Đề xuất bỏ hơn 60% nhóm hàng kiểm tra chuyên ngành nông nghiệp
Theo yêu cầu tại Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ, Bộ NN&PTNT cần cắt giảm 125 nhóm sản phẩm hàng hóa. Theo Bộ NN&PTNT, sau khi rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, hiện nhóm mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý của Bộ còn 118 nhóm sản phẩm hàng hóa.
Hiện còn 118 nhóm mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý của Bộ NN&PTNT – Ảnh: VGP/Đỗ Hương
Theo Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN&PTNT có 7.698 dòng hàng thuộc 251 nhóm sản phẩm hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành, bao gồm: Hàng hóa thuộc diện kiểm dịch 53 nhóm sản phẩm; Hàng hóa thuộc diện kiểm tra chất lượng 104 nhóm sản phẩm; Hàng hóa phải kiểm tra an toàn thực phẩm 94 nhóm sản phẩm.
Sau khi Bộ NN&PTNT tiến hành rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, hiện nhóm mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý của Bộ còn 118 nhóm sản phẩm hàng hóa. Để tạo thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp, Bộ NN&PTNT đề xuất loại 152 nhóm hàng hóa, sản phẩm khỏi Danh mục hàng hóa kiểm tra chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, số lượng này tương đương với 60,6% tổng số nhóm hàng phải kiểm tra chuyên ngành hiện nay.
Trong đó, nhóm kiểm dịch, lược bỏ 37/53 nhóm; nhóm kiểm tra chất lượng, lược bỏ (bỏ không kiểm tra hoặc gộp vào nhóm hàng khác) 87/104 nhóm; nhóm kiểm tra an toàn thực phẩm, lược bỏ (chủ yếu là gộp vào nhóm mặt hàng khác hoặc trùng mặt hàng kiểm tra) 44/94 nhóm.
Về rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính kiểm tra chuyên ngành, Bộ NN&PTNT cho hay, Bộ hiện có 64 thủ tục hành chính liên quan tới kiể tra chuyên ngành. Cụ thể, lĩnh vực kiểm dịch có 23 thủ tục; kiểm tra chất lượng hàng hóa có 30 thủ tục; kiểm tra an toàn thực phẩm có 11 thủ tục.
Video đang HOT
Các thủ tục hành chính được Bộ đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa tập trung vào đơn giản hóa, lược bỏ một số giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu thực hiện; đơn giản hóa trình tự thực hiện; giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính; thực hiện gộp một số thủ tục hành chính có liên quan chặt chẽ trong chuỗi trình tự thực hiện của cơ quan nhà nước nhằm giảm thời gian thực hiện; thực hiện quản lý hàng hóa theo phương thức quản lý rủi ro; giảm tần suất lấy mẫu lô hàng…
Để cải cách toàn diện công tác quản lý, kiểm tra chuyên ngành theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN&PTNT đặt mục tiêu, cải thiện môi trường kinh doanh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; cải cách toàn diện quy định về quản lý đối với hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên ngành của lĩnh vực NN&PTNT.
Trong đó, tiếp tục rà soát, đánh giá, đề xuất bãi bỏ 50% số điều kiện kinh doanh đang gây cản trở, khó khăn cho hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp, thúc đẩy đầu tư, nâng cao năng suất và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Thay đổi căn bản phương thức quản lý, kiểm tra chuyên ngành, thực hiện trên cơ sở quản lý rủi ro; dựa trên mức độ tuân thủ của doanh nghiệp; tăng cường việc công nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp; đẩy mạnh việc xã hội hóa công tác khảo nghiệm, kiểm nghiệm các mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành; điện tử hoá thủ tục quản lý, kiểm tra chuyên ngành…
Theo Đỗ Hương
Chinhphu.vn
Đại gia địa ốc lên kế hoạch đối phó với bong bóng bất động sản
Doanh nghiệp thủ sẵn hàng nghìn tỷ đồng tiền mặt, thúc đẩy tài sản cho thuê, làm nhà ở vừa túi tiền đề phòng khủng hoảng ập tới.
Bên lề buổi gặp gỡ các nhà đầu tư chuyên viên phân tích sau thời điểm kết thúc quý II, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư Nam Long (mã chứng khoán: NLG), Nguyễn Xuân Quang thừa nhận những quan ngại về bong bóng bất động sản là có thật.
Người đứng đầu NLG cho biết, 3 ẩn số có thể tác động mạnh mẽ nhất đến thị trường bất động sản hiện nay gồm có: diễn biến kinh tế vĩ mô và các chính sách, pháp lý trực tiếp liên quan đến tài chính - bất động sản; chiến tranh thương mại và yếu tố địa chính trị; cuối cùng là hệ quả của những cơn sốt đất khó lường. Trên thực tế các dấu hiệu giảm tốc đã diễn ra trong quý II và còn quá sớm để đưa ra dự báo lạc quan về diễn biến sắp tới của thị trường địa ốc.
Tuy nhiên, ông Quang cho rằng, Nam Long đang có sự chuẩn bị tốt cho giai đoạn phát triển bền vững sắp tới và hoàn toàn có thể yên tâm về hàng rào phòng vệ 3 boong ke nếu bong bóng bất động sản vỡ.
Hàng phòng vệ thứ nhất: ưu tiên phát triển dòng sản phẩm nhà ở vừa túi tiền. Khái niệm vừa túi tiền này không phải là nhà giá siêu rẻ mà được mở rộng hơn so với trước đây. Phân khúc này không nằm dưới đáy kim tự tháp mà là khoảng giữa trong khi phần đỉnh kim tự tháp là nhà cao cấp và hạng sang.
Phần giữa kim tự tháp này là phân khúc nhà ở trung bình khá, có tiện ích đầy đủ, kết nối hạ tầng hoàn chỉnh và chất lượng xây dựng cao, giá bán vừa với sức mua (nằm trong khả năng chi trả của khách hàn). Đây là phân khúc có khả năng xuyên thủng thị trường nếu kịch bản đóng băng hay vỡ bong bóng xảy ra.
Một dự án nhà vừa túi tiền của Công ty cổ phần đầu tư Nam Long ở phía Tây Sài Gòn. Ảnh: N.L
Hàng phòng vệ thứ hai: sẵn sàng dòng tiền mặt nghìn tỷ và tận dụng vốn rẻ của đối tác nước ngoài. Lượng tiền mặt của doanh nghiệp tính đến ngày 30/6 đạt 2.631 tỷ đồng. Nếu trừ đi nợ vay, Nam Long có lượng tiền mặt ròng đạt 1.104 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu chỉ 35%. Ông Quang đánh giá đây là một điểm tích cực trong điều kiện môi trường lãi suất có nhiều biến động, công ty có thể chủ động được nguồn tiền mở rộng quỹ đất, làm dự án mà hạn chế đi vay.
Chủ tịch NLG cho biết với thị trường bất động sản đang có giá cao như hiện nay, lượng tiền mặt của Nam Long chưa phải quá nhiều hay dư thừa nhưng đây là một lợi thế nhất định để phòng vệ khi thị trường có biến động mạnh hoặc thay đổi đột ngột. Thêm vào đó, nguồn tiền từ đối tác Nhật Bản, Keppel Land và nhiều nguồn khác đang khá dồi dào, đã hỗ trợ công ty rất nhiều vì đây đều là những dòng vốn rẻ.
Hàng phòng vệ thứ ba: gia tăng nguồn thu từ bất động sản thương mại cho thuê tại chính những dự án đã bán hàng. Theo định giá của doanh nghiệp, giá trị bất động sản cho thuê của công ty ở dạng sẵn sàng hoạt động được định giá 100 triệu USD. Nhiều đối tác nước ngoài tiếp cận công ty rất ưa chuộng loại hình bất động sản thương mại này. Dự kiến công ty sẽ đưa vào khai thác bất động sản thương mại nhằm mang lại dòng tiền ổn định trong thời gian tới.
Theo ông Quang, với 3 hàng phòng vệ này, công ty gần như bước vào quỹ đạo phát triển ổn định, đủ sức đề kháng lại những cuộc khủng hoảng bất động sản trong thời gian tới. Mặt khác, quỹ đất sạch hiện tại của doanh nghiệp cũng đủ đáp ứng cho nhu cầu kinh doanh trong 5 năm tới nên giảm được áp lực từ những cơn sốt đất.
Trong 6 tháng đầu năm, NLG đạt doanh thu thuần 1.410 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế công ty mẹ 215 tỷ đồng, tăng lần lượt 15% và 24% so với kế hoạch đề ra. Doanh thu từ bán sản phẩm tăng 220%, công ty thực hiện bàn giao 822 sản phẩm gồm 543 căn hộ, 92 nhà liền thổ, 187 đất nền. Trong cơ cấu doanh thu, nhà phố/biệt thự chiếm tỷ trọng cao nhất, đạt 41%; sau đó tới căn hộ chiếm 34%. Còn lại, doanh thu đóng góp từ đất nền và các loại hình khác.
Vũ Lê
Theo VNE
Tín hiệu mua bán cổ phiếu: Nhóm bất động sản đang mạnh hơn thị trường VIC liên tiếp lập đỉnh mới đã gây hiệu ứng lan tỏa sang cổ phiếu nhóm Bất động sản trong 1 tuần gần đây. VIC tăng 2.8% lên 131 và đã tăng 13.9% so với các đây 1 tuần và 212% so với 1 năm về trước. Khuyến nghị của công ty chứng khoán chỉ là nguồn thông tin tham khảo và được...