‘Để ứng dụng blockchain vào cuộc sống, cần có sự hỗ trợ của các cơ quan Chính phủ’
Ông Nguyễn Xuân Hoàng, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty MISA cho biết, theo kinh nghiệm của các nước, để ứng dụng được công nghệ blockchain vào cuộc sống, đặc biệt là các dịch vụ công của Chính phủ, thì cần có sự hỗ trợ và tham gia của các cơ quan Chính phủ.
Ông Nguyễn Xuân Hoàng – Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần MISA.
Trong tham luận chủ đề xây dựng hành lang pháp lý cho ứng dụng công nghệ 4.0 đóng góp vào hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2019 của Bộ TT&TT, ông Nguyễn Xuân Hoàng – Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần MISA đã chính thức có kiến nghị Bộ TT&TT về việc xây dựng hành lang pháp lý cho ứng dụng công nghệ blockchain tại Việt Nam.
Ông Nguyễn Xuân Hoàng cho hay, blockchain là công nghệ sử dụng sổ cái phân tán. Sổ cái là một cơ sở dữ liệu chung ghi chép tất cả mọi giao dịch giữa các chủ thể trong mạng lưới với nhau. Các giao dịch một khi đã được lưu trữ trong sổ cái thì sẽ không thể thay đổi được. Mỗi chủ thể tham gia mạng lưới blockchain đều được lưu giữ một bản sao của sổ cái chung và bản này luôn được cập nhật đồng bộ thông qua một cơ chế đồng thuận, nên bất cứ thay đổi nào xảy ra các chủ thể đều biết và có quyền chấp nhận hay không.
“Cơ chế hoạt động của blockchain như vậy đảm bảo sự tin cậy, minh bạch và bảo mật đối với các giao dịch giữa các chủ thể trong mạng lưới”, ông Hoàng nhấn mạnh.
Cũng theo đại diện Công ty MISA, Chính phủ nhiều nước như Mỹ, Anh, Liên minh Châu Âu, Estonia, Đan Mạch, Thụy sĩ, Dubai.. đã ứng dụng blockchain vào nhiều dịch vụ công và ngành kinh tế như: việc theo dõi và truy xuất nguồn gốc của các sản phẩm thịt; đăng ký và giao dịch bất động sản. 22 quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu đã ký thỏa thuận cùng xây dựng cơ sở dữ liệu về thông tin y tế cho công dân sử dụng blockchain.
Video đang HOT
Còn tại châu Á, các quốc gia Singapore, Malaysia, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia đã ứng dụng blockchain trong nhiều lĩnh vực như Y tế, Tài chính, Ngân hàng, An ninh mạng và các dịch vụ công. Tại Trung Quốc, Bộ Thông tin và Truyền thông nước này đã Thành lập Ủy ban Tiêu chuẩn Blockchain, tiêu chuẩn hóa blockchain được ưu tiên cao trong năm 2018. Số lượng hồ sơ xin cấp bằng sáng chế blockchain từ 5 quốc gia và khu vực tiên tiến nhất gồm Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc với tổng cộng 1.248 vào năm 2017.
“Tuy vậy, theo kinh nghiệm của các quốc gia, để ứng dụng blockchain được vào cuộc sống, đặc biệt là các dịch vụ công của Chính phủ, thì cần có sự hỗ trợ và tham gia của các cơ quan chính phủ, bao gồm: tạo hành lang pháp lý, chuẩn hóa, chính phủ tiên phong ứng dụng, tạo môi trường thuận lợi để doanh nghiệp phát triển ứng dụng”, ông Hoàng chia sẻ.
Trên cơ sở điểm qua tình hình ứng dụng công nghệ blockchain trên thế giới và tại châu Á, Phó Chủ tịch Công ty MISA nêu đề xuất Bộ TT&TT nghiên cứu để xây dựng các cơ chế pháp lý cho việc ứng dụng blockchain tại Việt Nam, trong đó có việc công nhận tính pháp lý của các nền tảng ứng dụng blockchain: “Đưa vào Luật giao dịch điện tử các quy định công nhận tính pháp lý của dữ liệu lữu trữ trong blockchain và các giao dịch được ghi nhận qua Hợp đồng thông minh (smart contract) có tính pháp lý như hợp đồng văn bản hoặc hợp đồng dùng chữ ký điện tử”.
Cùng với đó, đại diện Công ty MISA cũng đề nghị xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật của các công nghệ blockchain cần phải đáp ứng, như lựa chọn các nền tảng mở phổ biến Hyperledger, Ethereum; đồng thời đề xuất Chính phủ thí điểm ứng dụng blockchain vào một số dịch vụ ngành như quản lý hóa đơn điện tử trong lĩnh vực thuế, quản lý đất đai trong lĩnh vực tài nguyên môi trường, bệnh án điện tử trong lĩnh vực y tế.
“Để thực hiện các việc trên, Bộ TT&TT nên thành lập một “Tiểu ban chính sách/tiêu chuẩn Blockchain” nhằm nghiên cứu, xây dựng các tiêu chuẩn công nghệ và pháp lý blockchain, nhằm thúc đẩy ứng dụng blockchain cho các dịch vụ công của Chính phủ”, đại diện lãnh đạo Công ty MISA nêu quan điểm.
Công ty cổ phần MISA giới thiệu giải pháp hóa đơn điện tử MeInvoice.vn ứng dụng công nghệ blockchain tại hội thảo Vietnam Finance 2018 chủ đề “Chuyển đổi số ngành tài chính”.
MISA là doanh nghiệp đã có bề dày 20 năm hoạt động trong lĩnh vực phần mềm. Tháng 7/2018, MISA đã chính thức giới thiệu giải pháp phần mềm hóa đơn điện tử có tên MeInvoice.vn. Điểm vượt trội của hóa đơn điện tử MeInvoice.vn so với những phần mềm hóa đơn điện tử khác là sản phẩm có áp dụng công nghệ Blockchain, đảm bảo tính an toàn, minh bạch và tin cậy của hóa đơn điện tử. Công nghệ Blockchain trên MeInvoice.vn được hiểu như một cuốn sổ cái, ghi nhận toàn bộ trạng thái và cập nhật đầy đủ thông tin về hóa đơn cho các bên tham gia đều có thể kiểm tra và xác thực thông tin.
Hiện tại, hóa đơn điện tử MeInvoice.vn đã được tích hợp trên nhiều phần mềm của MISA như phần mềm kế toán MISA SME.NET 2017, Phần mềm quản trị doanh nghiệp hợp nhất AMIS.VN, Phần mềm quản lý trường học QLTH.VN… giúp các doanh nghiệp Việt có thể thực hiện các công tác tài chính kế toán một cách thuận lợi và hiệu quả.
Theo ITC News
Mỹ, châu Âu lo sợ trước kế hoạch hợp nhất 3 ứng dụng của Facebook
Dù kế hoạch kết hợp nền tảng trò chuyện 3 ứng dụng với hàng tỷ người dùng của Facebook còn chưa được triển khai cụ thể, châu Âu đã bày tỏ lo ngại.
Ngay sau khi Facebook công bố kế hoạch hợp nhất nền tảng nhắn tin của 3 ứng dụng Messenger, Instagram và WhatsApp, những nhà làm luật đã bày tỏ lo ngại về kế hoạch này. Ủy ban Bảo vệ dữ liệu Ireland mới đây yêu cầu Facebook phải "trình bày sớm, rõ ràng về kế hoạch này".
Đặt trụ sở tại Dublin, Ireland, đây là ủy ban chịu trách nhiệm soạn thảo luật về bảo vệ và an toàn dữ liệu của Liên minh châu Âu. Đơn vị này cho biết họ hiểu kế hoạch của Facebook mới ở bước đầu, tuy nhiên Liên minh châu Âu muốn đảm bảo kế hoạch này sẽ đáp ứng được GDPR. GDPR là bộ luật bảo vệ dữ liệu chung của châu Âu, có hiệu lực từ tháng 5/2018.
Facebook muốn kết nối 3 siêu ứng dụng của mình, nhưng sẽ gặp nhiều rắc rối với những nhà làm luật châu Âu và Mỹ.
Đây không phải lần đầu tiên Facebook gặp rắc rối về vấn đề dữ liệu tại châu Âu. Vào năm 2016, Facebook từng có kế hoạch sử dụng dữ liệu người dùng WhatsApp để phục vụ mục đích kinh doanh, nhưng kế hoạch này buộc phải hủy bởi cơ quan bảo vệ dữ liệu của Anh không cho phép.
Không chỉ châu Âu, nhiều quan chức chính phủ Mỹ cũng lên tiếng phản đối kế hoạch kết hợp 3 dịch vụ của Facebook. Những lo ngại về độc quyền, bảo vệ dữ liệu người dùng là lý do khiến cho kế hoạch này chịu nhiều chỉ trích.
"Hãy thử tưởng tượng thế giới sẽ khác biệt thế nào nếu như Facebook phải cạnh tranh với Instagram và WhatsApp. Sự cạnh tranh sẽ khiến họ bắt buộc phải tăng độ bảo mật, đem lại lợi ích cho người dùng", hạ nghị sĩ Ro Khanna của bang California chia sẻ.
Cuối tuần trước, kế hoạch kết nối 3 dịch vụ nhắn tin của Facebook được tiết lộ. CEO Mark Zuckerberg muốn liên thông nền tảng nhắn tin của 3 dịch vụ này với nhau, qua đó khai thác hiệu quả hơn 2 dịch vụ mà Facebook mua lại với giá hàng chục tỷ USD.
Facebook, Instagram và WhatsApp đều là những dịch vụ với trên 1 tỷ người dùng, nên kế hoạch này được đánh giá là rất tham vọng. Lý do Facebook muốn kết nối 3 dịch vụ có thể là để khai thác tốt hơn dữ liệu người dùng, qua đó tăng hiệu quả kinh doanh.
Trong số 3 dịch vụ, WhatsApp là dịch vụ nhắn tin duy nhất có mã hóa đầu cuối, làm tăng độ bảo mật và đảm bảo tin nhắn của người dùng khó bị xâm nhập hơn. Theo chi tiết mà New York Times tiết lộ, Mark Zuckerberg muốn đem tính năng này lên cả 3 dịch vụ.
Theo zing
Trải nghiệm ứng dụng gọi xe BE: Phần mềm tốt, lái xe thân thiện, cần thu hút thêm tài xế Là tân binh mới nhất gia nhập thị trường gọi xe, be đã có mọi thứ rất tốt ở phần mềm, tài xế lịch sự, xe tốt nhưng sẽ cần nhanh chóng gia tăng số lượng lái xe tham gia hệ thống. Ứng dụng gọi xe be có màu sắc khá nổi bật so với các đối thủ khác trên thị trường. Màn...