Để trở thành cha mẹ kiểu mẫu
Nếu muốn con có thói quen, cách cư xử, kỷ luật tốt, bạn trước hết phải là một tấm gương sáng. Trẻ em luôn bắt chước những hành động của cha mẹ.
Theo indiaparenting, bằng cách làm gương cho con, bạn có thể nuôi con khỏe, dạy con ngoan.
1. Hiểu bản thân và tự tin
Điều quan trọng giúp cha mẹ trở thành một hình mẫu tốt cho con là bạn phải hiểu về bản thân, biết rõ mặt tốt và xấu của mình, từ đó phát huy mặt tốt và hạn chế điểm xấu. Bạn có thể đã trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc sống, vì vậy, khi có kinh nghiệm, bạn cũng sẽ tự tin hơn. Những bài học bạn đã học được, tính cách bạn đang sở hữu, sức mạnh bạn đã đạt được – hãy tổng hợp những mặt tốt nhất để tạo thành một tấm gương tốt cho con.
Ảnh: imunsinkable.com.
2. Giao tiếp với con
Giao tiếp là chìa khóa. Hãy chắc chắn rằng mỗi ngày bạn dành đủ thời gian để trò chuyện về những gì xảy ra trong ngày của con, cảm nhận của trẻ về bản thân hoặc về người khác, và về những gì đang xảy ra trong cuộc sống. Hãy hỏi xem con đã tức giận và giải quyết vấn đề của mình như thế nào, cho con một không gian để trò chuyện riêng với bạn. Càng có nhiều thời gian trò chuyện, bạn càng có nhiều cơ hội để dạy cho con về kỹ năng xã hội, tư vấn và chia sẻ cho con kinh nghiệm từ quá khứ, cả những vấp ngã, sai lầm của chính bạn.
3. Hãy lựa chọn tích cực
Video đang HOT
Các lựa chọn của bạn ảnh hưởng đến cả bạn và con, bởi vì con rất tôn trọng bạn. Bây giờ, bạn phải liệt kê tất cả những thói quen tốt của mình và tiếp tục, cũng như cắt giảm những thói quen xấu nhiều nhất có thể. Chỉ khi chính mình tập yoga, bạn mới có thể khuyên con cùng tập.
Nếu bạn không ăn súp lơ xanh, thì chắc chắn bé cũng sẽ không ăn. Nếu con trẻ luôn nhìn thấy bạn uống rượu hay hút thuốc, nó cũng có thể làm như vậy trong tương lai và bạn không thể ngăn con, vì bạn đã không thể ngăn chính mình. Nếu bạn không thể hiện sự tôn trọng và vị tha với người khác, con cũng sẽ giống thế. Nếu bạn không thể hiện tình yêu và sự đồng cảm, con cũng sẽ có những cư xử thô lỗ và hay bắt nạt người khác.
4. Xin lỗi và thừa nhận lỗi lầm
Không ai là hoàn hảo; vì vậy nếu bạn phạm sai lầm, không nên che giấu nó, hãy để con biết rằng bạn đã làm điều xấu và rất xin lỗi về điều đó. Con sẽ biết rằng ai cũng có thể phạm sai lầm, nhưng hoàn toàn có thể sửa sai nếu người ta nhận ra sai lầm sớm và biết chịu trách nhiệm về những điều đó. Khi bạn nói lời xin lỗi, và thừa nhận sai lầm của mình, trẻ sẽ học được cách biết tự chịu trách nhiệm và sự khiêm tốn – phẩm chất rất quan trọng của một công dân tốt.
5. Luôn ở bên con
Những người cha mẹ tốt có cách nuôi dạy con thông minh. Hãy dạy cho con biết đúng sai. Cùng con tham gia vào các hoạt động trong gia đình. Bạn nên dạy cho con biết có trách nhiệm và học tập chăm chỉ. Khen ngợi và thừa nhận sự nỗ lực của con cũng mang lại hiệu quả không ngờ. Bạn cũng nên thiết lập hình phạt cho những sai lầm của con và buộc trẻ nghiêm túc chấp hành.
Theo VNE
5 nguyên tắc vàng dạy con ngoan
"Dạy con từ thủa còn thơ", câu nói này của các cụ cho đến nay chưa bao giờ sai, cần nghiêm khắc với trẻ từ nhỏ để trẻ ngoan ngoãn, không mắc phải nhiều thói hư tật xấu.
Để trẻ ngoan ngay từ nhỏ, bố mẹ nên lưu ý những nguyên tắc dạy con sau:
1. Không nuông chiều con
Ở độ tuổi này bé rất thích khám phá thế giới xung quanh, những điều mới lạ vậy nên đừng quá nuông chiều trẻ.
Không nên mua tất cả những thứ mà bé vòi vĩnh, vì khi đó sẽ tạo cho bé những thói quen xấu như đòi hỏi, hách dịch. Chỉ nên mua khi đó là đồ thật sự cần thiết cho trẻ, và dặn trẻ khi chơi phải giữ gìn đồ chơi để những lần sau vẫn chơi lại.
2. Cần phải có kỷ luật
Dạy con tôn trọng cuộc sống riêng tư, không can thiệp vào các mối quan hệ khiến cho bé được tự do quá mức sẽ dễ dẫn đến thiếu kỉ luật, buông thả.
Kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp của trẻ còn hạn chế. Do đó, dạy con trong những khoảng thời điểm nhạy cảm của trẻ như tuổi dậy thì cần phải dành sự chú ý đặc biệt cho trẻ, có những quy định buộc trẻ phải tuân theo để khiến trẻ ngoan ngoãn và đi vào khuôn khổ nhất định.
3. Không nên a dua theo con
Không cha mẹ nào không bảo vệ con mình trước những lỗi mắc phải với những đứa trẻ khác. Tuy nhiên, kho cha mẹ dạy con là hãy phân tích cho chúng hiểu chúng đã sai ở đâu, nên làm thế nào và vì sao cha mẹ lại bảo vệ chúng trước người khác cho dù biết chúng sai.
Đừng để trẻ dựa vào đó và cho rằng chúng không sai và tiếp tục những hành vi đó.
4. Không lơ là với trẻ
Theo thống kê những năm trở lại đây, số trẻ em phạm tội có chiều hướng tăng rõ rệt, phần nhiều trong số đó rơi vào những trẻ có bố mẹ li hôn, hay bố mẹ không dành nhiều thời gian cho con, trẻ bị bố/mẹ bạo hành... tất cả đều xuất phát từ sự thờ ơ, thiếu hoặc không có sự quan tâm đến trẻ. Điều này trước hết đẩy trẻ vào thế bị cô lập, mất phương hướng và dễ dàng sa ngã vào những việc làm sai trái.
Bố mẹ đừng tranh luận hay cãi nhau trước mặt trẻ, không nói những lời lẽ tục tĩu vì bé sẽ học theo. Không thờ ơ với trẻ, kể cả khi bạn nhận thấy con vẫn ngoan ngoãn và nghe lời, hãy quan tâm đến trẻ mọi lúc có thể, sắp xếp cho trẻ một buổi đi chơi khi bạn rảnh, lắng nghe cơ thể và suy nghĩ của trẻ để trẻ luôn cảm thấy dược sẻ chia và yêu thương.
5. Không làm gương xấu cho con
Bố mẹ và những người con hay tiếp xúc là tấm gương phản ánh rõ rệt nhất đối với trẻ. Những hành vi không tốt có thể ảnh hưởng xấu đến tâm sinh lý và cách hành xử của trẻ, khiến trẻ bắt chước rất nhanh và nếu không được uốn nắn kịp thời sẽ hình thành nên thói quen có hại, nhất là khi chính bạn lại nghĩ rằng trẻ sẽ không chú ý đến những điều này.
Tốt hơn hết, hãy là hình mẫu để con bạn noi theo bằng cách luôn để trẻ tiếp thu những điều hay, lẽ phải, không để bé nghe những lời nói tục, hành động xấu. Kể cả khi bạn mắc lỗi, bạn cũng nên giải thích để bé hiểu và không làm theo.
Theo Suckhoegiadinh