Để tiết kiệm nước, trường Đại học Trung Quốc bắt sinh viên quét mã QR trước khi đi tắm
Hệ thống này sẽ giúp nhà trường biết mỗi học sinh tắm mất bao nhiêu nước. Bên cạnh đó, học sinh – sinh viên cũng không phải đem theo nhiều thẻ chỉ để phục vụ cho một công việc.
Với tốc độ phát triển kinh tế thần kì, nền thanh toán dịch vụ smartphone của Trung Quốc cũng đăng tăng trưởng nhanh hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Theo CNBC, hơn 65% dân số tại nước này đang trả tiền bằng di động, thậm chí người hành khất tại quốc gia này cũng có mã QR Code riêng để người đi đường dùng smartphone bố thí.
Tại Trung Quốc, mã QR Code cực kỳ phổ biến vì dễ triển khai đến mọi đối tượng, và dĩ nhiên nó được ủng hộ từ các doanh nghiệp và sự hậu thuẫn từ chính phủ Trung Quốc.
Mới đây, một trường Đại học Công nghệ Thông Tin ở Hồ Nam, Trung Quốc, còn đưa hệ thống quét mã QR vào thử nghiệm ở phòng tắm của sinh viên. Theo đó, sinh của trường sẽ phải kết nối smartphone với nhà tắm qua Bluetooth để quét mã QR trước và sau khi tắm.
Video đang HOT
Điều này giúp nhà trường biết mỗi học sinh tắm mất bao nhiêu nước. Bên cạnh đó, học sinh – sinh viên cũng không phải đem theo nhiều thẻ chỉ để phục vụ cho một công việc.
Sau khi thông tin này được lan truyền trên mạng xã hội, nhiều người dùng Weibo và truyền thông Trung Quốc đã hết sức bất bình vì hệ thống này của nhà trường. Đa số người dân Trung Quốc đều đồng tình rằng, học sinh – sinh viên bây giờ đúng là khổ sở khi phải sử dụng đồng thời nhiều ứng dụng của nhà trường, từ đăng kí học phần, đăng kí ăn trưa cho đến bây giờ là đăng kí luôn cả việc tắm rửa.
“ Sao họ không bắt đăng kí luôn việc đại tiểu tiện luôn đi?” một người dùng Weibo thẳng thắn chia sẻ.
Công bằng mà nói, việc tích hợp công nghệ vào giáo dục là một cách để bộ giáo dục Trung Quốc “hiện đại hóa” trường học và kí túc. Trước đó, vài trường ở Trung Quốc còn dùng thuật toán để tìm sinh viên hợp tính và sở thích nhất để ghép vào chung ký túc xá với nhau.
Hiện tại, khoảng 60.000 cơ sở giáo dục (chiếm 1/4 Trung Quốc) đang thử nghiệm AI chấm điểm thay giáo viên, chưa kể lắp thêm hệ thống nhận diện khuôn mặt để theo dõi cử chỉ, hành vi của học sinh.
Theo Báo Mới
Bớt dùng mạng xã hội giúp giảm trầm cảm, cô đơn
Nghiên cứu mới được các nhà khoa học tại Đại học Pennsylvania (Mỹ) thực hiện cho thấy việc hạn chế sử dụng Facebook, Instagram và Snapchat có thể giúp người dùng trực tiếp giảm sự cô đơn và trầm cảm.
Ảnh: Shutterstock
Theo CNBC, nghiên cứu trên có tên: "Không còn FOMO: Hạn chế mạng xã hội giúp làm giảm sự cô đơn và trầm cảm" và được thực hiện trên 143 sinh viên đại học trong ba tuần.
Sinh viên được chia thành hai nhóm. Nhóm đầu tiếp tục dùng mạng xã hội như bình thường, và nhóm sau hạn chế dùng dịch vụ mạng xã hội xuống còn 10 phút mỗi ngày. Các sinh viên gửi ảnh chụp màn hình về việc sử dụng pin iPhone của họ cho các nhà nghiên cứu, thể hiện số phút họ dùng cho mỗi ứng dụng mỗi ngày, để theo dõi việc sử dụng ứng dụng.
Thử nghiệm cho thấy nhóm giới hạn sử dụng mạng xã hội có sự sụt giảm đáng kể các triệu chứng trầm cảm. Một sinh viên cho hay: "Không so sánh cuộc sống của tôi với cuộc sống của những người khác có tác động mạnh hơn nhiều so với những gì tôi kỳ vọng. Tôi cảm thấy tích cực hơn về bản thân trong những tuần đó".
Hiện ba hãng mạng xã hội được nhắc đến trong nghiên cứu chưa lên tiếng bình luận. Nhiều nghiên cứu khác trước đây cũng tìm ra mối tương quan giữa mạng xã hội và các vấn đề sức khỏe tâm lý, tâm thần. Dù vậy, nghiên cứu lần này của giới học giả Đại học Pennsylvania khẳng định mình là nghiên cứu đầu tiên "thiết lập mối quan hệ rõ ràng giữa việc giảm sử dụng mạng xã hội và sự cải thiện tình hình cô đơn, trầm cảm".
Theo Báo Mới
Trí tuệ nhân tạo mỗi ngày cùng Google Hơn 400 sinh viên các trường Đại học tại TPHCM như: KHXH&NV, Khoa học Tự nhiên, Bách Khoa... đã có cơ hội hiểu rõ những kiến thức giá trị về trí tuệ nhân tạo (AI); cách khai thác cho học tập và cuộc sống từ các chuyên gia Google tại talkshow &'Hiểu và Vận dụng AI cùng Google' vừa được tổ chức tại...