Đề xuất bổ sung quy định tuyển dụng viên chức dưới 18 tuổi
Bộ Nội vụ đề xuất cho phép một số đơn vị sự nghiệp công lập có thể tuyển dụng những người có độ tuổi thấp hơn 18 nhưng phải từ đủ 15 tuổi trở lên và phải được sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật.
Bộ Nội vụ đề xuất rà soát để quy định việc giảm thiểu về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong điều kiện tuyển dụng
Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Nghị định quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. Dự thảo Nghị định có 5 chương với 70 điều, có nhiều nội dung mới, đáng lưu ý.
So với quy định tại Nghị định số 29/2012/NĐ-CP dự thảo Nghị định quy định lần này rõ hơn về việc các đơn vị sự nghiệp có thể bổ sung các điều kiện khác (ngoài các điều kiện quy định trong Nghị định) đối với các vị trí việc làm khi tuyển dụng, nhưng các điều kiện này không được trái với quy định của pháp luật, không được phân biệt loại hình đào tạo, văn bằng, chứng chỉ, trường công lập, trường ngoài công lập.
Tại dự thảo Nghị định, Bộ Nội vụ đề xuất bổ sung quy định về trường hợp đặc thù, cho phép tuyển dụng những người có độ tuổi thấp hơn 18 tuổi nhưng phải từ đủ 15 tuổi trở lên, đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao và phải được sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật.
Bên cạnh đó, Bộ Nội vụ cũng đề xuất rà soát để quy định việc giảm thiểu về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong điều kiện tuyển dụng. Vì hiện nay, chuẩn đầu ra về ngoại ngữ của sinh viên tốt nghiệp các trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cử nhân đều yêu cầu đáp ứng trình độ ngoại ngữ bậc 3.
Đối với tin học, do hiện nay yêu cầu sử dụng công nghệ thông tin trong các cơ sở giáo dục cũng như quy định việc tổ chức thi tuyển trên máy tính cũng là bước kiểm tra kiến thức và kỹ năng sử dụng tin học…
Video đang HOT
Do vậy, việc quy định người đăng ký dự tuyển có bằng tốt nghiệp tại cơ sở giáo dục chuyên nghiệp hoặc cơ sở giáo dục đại học đã thực hiện chương trình đào tạo chuẩn đầu ra về ngoại ngữ, tin học mà tương ứng với yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, tin học quy định tại tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ của ngạch công chức theo yêu cầu của vị trí việc làm đăng ký dự tuyển thì không yêu cầu phải có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học nhằm mục tiêu giảm thiểu các quy định về hành chính.
Để tăng cường hơn nữa tính minh bạch của kỳ tuyển dụng, thăng hạng viên chức, tránh tình trạng có người nhà, người thân tham gia Hội đồng, các ban giúp việc, dự thảo Nghị định bổ sung quy định không bố trí những người có quan hệ là cha, mẹ, anh, chị, em ruột của bên vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ hoặc con nuôi của người dự thi hoặc những người đang trong thời hạn xử lý kỷ luật hoặc đang thi hành quyết định kỷ luật làm thành viên Hội đồng tuyển dụng, làm thành viên các Ban giúp việc của Hội đồng tuyển dụng, thăng hạng.
Theo anninhthudo
Trường ngoài công lập gồng mình "vượt bão"
Học sinh nghỉ học dài ngày không chỉ khiến cha mẹ vất vả trong việc tìm người trông con. Ngay cả trường ngoài công lập, đặc biệt các trường mầm non rơi vào cảnh lao đao. Nhiều chủ trường đã tính phương án giảm nhân sự, thậm chí giải thể do không có nguồn thu để bù chi.
Giờ chơi ngoài trời ở một trường mầm non tư thục.
Học sinh nghỉ, trường tư gồng mình co kéo
Dịch Covid-19 đã tác động, ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Với hệ thống giáo dục mầm nonngoài công lập tại TPHCM, khi 100% thu chi đều dựa vào học phí phụ huynh đóng, việc học sinh nghỉ học dài ngày khiến các trường rơi vào cảnh khủng hoảng nguồn thu.
Ông Nguyễn Trọng Trung - chủ đầu tư hệ thống Trường Mầm non tư thục Thiên Ân tại quận Thủ Đức cho biết: Dù không có học sinh đi học nhưng mọi chế độ phúc lợi của giáo viên nhà trường phải đảm bảo như: Lương, BHXH và chi phí thuê mướn mặt bằng... "Chúng tôi cố gắng co kéo, đảm bảo đời sống cho hàng trăm giáo viên của mình đến hết tháng 2. Nhưng nếu tiếp tục nghỉ rất khó để gồng gánh vì không có nguồn thu để trả cho giáo viên" - ông Trung nói.
Rơi vào tình cảnh tương tự, ông Nguyễn Văn Chính - chủ Trường Mầm non tư thục Hoàng Anh 2, quận 12 cũng nỗ lực trước mọi khoản chi có thể để đảm bảo và giữ chân đội ngũ giáo viên của nhà trường trước ảnh hưởng của "cơn bão" dịch Covid-19. Ông Chính cho biết: Trường chỉ có trên 250 học sinh nhưng đội ngũ giáo viên, quản lý tương đối đông - 28 giáo viên, bảo mẫu. Việc bị "đứt" nguồn thu ngay sau Tết khiến nhà trường phải xoay sở rất nhiều với các chi phí định kỳ.
"Hiện tại, mọi chế độ lương thưởng, phúc lợi của đội ngũ vẫn không có gì thay đổi dù không có học sinh. BHXH chúng tôi vẫn đóng đầy đủ. Nếu trường hợp Sở GD&ĐT tiếp tục cho học sinh nghỉ đến hết tháng 3/2020 sẽ rất khó khăn, nhưng vì an toàn cho sức khỏe học sinh, chúng tôi sẽ cố gắng co kéo để hỗ trợ một phần nhất định, giúp giáo viên vượt khó cùng nhà trường. Không được 100% cũng cố được 50% cho giáo viên, nhân viên" - ông Chính nói.
Ảnh minh họa/ INT
Giáo viên kiếm thêm việc làm để giữ nghề
Hiểu và chia sẻ với khó khăn của chủ trường nên giáo viên mầm non các trường ngoài công lập không còn cách nào khác là phải chấp nhận thực tế khó khăn, xoay sở nhiều công việc khác nhau để cân bằng chi phí trang trải cuộc sống cho gia đình mình.
Cô Nguyễn Ngọc Trang - giáo viên Trường Mầm non Lê Minh, quận 9 cho biết: Trường mới đi vào hoạt động trước Tết được một tháng, sau Tết thì vướng dịch bệnh Covid-19, học sinh không đi học nên không thể yêu cầu chủ trường trả đủ lương vì vậy mình buộc phải tự xoay sở.
Trong lúc chờ lên lớp trở lại, ngoài việc ở nhà phụ mẹ bán quán cà phê, cô Trang còn nhận may gia công cho một công ty gần nhà. "Bản thân tôi chưa có gia đình, vẫn sống chung với bố mẹ nên tạm thời việc học sinh nghỉ học cũng chưa ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống. Tôi nghĩ chỉ cần mình khéo co kéo, mọi thứ cũng sẽ ổn" - cô Trang nói.
Cũng tìm công việc khác mưu sinh, chờ hết dịch Covid-19, cô Trần Đào Thương - giáo viên Trường Mầm non tư thục Ngôi Sao, quận Thủ Đức nói: Chủ trường đã cố gắng để đồng hành và hỗ trợ giáo viên, nhân viên nên mình cũng phải chủ động vượt khó, chia sẻ với họ.
"Tôi muốn giữ nghề, tiếp tục với đam mê của mình nên cố gắng bước qua khó khăn để đi tiếp" - cô Thương nói.
Được biết, Sở GD&ĐT TPHCM đã ghi nhận chung tình hình khó khăn của các đơn vị trong phòng chống dịch, có chỉ thị các quận, huyện rà soát, tổng hợp báo cáo những khó khăn và kiến nghị để sở tổng hợp ý kiến trình UBND TPHCM theo đúng lộ trình. Nếu đúng đối tượng sẽ được hỗ trợ theo chỉ đạo chung của Chính phủ. Bởi thực tế, do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, không chỉ trường tư, mà các trường công cũng gặp khó khăn.
Không có gì xấu hổ khi là giáo viên lại kiêm vai cô bán cam và hoa quả ngoài đường. Cái chính là ổn định được cuộc sống của gia đình mình trước "bão" dịch bệnh để được tiếp tục với nghề mới là điều quan trọng. - Cô Trần Đào Thương
Anh Tú
Theo Giáo dục thời đại
Giáo viên trường tư có lĩnh lương khi học sinh nghỉ học vì dịch Covid-19? Những ảnh hưởng do học sinh nghỉ học vì dịch Covid-19 còn là vấn đề thu nhập của giáo viên, đặc biệt là giáo viên ở các trường ngoài công lập. Một giáo viên trường tư tại Hà Nội dạy học trong những ngày đầu mùa dịch Covid-19, khi học sinh còn đến lớp - Ảnh: Tuyết Mai Giáo viên có được trả...