường ngoài trung tâm cũng cần cấm loại xe này là: Phan Đình Giót (đoạn từ Nguyễn Văn Trỗi đến Trường Sơn), Trường Sơn (đoạn từ Phan Đình Giót đến Hồng Hà), Trần Quốc Hoàn, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Văn Trỗi, Nam Kỳ Khởi Nghĩa (đoạn từ Nguyễn Văn Trỗi đến Điện Biên Phủ), Võ Văn Kiệt (đoạn từ Lò Gốm đến Tôn Đức Thắng).
Xe thô sơ 3 bánh chở hàng cồng kềnh bị CSGT thổi phạt ở khu vực cầu vượt Nguyễn Văn Linh – Quốc lộ 1. Ảnh: Quốc Thắng.
Đối với khu vực bên trong các tuyến vành đai Quốc lộ 1 – Xa lộ Hà Nội – Mai Chí Thọ – Đồng Văn Cống – Võ Chí Công – cầu Phú Mỹ – Nguyễn Văn Linh; Sở Giao thông đề xuất cấm các loại xe này lưu thông vào khung giờ 5-13h và 16-19h hàng ngày.
Ở các tuyến đường Xa lộ Hà Nội (đoạn từ nút giao Quốc lộ 1 – Xa lộ Hà Nội đến nút giao Cát Lái); các quốc lộ: 1, 1K, 13 (quốc lộ 1 đến ranh tỉnh Bình Dương); 22 (đoạn từ Quốc lộ 1 đến ranh tỉnh Tây Ninh); 50 (đoạn từ Nguyễn Văn Linh đến ranh tỉnh Long An); Nguyễn Văn Linh (nút giao Khu A Nam Sài Gòn đến quốc lộ 1), Nguyễn Lương Bằng (đoạn Nguyễn Văn Linh đến Phạm Hữu Lầu) các xe chở hàng thô sơ bị cấm chạy giờ cao điểm (6-8h và 16-19h).
Giai đoạn từ sau năm 2022, Sở Giao thông đề xuất TP HCM điều chỉnh thời gian cấm xe cơ giới 3 bánh và xe thô sơ 3-4 bánh vào nội đô và một số tuyến đường từ 5h đến 22h hàng ngày.
Trước đó, năm 2009 và năm 2013, UBND TP HCM có 2 quyết định cấm các loại xe trên vào khu vực trung tâm và một số tuyến đường nhưng phạm vi hẹp và khung thời gian ngắn hơn.
Video đang HOT
Nghị quyết 32 năm 2007 của Chính phủ đã đình chỉ lưu hành nhiều loại phương tiện, trong đó có xe 3-4 bánh tự chế, bắt đầu từ năm 2008. Thủ tướng cũng ban hành quyết định hỗ trợ chủ xe thuộc diện bị cấm, để họ có điều kiện thay thế phương tiện hoặc chuyển đổi việc làm.
Từ đó đến nay, TP HCM thu hồi, tiêu hủy gần 29.000 xe 3-4 bánh tự chế, chi 160 tỷ đồng hỗ trợ những người thuộc diện bị ảnh hưởng. Dù vậy, theo thống kê của cơ quan chức năng, hiện thành phố vẫn còn khoảng 30.000 xe 3-4 bánh tự chế hoạt động.
Từ năm 2017 đến hết năm 2018, trên địa bàn xảy ra 23 vụ tai nạn giao thông liên quan đến xe cơ giới ba bánh, chiếm tỷ lệ 1,6% số vụ tai nạn, làm 21 người chết và năm người bị thương.
Những ngôi trường trăm tuổi ở TPHCM
Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, THPT Marie Curie hay THPT Lê Quý Đôn là những ngôi trường có bề dày lịch sử cả trăm năm tuổi của TPHCM.
Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai
Ngôi trường được xây dựng từ năm 1913. Thời gian đầu, trường mới dạy cấp tiểu học, từ lớp đồng ấu đến cao đẳng. Học sinh chủ yếu là con nhà giàu ở Sài Gòn, sau đó có thêm dần con em từ các tỉnh ngoài lên học nội trú.
Trường còn nổi tiếng với cái tên Trường Nữ sinh Áo tím. Màu tím được chọn là màu áo đồng phục cho nữ sinh thời bấy giờ, tượng trưng cho đức tính đoan trang, kín đáo và khiêm nhường của thiếu nữ Việt Nam.
Năm 1918, vì số lượng học sinh gia tăng, trường xây dựng thêm một tòa nhà thứ hai song song với tòa nhà cũ. Đây đồng thời cũng là nơi giảng dạy các môn nữ công gia chánh và thêu thùa.
Mùa hè năm 1940, quân đội Nhật chiếm đóng cơ sở trường rồi sau đó đến quân đội Anh, trường dời về tiểu học ồ Chiểu tại vùng Tân ịnh, đồng thời mang các tên gọi trường Collège Gia Long rồi Lycée Gia Long.
Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai hiện nay. Ảnh: Trí Minh.
Sau năm 1975, trường được đổi tên thành Trường Phổ thông cấp 2-3 Nguyễn Thị Minh Khai. Sau đó, trường bỏ đào tạo cấp 2, thu nhận cả nữ sinh lẫn nam sinh, đổi tên thành Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai tới bây giờ.
Trường THPT Marie Curie
Là một trong những trường học có tiếng và lâu đời của TPHCM, THPT Marie Curie được lập ra từ năm 1918. Ban đầu đây là Trường cao đẳng tiểu học nữ sinh người Pháp, chỉ dành cho các nữ sinh người Pháp và một số ít nữ sinh người Việt xuất thân trong các gia đình danh giá, có thế lực. Trong giai đoạn đó, các môn học ở trường đều được giảng dạy bằng tiếng Pháp.
Đến năm 1946, trường được đổi tên thành Trường trung học Lucien Mossard với số lượng khoảng 300 học sinh. Tới đầu năm 1948, trường chính thức mang tên nhà bác học Marie Curie - người từng hai lần đoạt giải Nobel Vật lý.
Khuôn viên Trường THPT Marie Curie hiện nay. Ảnh: Trí Minh.
Năm 2015, trường được UBND TPHCM công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa - danh lam thắng cảnh của thành phố.
Trường THPT Lê Quý Đôn
Ngôi trường này được khởi công năm 1874 và hoàn tất năm 1877. Ban đầu, trường giảng dạy từ tiểu học đến tú tài theo chương trình Pháp. Ngày đầu thành lập, trường có tên Collège Indigène (trung học bản xứ), không lâu sau được đổi tên thành Collège Chasseloup Laubat (tên Bộ trưởng Pháp quốc hải ngoại (còn gọi là Bộ Thuộc địa) lúc bấy giờ là Francois Marquis de Chasseloup Laubat).
Năm 1954, Trường tiếp tục đổi tên một lần nữa thành Jean Jacques Rousseau (tên một nhà trí thức Pháp trong phong trào "Ánh Sáng" thế kỷ XVIII).
Tới năm 1970, trường được giao trả cho người Việt và đổi tên là Trung tâm giáo dục Lê Quý Đôn, học từ lớp 1 đến lớp 12.
Trường THPT Lê Quý Đôn hiện nay. Ảnh: Trí Minh
Sau khi đất nước thống nhất, năm 1977, UBND Thành phố ký Quyết định thành lập trường THPT Lê Quý Đôn.
Trường THPT Lê Quý Đôn hiện nay thuộc hệ thống trường công lập của Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM.
Nhật ký ở rừng của chàng trai Sài Gòn 'gây sốt' Các món ăn chỉ nấu theo một công thức duy nhất là cho vào nồi một chút dầu, sau đó cho tiếp những thứ cần chín trước như cua, ếch hay cá... Tốt nghiệp ĐH Kiến trúc Hà Nội, sau nhiều năm làm việc ở Hà Nội và Sài Gòn, Kiều Đức Thắng (SN1992) chuyển tới thôn Dốc Bầu, xã Ba Cụm Bắc,...