Dễ thành lập, khó thành công
Liên minh chiến lược Trung Đông là kế hoạch đầy tham vọng mà các đồng minh và đối tác của Mỹ đang theo đuổi với sự thúc đẩy từ hậu trường của Washington.
Ý tưởng thành lập MESA xuất phát từ Tổng thống Mỹ Donald Trump
Ai Cập, Jordan và 6 vương triều Ả Rập vùng Vịnh đang theo đuổi ý định thành lập Liên minh chiến lược Trung Đông (MESA) còn Mỹ đóng vai trò hỗ trợ phía sau, để ngỏ khả năng trực tiếp tham gia trong tương lai. Dù vậy, không có vai trò quyết định của Mỹ thì 8 nước kia không thể thành lập được MESA, vốn nhằm đối phó Iran.
Được gọi là “NATO Ả Rập”, tổ chức này còn nuôi tham vọng trở thành khuôn khổ hợp tác và liên kết khu vực để phát triển kinh tế, thúc đẩy trao đổi thương mại. Thật ra, đây là ý tưởng do Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra nhằm duy trì ảnh hưởng của Mỹ mà không cần phải hiện diện quân sự trực tiếp ở khu vực Trung Đông và vùng Vịnh.
Washington muốn tập hợp các đồng minh và đối tác chiến lược để đối phó Tehran thay mình. Những quốc gia nói trên tích cực hưởng ứng vì muốn tranh thủ Mỹ và vì có một vài nước trong đó muốn ràng buộc Mỹ vào chuyện cùng đối phó Iran.
Video đang HOT
Việc thành lập liên minh mới có thể dễ dàng nhưng rồi đây hoạt động có hiệu quả hay không thì lại là ẩn số lớn. Các thành viên không phải đều thù địch với Iran như nhau và không thể không quan ngại về hệ lụy nội bộ thế giới Ả Rập và Hồi giáo bị phân rẽ có lợi cho Mỹ mà bất lợi cho an ninh, ổn định ở khu vực. Hơn nữa, Iran lại còn có không ít đồng minh ở ngay trong thế giới Hồi giáo và Ả Rập.
Theo Thanhnien
Nga và sứ mệnh hóa giải nguy cơ xung đột Israel-Iran ở Trung Đông
Tổng thống Nga Putin đã đồng thời gặp gỡ cả lãnh đạo Israel và lãnh đạo Iran. Cuộc gặp được cho là nhằm tháo ngòi nổ xung đột giữa Iran và Israel.
Hai ngày nay (11-12/7), Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có hai cuộc gặp quan trọng với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và ông Ali Akbar Velayati - Cố vấn hàng đầu của Lãnh tụ tinh thần tối cao Iran - Đại giáo chủ Ali Khamenei, tại thủ đô Moscow.
Thủ tướng Israel Netanyahu (trái) và Tổng thống Nga Putin. Ảnh: Times of Israel.
Nhằm tránh nguy cơ đối đầu quân sự trực tiếp giữa hai quốc gia đối địch Israel và Iran, nhà lãnh đạo Nga đang thể hiện vai trò của mình trong việc hóa giải một cuộc xung đột tiềm ẩn có nguy cơ lan rộng ra toàn Trung Đông.
Hôm nay (12/7), Tổng thống Nga Putin đã có buổi tiếp với phái đoàn quan chức Iran do ông Ali Akbar Velayati - Cố vấn hàng đầu của Đại giáo chủ Iran dẫn đầu đang ở thăm nước này. Hãng tin RIA đưa tin, cuộc gặp đã diễn ra, song không nêu thêm bất kỳ chi tiết nào.
Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh hết sức đặc biệt, khi chỉ trước đó 1 ngày, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cũng đã có cuộc gặp với Tổng thống Nga Putin, với một chương trình nghị sự tập trung chủ yếu vào những lo ngại của Israel về sự hiện diện của Iran tại Syria.
Dự kiến, vấn đề này cũng sẽ là một nội dung "đáng bàn" trong cuộc gặp thượng đỉnh Nga - Mỹ sắp tới tại Phần Lan.
Do đó, chuyến thăm của vị quan chức cấp cao Iran tới Nga lần này mang một ý nghĩa quan trọng và có thể Iran đang muốn thấy được sự đảm bảo chắc chắn cho mối quan hệ đồng minh giữa Tehran với Moscow.
Trước đó một ngày, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cũng đã tới Moscow để gặp Tổng thống Putin . Phát biểu trước khi lên đường, ông Netanyahu nhấn mạnh: "Tôi tới Moscow để có một cuộc gặp rất quan trọng với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Chúng tôi sẽ thảo luận về tình hình Syria, Iran, cũng như nhu cầu về an ninh của Israel. Tôi rất cảm kích vì được kết nối trực tiếp, không qua trung gian, với Tổng thống Nga. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với an ninh quốc gia của Israel."
Tại cuộc gặp với Tổng thống nước chủ nhà Putin, nhà lãnh đạo Israel khẳng định, nước này không có ý định tìm cách lật đổ chính quyền của Tổng thống Syria Bashar Al Assad - một đồng minh của cả Nga và Iran, song Israel hi vọng Nga nên "khuyến khích" Iran rời khỏi Syria. Dù đây không phải là câu chuyện mới, song Thủ tướng Israel hi vọng rằng Nga sẽ hiểu rõ mong muốn của nước này.
Tuy nhiên, trả lời phỏng vấn một tờ báo của Italy được phát đi ngày hôm qua, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu khẳng định, Iran có vai trò quan trọng trong việc ổn định tình hình tại Syria và Nga hi vọng Israel và Iran nên thận trọng trong bất kỳ lời thách thức quân sự nào. Việc Israel và Iran đụng độ tại Syria sẽ dẫn đến một sự leo thang căng thẳng mới, lan rộng ra toàn bộ khu vực Trung Đông. Nga mong muốn cả Israel và Iran nên sử dụng các giải pháp ngoại giao để thu hẹp sự khác biệt và mong đợi cả hai bên hành động kiềm chế.
Hiện không chỉ có Israel mà cả Mỹ cũng lo ngại về sự hiện diện quân sự đang gia tăng của Iran ở Syria. Nhiều phương tiện truyền thông cho rằng cuộc gặp thượng đỉnh Nga - Mỹ tại Helsinki, Phần Lan vào ngày 16/7 tới có thể đạt được thỏa thuận về việc kiểm soát khu vực biên giới Syria, tiếp giáp với Israel, với việc lực lượng Iran và Hezbollah phải rút ra khỏi khu vực này.
Với việc vừa trấn an đồng minh Iran, vừa thúc đẩy các cuộc gặp với giới chức Israel và Mỹ, Nga đang cho thấy một vai trò "đặc biệt quan trọng của mình" trong việc duy trì sự "ổn định" tại khu vực Trung Đông.
Theo Đình Nam
VOV1
Lực lượng nào sẽ thế chân nếu Mỹ rút quân khỏi Syria? Washington dường như muốn các đồng minh trong khu vực Trung Đông như Qatar, Ả-rập Xê-út, UAE triển khai quân đội tại Syria, và chi trả các chi phí liên quan sau khi Mỹ tiến hành rút quân khỏi chiến trường này. Quân đội Mỹ tại Syria (Ảnh: Quân đội Mỹ) Theo Wall Street Journal, hiện tại Mỹ đang hiện diện quân sự...