Để vườn Quốc gia Phja Oắc – Phja Đén trở thành khu du lịch
Cao Bằng là tỉnh miền núi, có nhiều thế mạnh để phát triển KT – XH nhanh và bền vững mà các tỉnh miền núi khác không có, như: Khí hậu đặc thù, đất rừng còn lớn, tài nguyên khoáng sản phong phú, nguồn thủy năng dồi dào, có đường biên giới dài trên 333 km, có nhiều cửa khẩu giao lưu với Trung Quốc, nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, nhiều di tích lịch sử quan trọng của cả nước.
Vùng Phja Oắc – Phja Đén (Nguyên Bình) lưu giữ các thực vật quý hiếm, những cây thuốc quý có giá trị trong y học. |
Tuy nhiên, đến nay so với cả nước, KT – XH của tỉnh chậm phát triển, còn là một trong 3 tỉnh nghèo nhất cả nước. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Trong đó, bên cạnh những nguyên nhân khách quan, như: Đất đai có độ dốc lớn và bị chia cắt về địa lý; xa các trung tâm kinh tế lớn của cả nước; giao thông khó khăn; dân số trên 95% là người dân tộc thiểu số, sống rải rác trên các triền núi cao, trình độ dân trí thấp, khoa học – kỹ thuật chưa phát triển; giống mới năng suất cao, kỹ thuật canh tác tiên tiến chưa được áp dụng, năng suất cây trồng, vật nuôi còn thấp…. Khó khăn về nhân tố chủ quan, như: Chúng ta chưa biết khai thác tiềm năng thế mạnh của tỉnh để phát triển KT – XH nói chung và phát triển thương mại – du lịch nói riêng; có nhiều vùng khí hậu mát mẻ như vùng Phja Oắc – Phja Đén, nằm ở độ cao 1.931 m so với mực nước biển, cao hơn cả thị trấn du lịch Sa Pa (Lào Cai) 450 m, cao hơn đỉnh núi Ba Vì, Tam Đảo (Vĩnh Phúc) gần 1.000 m và nhiều di tích lịch sử quan trọng của cả nước, như: Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó (Hà Quảng) và Khu di tích Quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo (Nguyên Bình), nơi thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân; có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, như: Thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao…, là những khu du lịch sinh thái, không những có ý nghĩa quốc gia mà còn có tầm vóc quốc tế.
Qua điều tra nghiên cứu của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam xác định trên thực địa đã cho phép đủ điều kiện xây dựng vườn Quốc gia Phja Oắc – Phja Đén và đã được Chính phủ công nhận theo Quyết định số 1979/QĐ-TTg, ngày 20/10/2014, là báu vật mà thiên nhiên ban tặng chúng ta. Đây là vùng có tài nguyên thiên nhiên phong phú, có tính đa dạng sinh học cao. Tại đây đang lưu giữ những hệ sinh thái tài nguyên rừng nguyên sinh á nhiệt đới và hầu như chưa bị tác động của con người và thiên nhiên, đặc biệt là rừng rêu, rừng lùn, rất đặc trưng cho hệ sinh thái tự nhiên vùng Đông Bắc Việt Nam, nơi chịu ảnh hưởng mạnh và sớm của gió mùa. Trong đó, còn lưu giữ các động vật hoang dã, thực vật quý hiếm, những cây thuốc quý có giá trị trong y học, nhiều loài nguy cấp bị hủy diệt cần được bảo vệ đã được ghi trong sách đỏ Việt Nam theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP.
Video đang HOT
Vườn Quốc gia Phja Oắc – Phja Đén có các hệ sinh thái tự nhiên đối với nước ta và quốc tế, có giá trị cho nghiên cứu khoa học và tham quan học tập đối với học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, các trường chuyên nghiệp. Đây là vùng có nhiều cảnh quan, nét đẹp độc đáo của thiên nhiên môi trường trong lành, khí hậu mát mẻ vào mùa hè cùng với nét đẹp về văn hóa – xã hội của đồng bào các dân tộc: Dao, Tày, Nùng …, đã tạo cho vùng Phja Oắc – Phja Đén không chỉ có tài nguyên du lịch sinh thái nhân văn phong phú mà còn có tiềm năng du lịch nghỉ dưỡng. Vùng Phja Oắc – Phja Đén còn có ý nghĩa to lớn đối với môi trường. Thảm thực vật nguyên sinh hiện có độ che phủ rất lớn, có vai trò trong việc tạo nguồn sinh thủy, bảo vệ nguồn nước, chống xói lở đất, hạn chế lũ lụt, sạt trượt đất…, bảo vệ sản xuất vùng thấp huyện Nguyên Bình và cả tỉnh.
Vùng Phja Oắc – Phja Đén đã hội tụ những yếu tố đặc trưng, thích hợp để phát triển thành khu du lịch sinh thái, du lịch nghiên cứu khoa học tự nhiên và xã hội bền vững. Tuy nhiên, thời gian qua các đơn vị kinh doanh du lịch tỉnh ta chưa có biện pháp đánh thức “nàng tiên đang ngủ quên”.
Để vườn Quốc gia Phja Oắc – Phja Đén trở thành khu du lịch của tỉnh Cao Bằng chúng ta cần tăng cường và đẩy mạnh công tác đào tạo đội ngũ cán bộ nói chung và đặc biệt cần quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ trong ngành du lịch; có đội ngũ cán bộ chuyên sâu, có tay nghề giỏi mới có thể làm chủ khoa học – công nghệ, ứng dụng và cải tiến công nghệ đem lại hiệu quả cao. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và nâng cấp hạ tầng cơ sở, nhất là đường từ huyện Nguyên Bình – Phja Đén – Nà Phặc, hình thành tuyến du lịch Hà Nội – Ba Bể (Bắc Kạn) – Phja Đén – Khu rừng Trần Hưng Đạo (Nguyên Bình) – thành phố Cao Bằng – Pác Bó (Hà Quảng) – Thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao (Trùng Khánh) và ngược lại. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về phát triển thủy lợi tạo điều kiện cho sản xuất phát triển, như: Hệ thống tưới tiết kiệm nước cho cây chè trồng trên núi cao; phát triển các loại rau, hoa, quả ôn đới, công nghệ chế biến, nhất là chè, miến dong thành những sản phẩm hàng hóa mang tên Phja Đén; phát triển văn hóa mang đậm đà bản sắc các dân tộc Dao, Tày, Nùng…
Nhưng đây mới là tiềm năng, thế mạnh còn tiềm ẩn, chúng ta cần biến nó thành hiện thực để phục vụ con người, phục vụ xã hội. Đó là trách nhiệm của đội ngũ trí thức Cao Bằng nói chung và trách nhiệm của đội ngũ trí thức làm công tác du lịch nói riêng. Chúng ta cần sớm đánh thức lợi thế, tiềm năng của khu Phja Oắc – Phja Đén thành hiện thực với sự chỉ đạo và tạo điều kiện của Tỉnh ủy và UBND tỉnh, các ngành, các cấp để ngành du lịch tỉnh ta phát triển, nhằm phát huy có hiệu quả lợi thế của vùng di sản thiên nhiên độc đáo, đáp ứng được sự mong đợi của nhân dân các dân tộc tỉnh và nhân dân cả nước.
Khám phá Vườn Quốc gia Phja Oắc - Phja Đén (Cao Bằng)
Nằm trong hệ thống Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng, Vườn Quốc gia Phja Oắc - Phja Đén (Nguyên Bình) nổi tiếng với nhiều cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, mang đậm nét hoang sơ, còn lưu giữ nhiều loài động, thực vật quý hiếm có giá trị về nghiên cứu khoa học, bảo tồn nguồn gen và giáo dục môi trường.
Đi từ thành phố Cao Bằng theo quốc lộ 34 hay từ quốc lộ rẽ qua đèo Côlêa, du khách sẽ đến Vườn Quốc gia Phja Oắc - Phja Đén. Vườn được thành lập ngày 11/1/2018 với tổng diện tích tự nhiên 10.593,3 ha, trong đó có trên 8.100 ha rừng thuộc địa bàn các xã: Thành Công, Quang Thành, Phan Thanh, Hưng Đạo và thị trấn Tĩnh Túc (Nguyên Bình).
Đỉnh Phja Oắc có độ cao 1.931 m, được ví như "nóc nhà" phía Tây của tỉnh. Rừng ở đây thuộc kiểu "rừng kín thường xanh, mưa ẩm á nhiệt đới" có 1.287 loài thuộc 786 chi trong 202 họ thực vật của 6 ngành thực vật tại vườn; trong đó có nhiều loài thực vật quý hiếm nằm trong Sách Đỏ Việt Nam...
Hiện nay vườn có 496 loài động vật có xương sống, ngoài ra còn hàng nghìn loài động vật không xương sống, côn trùng... Trong số các loài động vật có tên trong danh mục đã xác định được 58 loài động vật quý hiếm, bao gồm 30 loài thú có tên trong Sách Đỏ Việt Nam; có 12 loài bò sát, trong đó 3 loài ở thứ hạng cực kỳ nguy cấp; có 3 loài ếch nhái, trong đó 2 loài ở thứ hạng cực kỳ nguy cấp. Đây là nguồn tài nguyên vô cùng quý hiếm, những nguồn gen động vật này có giá trị kinh tế và giá trị bảo tồn cao.
Về địa chất, Vườn Quốc gia Phja Oắc - Phja Đén có khu vực núi đá vôi với các dòng sông ngầm; những thung lũng, lòng chảo và dốc tụ nằm xen giữa các dãy núi thấp và trung bình. Đây là môi trường thuận lợi cho công tác nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường, là nơi nghiên cứu lý tưởng cho các nhà nghiên cứu, đặc biệt là nghiên cứu về đa dạng sinh học.
Thiên nhiên đã ban tặng cho Phja Oắc - Phja Đén môi trường không khí trong lành, khí hậu mát mẻ. Đặc biệt, nơi đây còn ẩn chứa nhiều điều kỳ diệu của tự nhiên, được tạo thành bởi các dãy núi cao trùng điệp và các dải rừng xanh, thảm thực vật rừng mang đậm nét hoang sơ của vùng rừng núi quanh năm mây phủ, tạo nên bức tranh phong cảnh hài hòa, thơ mộng và vô cùng hấp dẫn.
Đến Phja Oắc - Phja Đén mùa nào cũng đẹp, nhưng thú vị nhất là những ngày đông nắng nhẹ, khi tuyết rơi trên đỉnh núi. Không gian bạc đi, những vạt cây như thâm trầm thêm tạo nên bức tranh thơ mộng và hùng vĩ, ẩn chứa nhiều điều kì diệu của tự nhiên. Đồng thời, phân bố xung quanh khu vực vườn là làng bản, dọc theo các con suối có ruộng bậc thang, những triền đồi được đồng bào trồng lúa, sắn, ngô... và các loại cây chè, sở, trẩu... Đây là lợi thế để phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng của tỉnh.
Khám phá Hòn Ông Ngộ Đường đi đến Hòn Ông Ngộ tương đối dễ. Chỉ cần bật Google Maps với điểm đến là Hòn đá Bạc, du khách sẽ dễ dàng di chuyển. Hay có thể đi theo lộ trình: bắt đầu từ TP Cà Mau đi thẳng về hướng Tây Nam theo cung đường du lịch, qua cầu Khánh An (nơi cách cầu không xa là Khu...