Đề xuất 4 điểm phát triển quan hệ nước lớn kiểu mới
Chiều 22-9 theo giờ Mỹ (rạng sáng 23-9 theo giờ Việt Nam), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới thành phố Seattle trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Mỹ theo lời mời của Tổng thống nước chủ nhà Barack Obama.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt tay cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger trước khi phát biểu tại Seattle. (Ảnh: Tân Hoa xã)
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có bài phát biểu quan trọng tại một bữa tiệc chào mừng do chính quyền bang Wasington và các cộng đồng thân hữu ở Seattle chủ trì. Theo Tân Hoa xã, trong bài phát biểu của mình, ông Tập Cận Bình đưa ra đề xuất 4 điểm về phát triển mối quan hệ nước lớn kiểu mới giữa Trung Quốc và Mỹ.
Cụ thể hai bên cần hiểu đúng các mục đích chiến lược của nhau; tăng cường hơn nữa sự hợp tác cùng có lợi; giải quyết những bất đồng một cách thỏa đáng và tích cực tìm kiếm thêm những điểm tương đồng; và cuối cùng là thúc đẩy các cuộc giao lưu nhân dân.
Chủ tịch Trung Quốc cũng bày tỏ mong muốn tăng cường hiểu biết và giảm bớt hoài nghi trong quan hệ Trung-Mỹ, đồng thời cho rằng sự bất đồng, xung đột sẽ dẫn tới thảm họa.
Một trong những bất đồng hiện nay giữa Mỹ và Trung Quốc là vấn đề an ninh mạng vốn được cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Susan Rice đánh giá là yếu tố quyết định cho mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc trong tương lai.
Tại Seattle, Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết, Trung Quốc sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với Mỹ trong cuộc chiến chống tội phạm mạng, đồng thời nhấn mạnh Chính phủ Trung Quốc không tham gia hoạt động tấn công mạng và không ủng hộ hành vi này. Tấn công vào mạng lưới chính phủ là tội phạm và cần phải bị trừng phạt theo luật và hiệp ước quốc tế hiện hành. Ông cũng bày tỏ Trung Quốc sẵn sàng thành lập một cơ chế đối thoại chung cấp cao với Mỹ về đối phó với tội phạm mạng.
Đề cập đến quan hệ thương mại, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng Mỹ và Trung Quốc cần phải sớm hoàn tất Hiệp định Thương mại đầu tư song phương chất lượng cao. Ngoài ra, ông cũng phản đối chính sách coi nhẹ tính cạnh tranh và cuộc chiến tiền tệ, đồng thời cam kết sẽ không giảm giá đồng nhân dân tệ để thúc đẩy xuất khẩu.
Video đang HOT
Chuyến thăm Seattle, vốn được coi là cửa ngõ của Mỹ tới châu Á của ông Tập Cận Bình được coi là sẽ ghi dấu mốc quan trọng đối với nền kinh tế ở vùng Tây Bắc nước Mỹ. Seattle là nơi nhiều tập đoàn lớn của Mỹ đặt trụ sở như: Microsoft, Amazon, Boeing…
Cựu đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Gary Locke cho biết, hiện nay, hơn 90.000 việc làm ở vùng này dựa vào thương mại với Trung Quốc, và một số dự án đang được thiết lập ở Wasington đang nhận đầu tư tài chính lớn của Trung Quốc.
Vì vậy, một trong những mục đích quan trọng trong chuyến thăm 2 ngày tới Seattle của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là nhằm bảo đảm với các doanh nghiệp Mỹ và chính quyền Tổng thống Obama về sự vững mạnh của nền kinh tế Trung Quốc và khả năng kiểm soát các cải cách kinh tế.
Ông nhấn mạnh, Trung Quốc cam kết tăng trưởng ổn định, thúc đẩy cải cách, mở cửa, tuân thủ luật lệ, chống tham nhũng và phát triển hòa bình.
Tuy nhiên, theo giới phân tích, những tuyên bố tích cực của ông Tập Cận Bình chưa thể giúp thúc đẩy việc hoàn tất Hiệp định Thương mại đầu tư song phương được trông đợi từ lâu. Hiệp định này nếu được hoàn thành sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi mở cửa thị trường giữa hai bên.
Các quan chức Mỹ và Trung Quốc đều cho rằng, mặc dù đã diễn ra hai cuộc đàm phán gần đây nhưng chưa đủ các yếu tố cần thiết để ký kết hiệp định trong chuyến thăm Mỹ lần này của Chủ tịch Trung Quốc.
Tuy nhiên, ngay ở chặng dừng chân đầu tiên trong chuyến thăm Mỹ của ông Tập Cận Bình tại Seattle, hai bên đã đạt được một thỏa thuận kinh tế lớn với việc các công ty của Trung Quốc ký thỏa thuận mua 300 máy bay của hãng chế tạo máy bay Boeing của Mỹ.
Ngoài ra, công ty máy bay thương mại của Trung Quốc cũng đã ký một văn kiện hợp tác với hãng Boeing về việc xây dựng một trung tâm hoàn thiện máy bay Boeing 737 tại Trung Quốc, trong khi Ủy ban Phát triển và Cải cách quốc gia Trung Quốc (NDRC) ký Bản ghi nhớ với hãng Boeing về việc xúc tiến hợp tác chiến lược toàn diện trong ngành hàng không dân dụng.
Chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Mỹ diễn ra trong bối cảnh hai nước có nhiều bất đồng liên quan đến một loạt vấn đề. Tuy nhiên, những tuyên bố xây dựng của ông Tập Cận Bình được cho là sẽ tạo tiền đề góp phần cải thiện lòng tin giữa hai nước.
Trong chuyến thăm Seattle, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố Trung Quốc và Mỹ sẽ cùng nhau giải quyết các vấn đề mà hai bên phải đối mặt.
“Nếu chúng ta có thể tránh xung đột và đối đầu, tìm kiếm sự hợp tác cùng có lợi trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, sẽ mang lại lợi ích không chỉ cho 2 nước chúng ta mà còn cho toàn khu vực châu Á-Thái Bình Dương và thế giới”, Chủ tịch Tập Cận Bình nêu rõ.
Theo Xuân Phong
Quân đội Nhân dân
Chủ tịch Trung Quốc 'né' Giáo hoàng Francis
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nán lại Seattle, đợi cho "Giáo hoàng siêu sao nhạc rock" Francis rời khỏi thủ đô Washington, ông mới đáp máy bay hạ cánh xuống đây.
Ở khía cạnh được công chúng mến mộ, Giáo hoàng Francis đang "hưởng quy chế" của ngôi sao ca nhạc - Ảnh: AFP
Báo New York Times bình luận dẫu ông Tập đã có "màn chào sân" khá dễ chịu tại Seattle, chặng dừng chân đầu tiên của ông trên đất Mỹ nhưng chẳng phải vì tình cảm với thành phố này mà ông nán lại lâu, đợi đến 9 giờ sáng 24.9 mới khởi hành rời khỏi Seattle. Tờ báo này đưa ra một lý do khác: tại Washington, một nhà lãnh đạo được mến mộ hơn, Giáo hoàng Francis vào ngày 24.9 có lịch làm việc với quốc hội Mỹ.
Ông Tập không muốn "đọ" với Giáo hoàng Francis, người mang biệt danh "Giáo hoàng siêu sao nhạc rock" bởi sự hâm mộ mạnh mẽ mà công chúng dành cho ông. Thay vào đó, nhà lãnh đạo Trung Quốc muốn đảm bảo rằng đến khi ông đặt chân đến Washington, vào lúc 17 giờ chiều cùng ngày, Giáo hoàng Francis đã rời khỏi đó.
Báo Huffington Post đưa tin các đài truyền hình tại New York bận rộn truyền hình trực tiếp các hoạt động của giáo hoàng, "bồi" thêm đầy ắp các câu chuyện bên lề chuyến thăm của ông, vì thế khá lơ là trước lễ đón ông Tập tại Washington, nơi Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden nghiêm trang đứng cạnh nhà lãnh đạo Trung Quốc khi bản quốc ca của 2 nước trỗi lên.
Ông Tập Cận Bình đã chọn giải pháp an toàn với quyết định nán lại Seattle - Ảnh: AFP
Ông Tập quyết định "giữ khoảng cách" với Giáo hoàng dẫu quan hệ giữa Trung Quốc và Vatican đã ấm lên so với trong quá khứ. Cả 2 nhà lãnh đạo này đều được bầu lên hồi năm 2013. Giáo hoàng từng "khoe" với Thông tấn xã Công giáo rằng: "Tôi gởi điện mừng đến Chủ tịch Tập Cận Bình khi ông ấy được bầu, chỉ sau tôi 3 ngày. Và ông ấy đã hồi đáp ". Rồi khi Giáo hoàng đến thăm Hàn Quốc hồi năm ngoái, Trung Quốc đã cho phép ông bay qua không phận nước này. Giáo hoàng cũng đã bày tỏ mong muốn được đến thăm Trung Quốc nhưng đến nay chưa nhận được câu trả lời nào. Được biết giữa Trung Quốc và Vatican không có quan hệ chính thức.
Quay lại với quyết định hoãn đến Washinton của Chủ tịch Tập, việc đến đây trễ như vậy rất bất tiện cho ông, bởi ông có quá ít thời gian để chuẩn bị cho buổi ăn tối quan trọng bàn chuyện công việc với Tổng thống Mỹ Barack Obama. Trong thực đơn thì đã có sẵn rất nhiều "món" khó nuốt như cáo buộc tin tặc Trung Quốc tấn công mạng ở Mỹ, đánh cắp các thông tin quan trọng và nhạy cảm.
Sự gần gũi của Giáo hoàng Francis là một trong những lý do khiến ông rất được mến mộ - Ảnh: AFP
Đó là cuộc gặp riêng giữa 2 nhà lãnh đạo để "mào đầu" cho những vấn đề chính gây chia rẽ giữa 2 nước.
Ông Tập sẽ được chính thức chào đón bằng 21 phát đại bác trong ngày hôm nay 25.9, dự một hội nghị thượng đỉnh chính thức, tham gia họp báo và sau đó dự buổi chiêu đãi cấp nhà nước mà Tổng thống Obama dành cho ông tại Nhà Trắng trong buổi tối.
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Ông chủ Facebook bị 'ném đá' sau khi gặp Chủ tịch Tập Cận Bình Mark Zuckerberg cho rằng mình đã có cuộc gặp "lịch sử" với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhưng chính niềm vui này lại khiến nhiều người không hài lòng, tờ South China Morning Post cho hay. Ông chủ Facebook, Mark Zuckerberg tươi cười với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được ông Lu Wei, "sát thủ của Facebook" hộ tống...