Đề xuất bỏ một số tội ‘ít khi xảy ra’
Nhiều tội rất ít khi tòa xử phạt đến tử hình, thậm chí có tội chưa bao giờ tòa áp dụng mức hình phạt cao nhất này.
Tại Hội thảo lấy ý kiến sửa đổi Bộ luật hình sự do Ủy ban Tư pháp của Quốc hội vừa tổ chức, ông Trần Công Phàn (Phó Viện trưởng VKSND Tối cao) cho biết, hiện nay 22 tội danh có khung hình phạt cao nhất là tử hình. Qua tổng kết việc thi hành Bộ luật hình sự cho thấy có một số tội rất ít khi tòa xử phạt đến tử hình. Chẳng hạn như nhóm tội về xâm phạm an ninh quốc gia (tội Bạo loạn, tội Hoạt động phỉ, tội Phản bội Tổ quốc…). Nguyên nhân do chế độ chính trị của nước ta tương đối ổn định. Cùng với chính sách nhân đạo và xu thế hội nhập quốc tế, chúng ta cũng có những biện pháp chống lại âm mưu diễn biến hòa bình, nói xấu chế độ nên các hành vi phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia ít xảy ra hoặc tính chất, mức độ, hậu quả thường chưa đến mức phải phạt tử hình.
Tương tự, với các tội thông thường còn lại như Cướp tài sản, Buôn lậu…, tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi phạm tội cũng thường chưa đến mức phải phạt tử hình. Từ đó, ông Phàn cho rằng lần sửa đổi Bộ luật này nên tính toán lại theo hướng giảm bớt một số loại tội áp dụng hình phạt tử hình.
PGS-TS Dương Tuyết Miên (ĐH Luật Hà Nội) phân tích: Bỏ hẳn hình phạt tử hình là không nên nhưng phải giảm bớt, chỉ áp dụng trong phạm vi hẹp với một số loại tội danh nhất định. Một số tội chỉ cần áp dụng hình phạt cao nhất là tù chung thân để thay tử hình cũng vẫn có tác dụng răn đe, phòng ngừa tội phạm. Chẳng hạn như tội Phá hủy các công trình phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia tội Làm hàng giả, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh.
Bà Miên còn đề nghị ngoài miễn hình phạt tử hình đối với trẻ em, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con dưới 36 tháng tuổi, luật nên thêm một đối tượng khác là người già từ 70 tuổi trở lên. Bởi lẽ họ là những người tuổi cao sức yếu, cuộc sống không còn dài lâu, được Nhà nước chăm sóc, bảo vệ đặc biệt. Xuất phát từ nguyên tắc nhân đạo, chỉ nên quy định họ chịu mức án cao nhất là tù chung thân.
Ngoài ra, nhiều ý kiến đề nghị nên bỏ hẳn một số tội vì rất ít khi xảy ra và nếu có xảy ra cũng không đáng để xử lý hình sự do tính chất nguy hiểm cho xã hội không còn.
Video đang HOT
TS Lê Thành Dương (Viện trưởng Viện Phúc thẩm III VKSND Tối cao) liệt kê một số tội lâu nay chưa từng xử lý hình sự như tội Ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, người có công nuôi dưỡng mình Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng Báo cáo sai trong quản lý kinh tế Quảng cáo gian dối…
Theo ông Dương, có nhiều tội danh khác ít được áp dụng vì nó liên quan đến vấn đề tình cảm, phong tục. Có nhiều hành vi đã ăn sâu vào tiềm thức của con người từ xã hội cũ để lại, người dân cho đó là bình thường mà luật coi là tội phạm. Chẳng hạn tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ. Bộ luật hình sự quy định là tội phạm nhưng lại không có văn bản nào hướng dẫn cưỡng ép, cản trở đến cỡ nào mới xử lý hình sự.
Ông Dương còn đề cập đến một tội mà thực tiễn áp dụng có không ít trường hợp gây nhiều tranh cãi, băn khoăn là tội Giao cấu với trẻ em. Theo ông, có khi ở vùng quê xa xôi, hai người thương yêu nhau, về sống với nhau, đã có mấy con chung. Bỗng dưng cơ quan bảo vệ pháp luật phát hiện lúc chung sống, người vợ chưa đủ tuổi thành niên nên xử lý hình sự người chồng với tình tiết tăng nặng là phạm tội nhiều lần có đáng không?
Theo bà Lê Thị Nga (Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội), nên sửa chính sách hình sự đầu vào của Bộ luật Hình sự cho chặt chẽ, loại nào nên xử tù thì quy định, loại nào không cần thiết thì loại bỏ. Kể cả các vấn đề dân sự trong vụ án hình sự cũng cần chú ý “siết” lại cho chặt.
“Thực tế hằng năm chúng ta thường xử tù rất nhiều bị can, bị cáo, có cả những người không đáng, rồi đến hẹn lại đưa danh sách đề nghị giảm án, tha tù trước thời hạn, đặc xá hàng loạt. Như vậy vừa mất công sức của các cơ quan tố tụng, vừa tốn tiền bạc của Nhà nước và tạo môi trường tiêu cực trong việc giảm án, đặc xá”, bà Nga nói.
Cũng theo bà Nga, thực tiễn áp dụng Điều 25 Bộ luật hình sự (về miễn trách nhiệm hình sự) cũng có vấn đề. Thực tế cơ quan tố tụng chỉ áp dụng chính xác trong một số ít trường hợp, còn phần lớn là bị lợi dụng để tha miễn hoặc để né việc bồi thường oan.
Chia tù chung thân thành hai loại?
Có ý kiến cho rằng Bộ luật hình sự quy định về hình phạt tù chung thân (với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng nhưng chưa đến mức tử hình) là cần thiết nhưng về bản chất nó chẳng khác gì tù có thời hạn. Bởi lẽ do chính sách nhân đạo của Nhà nước nên tù chung thân là tù không thời hạn nhưng trên thực tế ít có phạm nhân nào phải thụ án suốt đời.
Do đó, để tránh cách hiểu đánh đồng, cào bằng, nên sửa quy định về tù chung thân thành hai loại: có thể được giảm án và không được giảm án. Người không được giảm án thì mức độ, tính chất hành vi phạm tội nguy hiểm hơn người có thể được giảm án. Nếu quy định rạch ròi như vậy, trường hợp bị xử tử hình có thể được xét ân giảm xuống tù chung thân không giảm án (tức tù suốt đời). Lúc này, luật sẽ vừa thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật vừa có tính nhân đạo cao.
Sửa nhóm tội về tham nhũng
Việc hình sự hóa các hành vi tham nhũng, theo tôi nhìn chung Bộ luật Hình sự hiện hành đã đáp ứng được yêu cầu của công ước quốc tế TOC mà chúng ta đã ký kết. Tuy nhiên, một số quy định về tội đưa, nhận và môi giới hối lộ còn hạn chế. Chẳng hạn khái niệm “của hối lộ”, Bộ luật Hình sự cho rằng chỉ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, trong khi khái niệm này theo Điều 8 công ước TOC có nội hàm rộng hơn, gồm cả lợi ích vật chất và phi vật chất. Thứ hai, Bộ luật Hình sự chưa mở rộng phạm vi điều chỉnh của tội tham ô tài sản sang lĩnh vực tư. Tiếp đó, Bộ luật Hình sự chưa hình sự hóa hành vi làm giàu bất chính với ý nghĩa như một biện pháp đột phá trong phòng, chống tham nhũng được thể hiện dưới hình thức thu hồi triệt để tài sản tham nhũng.
TS Trần Văn Dũng, Vụ Pháp luật Hình sự – Hành chính (Bộ Tư pháp)
Khó xử tội đào ngũ
Cần sửa quy định về tội đào ngũ (Điều 325) vì không khả thi, làm giảm kỷ luật và sức chiến đấu của quân đội. Điều luật này quy định người nào rời bỏ hàng ngũ quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng hoặc trong thời chiến mới có thể xử lý hình sự. Vì vậy với các quân nhân lần đầu rời hàng ngũ rồi bỏ đi luôn, không quay về đơn vị, các cơ quan tố tụng trong quân đội bó tay.
Ông Nguyễn Thái Bình, Cục Điều tra hình sự (Bộ Quốc phòng)
Theo VNE
Kê khai tài sản có phát hiện tham nhũng?
Chiều qua (2-11), các ĐBQH đã thảo luận ở tổ về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi). Nhiều ý kiến của đoàn ĐBQH Hà Nội cho rằng, cần làm rõ trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng tại đơn vị mình.
Công khai Bản kê khai tài sản, thu nhập của công chức tại cơ quan làm việc
(ảnh minh họa)
Kê khai để nhắc nhở là chính
Mở đầu phiên thảo luận tổ tại đoàn ĐBQH Hà Nội, ĐB Nguyễn Đình Quyền (Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội) cho rằng, dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) lần này chỉ nên tập trung vào một số vấn đề đang thực sự vướng mắc, không nên quá dàn trải. Các vấn đề còn lại, tiếp tục giao cho Chính phủ nghiên cứu kỹ lưỡng, chỉnh sửa thấu đáo để trình Quốc hội trong thời gian tới. Ý kiến của ĐB Nguyễn Đình Quyền nhận được sự ủng hộ của các đại biểu trong đoàn Hà Nội. ĐB Nguyễn Quốc Bình nói: "Theo tôi, trước mắt luật nên tập trung chống tham nhũng theo lợi ích nhóm, vì tham nhũng kiểu này kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế đất nước rồi tham nhũng trong những lĩnh vực nhạy cảm và những lĩnh vực khác như: đất đai, tài chính ngân hàng, đầu tư công...".
Đa số các ý kiến trong Ủy ban Tư pháp tán thành việc kê khai tài sản tại nơi công tác, tạm thời chưa kê khai tài sản tại nơi cư trú. ĐB Nguyễn Đình Quyền giải thích việc này: "Kê khai tài sản chủ yếu dựa trên tính tự giác, chỉ có ý nghĩa nhắc nhở cán bộ là chính chứ để có thể phát hiện tham nhũng là rất khó. Đến CQĐT nhiều khi tiến hành hàng loạt biện pháp nghiệp vụ còn chưa phát hiện ra sự vụ. Vì thế nếu kê khai tại nơi cư trú còn có thể mang đến nhiều hệ lụy". ĐB Nguyễn Quốc Bình cũng đồng tình: "Cán bộ kê khai tài sản tại nơi cư trú nhiều khi xảy ra hậu quả phản tác dụng. Tham nhũng thì chưa biết có phát hiện được không, nhưng cán bộ bị người dân dị nghị". Tham gia thảo luận về vấn đề này, ĐB Nguyễn Thị Ngọc Thanh gợi mở: "Cần thiết có thể tham khảo thêm hình thức các nước đã làm, liệu có nên để công khai tài sản cán bộ trên mạng internet hay không? Để bất cứ ai quan tâm đều có thể xem".
Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm
Đó là ý kiến của ĐB Bùi Thị An, bà cho rằng, cử tri cả nước hiện rất quan tâm đến dự án Luật Phòng, chống tham nhũng lần này, nên sửa làm sao cho luật phải đi vào thực tiễn. Nhắc đến cơ chế bảo vệ người tố cáo tham nhũng, ĐB Bùi Thị An muốn có một cơ chế tốt, tránh tâm lý e dè: "Đối với người dân, chỉ khi thấy cán bộ trong sạch thì mới dám đến báo cáo, vì họ không biết thật - giả thế nào trong việc chống tham nhũng".
Về trách nhiệm người đứng đầu, ĐB Bùi Thị An không đồng ý với dự luật: "Ở các nước xảy ra bê bối lĩnh vực nào, thì bộ trưởng lĩnh vực đó thường từ chức. Ở Việt Nam, lỗi xảy ra thì cán bộ chỉ đứng lên trả lời rằng "tôi làm đúng quy trình", làm đúng thế sao lại xảy lỗi? Tôi quan tâm kết quả, không quan tâm về quy trình. Thế nên phải quy định rất rõ về trách nhiệm của người đứng đầu".
Theo ANTD
Pháp luật còn nhiều khe hở Ngày 1.11, bên lề phiên thảo luận của QH, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của QH Lê Thị Nga đã có cuộc trao đổi với báo chí về những vấn đề đấu tranh chống tham nhũng. Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của QH Lê Thị Nga. - Thưa bà, công tác phòng, chống tham nhũng cần có một cơ...