Để sĩ tử nhớ lâu và có sức khỏe tốt vượt qua mùa thi
Thời điểm này, nhiều học sinh đang miệt mài với sách vở để vượt qua kỳ thi trung học phổ thông quốc gia diễn ra tháng 6 tới. Vì vậy, chế độ sinh hoạt điều độ, ăn uống khoa học rất quan trọng đối với sức khỏe cũng như kết quả học tập, thi cử của các em.
Dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp sĩ tử có sức khỏe tốt.
Dưới đây là lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng dành cho sĩ tử:
Trao đổi với báo Hà Nội mới, bác sĩ Trần Quang Trung, Trưởng khoa Dinh dưỡng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho hay giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với mỗi người. Mất ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ đều gây hậu quả sinh lý nghiêm trọng.
Thường khi kỳ thi sắp đến, học sinh có tâm lý lo lắng nên muốn học càng nhiều càng tốt để ôn tập kiến thức. Vì vậy, nhiều em thức rất khuya để học bài dẫn đến thiếu ngủ, cơ thể mệt mỏi, năng suất học tập giảm sút.
Vì vậy, chuyên gia bác sĩ Trần Quang Trung, Trưởng khoa Dinh dưỡng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội đưa ra lời khuyên, các em không nên thức quá khuya, nên ngủ sớm, bởi ngủ sớm có thể dậy sớm, học tập vào sáng sớm thường rất hiệu quả. Thời gian đi ngủ tốt nhất là trước 11h đêm và dậy lúc 5h sáng. Ngoài ra, buổi trưa nên ngủ khoảng 1 tiếng. Nếp sinh hoạt đó có thể đảm bảo một ngày ngủ đủ 7-8 tiếng và cơ thể khỏe mạnh.
Ăn uống khoa học
Chuyên gia dinh dưỡng Trần Quang Trung cho biết, lứa tuổi học sinh trung học phổ thông có nhu cầu năng lượng mỗi ngày phổ biến là 2.200-2.500 kCal đối với nam và 1.760-2.110 kCal đối với nữ. Theo khuyến nghị, lứa tuổi này mỗi ngày cần ăn ít nhất 330 gam glucid, tương đương 2 bát cơm đầy/bữa; 60 gam protein (250 gam thịt, cá, tôm, trứng); 200-300 gam rau củ; 6 thìa cà phê dầu mỡ và ít nhất 4 đơn vị sữa, tương đương 400 ml sữa tươi hoặc chế phẩm sữa.
Ngoài ra, các em cần ăn uống đúng giờ, tuyệt đối không bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng hoặc ăn quá no.
Những thực phẩm tốt cho trí não
Những thực phẩm tốt cho trí não sẽ giúp tăng cường trí nhớ và khả năng tập trung, rất cần thiết đối với các em vào thời điểm này.
Thực phẩm giàu acid béo omega-3
Axit béo omega-3, đặc biệt là DHA, có thể giúp cải thiện trí nhớ ở người trẻ, khỏe mạnh nhờ tăng cường chức năng dẫn truyền thần kinh. Một số thực phẩm giàu acid béo omega-3 là: Hải sản, tảo biển và các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ vây xanh, cá mòi và cá trích.
“Các em nên duy trì ăn cá 2-3 lần mỗi tuần và ăn thêm các loại hạt như bí đỏ, hướng dương. Nếu không ăn cá, có thể bổ sung axit béo omega-3 từ dầu cá, rong biển hoặc vi tảo trong các viên uống, nhưng nên theo liều lượng hợp lý”, chuyên gia này khuyến cáo.
Vận động
Bác sĩ Trần Quang Trung cho biết, hoạt động thể chất là vô cùng quan trọng trong thời gian học cường độ cao. Vận động sẽ giúp nhịp tim tăng và máu tuần hoàn nhanh hơn. Nhờ đó, não nhận nhiều oxy hơn, hoạt động “năng suất” hơn.
Vì vậy, “trong giai đoạn ôn thi, các em nên tập thể dục như chạy bộ, đi bộ, đạp xe nhằm giảm căng thẳng và tăng cường sức khỏe. Thời gian tập thích hợp là vào buổi sáng, nên tập mỗi tuần khoảng 150 phút”, chuyên gia này đưa ra lời khuyên.
Video đang HOT
Thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia 2018.
Liên quan đến sức khỏe và việc thi cử của thí sinh, tin tức từ TTXX cho hay: Đối với thức uống cà phê có chứa cafein, được xem là chất khởi động não do tác dụng kích thích thần kinh giao cảm phóng thích adrenalin làm tăng nhịp tim, tạo cảm giác hưng phấn cho học sinh. Nếu dùng cà phê ở người có vấn đề dạ dày sẽ gây tăng tiết dịch dạ dày làm cơn đau dạ dày tăng. Ngoài ra, lạm dụng cà phê còn khiến tình trạng căng thẳng, kích thích, lo âu nặng hơn.
Các thí sinh cũng không nên dùng các thuốc hoạt huyết dưỡng não một cách tùy tiện. Thuốc chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ, hơn nữa các thuốc này thường dùng điều trị trong các trường hợp rối loạn tuần hoàn não thật sự.
HOA HẠ
Theo baodansinh
Chuyện học dốt Tiếng Anh đáng buồn của nhiều người trẻ: Hỏi How are you? là tự động tuôn ra: I'm fine. Thank you. And you?
Không chỉ với học sinh, sinh viên mà ngay cả nhiều người đi làm bây giờ, Tiếng Anh vẫn là một nỗi ám ảnh không hề nhẹ!
Ngay cả học sinh lẫn sinh viên, khi được hỏi môn học nào khiến họ sợ nhất, chắc chắn rất nhiều người trả lời là Tiếng Anh. Môn học này cũng chính là nguyên nhân khiến nhiều thí sinh thi THPT Quốc gia không đậu vào trường mình mong muốn vì dính liệt; nhiều sinh viên học 5, 6 năm Đại học vẫn chưa ra được trường cũng vì chưa trả nợ xong môn Tiếng Anh.
"How are you? I'm fine. Thank you. And you?" trở thành chuyện phiếm về việc học Tiếng Anh của người Việt
Bảng xếp hạng đánh giá kỹ năng tiếng Anh của người trưởng thành trên toàn cầu (EF EPI) được EF Education First công bố tại Hà Nội năm 2018 cho thấy Việt Nam thuộc nhóm trung bình về trình độ tiếng Anh, đạt 53,12 điểm và xếp thứ 41 trong 88 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Nếu hỏi bất kỳ người Việt trẻ nào rằng: How are you? Bạn sẽ nhận được một câu trả lời: I'm fine. Thank you. And you?... như một phản xạ vô điều kiện vậy. Bởi ngay từ lúc mới học Tiếng Anh chúng ta được thầy cô dạy và bắt học thuộc cấu trúc này, nó như một thứ hằn sâu vào não vậy. Trong khi để trả lời câu hỏi thăm này chúng ta có hàng trăm cách khác nhau, hàng trăm từ khác nhau để màn đối đáp thêm phong phú, hấp dẫn, không bị nhàm chán nhưng chả hiểu sao ai cũng nói giống như vậy.
Thạc sĩ Trịnh Huỳnh Chấn, Khoa Ngoại ngữ Trường ĐH Thủ Dầu Một từng nói rằng: "Học sinh được học tiếng Anh từ rất sớm, có những địa phương đưa vào từ chương trình lớp 2 và học xuyên suốt 11 năm cho đến khi ĐH, CĐ. Tuy nhiên sau thời gian dài hiệu quả thu lại không đáng kể, nhiều học sinh, sinh viên không nói được một câu tiếng Anh hoàn chỉnh hoặc nói sai ngữ pháp, phát âm không chuẩn, đặc biệt khả năng nghe rất kém".
Quả đúng như vậy, ngay cả nhiều người tự tin mình có bằng IELTS, TOEFL, khi ra nước ngoài du học vẫn gặp phải tình trạng shock ngôn ngữ, người ta nói mình không hiểu, mình nói người ta không hiểu. Chuyện điểm số, thi cử giỏi và chuyện thực hành trong cuộc sống nó là 2 chuyện hoàn toàn khác nhau.
Người Việt chú trọng học ngữ pháp, từ vựng, đọc, viết... để thi lấy chứng chỉ, qua môn... nhưng không hề biết nói chuẩn, nghe đúng
Chia sẻ trên báo Trí Thức Trẻ, Tiến sĩ Giang Công Thế (Hiệu Minh) là một chuyên gia có nhiều năm công tác tại Ngân hàng Thế giới (WB), trụ sở ở Hoa Kỳ nói rằng, năm 2004 ông thi tuyển được sang Mỹ. Ở Hà Nội ông nghĩ tiếng Anh của mình siêu rồi, nói gì tây cũng hiểu, email ngày viết chục cái, nhưng than ôi, sang Washington DC thì mới hiểu vốn tiếng Anh của mình chỉ là vỡ lòng, từ nói, đọc, viết và giao tiếp nói chung. Dù cố gắng đến đâu, dù học thêm ở nhà, nghe đài, xem tivi, học thêm kỹ năng viết, nói, nhưng trình cũng không hơn.
Chúng ta thường quá chú trọng ngữ pháp, đọc, viết mà quên mất gốc rễ của việc nói một ngoại ngữ thành thạo phải là nói chuẩn, nghe đúng. Ngữ pháp, từ vựng, sau đó rèn luyện kĩ năng đọc và viết chỉ là bước khởi đầu. Bạn phải nghe và nói đủ nhiều mới có thể giao tiếp được. Học Tiếng Anh mà chỉ để thi, để kiểm tra còn khi ra thực tế không áp dụng được thì khác nào đổ công sức xuống sông, xuống biển đâu.
Nhưng đâu phải thi cử Tiếng Anh là điểm mạnh của người Việt. Theo phân tích của Bộ GD-ĐT, năm 2018 trong kỳ thi THPT Quốc gia, cả nước có tới 78,22% thí sinh điểm dưới trung bình môn tiếng Anh, với 637.335/814.779 thí sinh dự thi. Điểm có nhiều thí sinh đạt nhất ở môn này là 3 với 57.320 thí sinh. Điểm trung bình môn tiếng Anh là 3,91. Chỉ có 76 thí sinh điểm 10 môn tiếng Anh nhưng có tới 732 thí sinh đạt điểm 0 và 2.189 TS có điểm liệt (
Terry F. Buss là giáo sư của Đại học Carnegie Mellon, lấy bằng tiến sĩ Khoa học Chính trị và Toán ở Đại học bang Ohio, nói rằng: Trọng tâm của nhiều khóa đào tạo tiếng Anh tại Việt Nam là ngữ pháp và từ vựng. Học sinh dành rất nhiều thời gian cho các bài tập luyện ngữ pháp "chuẩn chỉ". Ngoài ra, các em còn phải học thuộc rất nhiều từ vựng. Sau cùng, kĩ năng đọc và viết trở thành trọng tâm của khóa học.
Trong giáo dục ngôn ngữ, phát triển kĩ năng nghe là kĩ năng tối quan trọng và có tính quyết định đối với việc nói tốt tiếng Anh. Tuy nhiên, một số học sinh và sinh viên Việt Nam lại không được học cách luyện tập kĩ năng nghe, bởi vậy nên họ cũng không có kĩ năng nói tốt. Trong các lớp học áp dụng phương pháp học vẹt, những em học sinh không chú ý lắng nghe sẽ không thể biết nhiều hơn những điều được học.
Muốn nghe tốt, bạn phải phát âm thật tốt. Việc nắm chắc và phát âm đúng trong tiếng Anh sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc tránh được việc nói không có trọng âm, không có vần điệu lên xuống. Đã nói sai còn nói một cách nhàm chán, nhạt nhoà, không có nhấn nhá thì chẳng ai muốn nghe bạn trình bày bất cứ điều gì đâu.
Việc hàng trăm hàng nghìn trung tâm dạy học Tiếng Anh mọc lên như nấm cũng báo động một thực trạng về việc đua nhau học vẹt, học tủ để lấy chứng chỉ đi du học, ra trường mà thực chất không biết gì về Tiếng Anh.
Truyền thông Úc từng nói rằng các nhà chức trách nước này đã thể hiện quan điểm lo lắng về tình trạng một lượng lớn giáo viên tiếng Anh nước ngoài kém chất lượng tràn vào châu Á. Phần lớn các giáo viên này được thuê vì gắn mác "người da trắng" trong khi chất lượng giảng dạy cũng như ảnh hưởng lối sống của họ đến học sinh không được kiểm nghiệm chặt chẽ.
Nhiều quốc gia châu Á hiện nay như Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Trung Quốc đang gặp khó khăn để quy định chất lượng tiêu chuẩn cho những giáo viên nước ngoài giảng dạy tiếng Anh tại đây.
Những giáo viên nước ngoài không được đào tạo bài bản đi giảng dạy tiếng Anh có thể tạo những ảnh hưởng tiêu cực đến cả học sinh lẫn bản thân giáo viên. Đối với học sinh, việc giảng dạy sai cách sẽ khiến các em phát âm sai, cách ghép câu cũng như khả năng tiếp thu tiếng Anh bị ảnh hưởng. Trong khi đó, giáo viên cũng sẽ nhanh chóng chán nghề và dạy cho có nếu chỉ làm việc vì tiền.
Anh Jake Sharp là một thanh niên 27 tuổi khi đến Việt Nam với mục đích khám phá cuộc sống. Hiện nay anh Sharp đã trở thành một giáo viên tiếng Anh và cho biết nghề này kiếm được mức lương khá. Nhiều người Australia cũng quyết định sống lâu dài tại Việt Nam và làm những nghề dạy tiếng Anh như vậy bởi mức lương tốt còn chi phí cuộc sống thì rẻ.
Tuy vậy anh Sharp chi biết nhiều trung tâm tiếng Anh tại Việt Nam vẫn thuê những người nước ngoài nói tiếng Anh làm giảng viên mà không thông qua kiểm duyệt hay có bằng cấp nào, miễn là họ trông giống người nước ngoài.
Chúng ta bắt gặp nhiều quá những người ngày ngày đăng các dòng trạng thái nỗ lực giảm cân, hay nỗ lực giao tiếp được tiếng Anh, đọc sách mỗi ngày rồi đăng kèm theo hình ảnh cầm cái tạ, một vài cụm từ tiếng Anh, hình ảnh một cuốn sách đang đọc dở... Nhưng status đi kèm thì chắc chắn viết sai chính tả Tiếng Anh.
Vậy bây giờ học Tiếng Anh như thế nào để không bị nói là dốt!
Môt giao sư ngươi New Zealand - ông Chris Lonsdale đa chi ra răng việc học tiếng Anh không phải là nỗ lực nhồi nhét càng nhiều kiến thức càng tốt, mà giống một quá trình rèn luyện nhằm hình thành phản xạ tự nhiên.
Ông Chris đa chia se vê việc học ngoại ngữ trong 6 tháng thông qua 5 nguyên tắc, 7 bước thực hiện. Nôi dung côt loi cua phương phap nay như sau: người học càng chủ động, tích cực, hiệu quả học tập càng cao.
Phương phap nay kha giông vơi phương pháp FLIP hiện đang được áp dụng rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới. No bao gôm 4 yếu tố chính là: môi trường học linh hoạt (Flexible Environment), văn hóa học tập chủ động (Learning Culture), nội dung học có mục đích (Intentional Content) và giảng viên theo sát quá trình học để có phản hồi hiệu quả kịp thời (Teachers).
5 nguyên tăc hoc ngoai ngư trong vong 6 thang
- Tập trung hêt mưc co thê vao ngôn ngữ ma ban đang hoc, sư dung chung ơ moi luc, moi nơi, bât ky đâu co thê!
- Hoc tư nhưng cai đơn gian đâu tiên như 1 đưa tre. Muôn hoc ngoai ngư tôt, ban phai biên minh thanh 1 đưa tre đê tiêp thu ngôn ngư môt cach nhanh nhât.
- Thâm nhuân ngôn ngư 1 cach vô thưc, cang hoc nhiêu, đoc nhiêu, nao bô se tư đông loai bo nhưng điêu ma no không hiêu, không nhơ.
- Khi giao tiêp, noi chuyên chung ta cân kêt hơp 43 bó cơ, phai noi đên khi nao cho ngươi khac hiêu!
- Nguyên tăc nay liên quan đên trạng thái sinh lý: Nếu buồn, giận, lo lắng, bực bội bạn sẽ không học được. Nếu bạn vui vẻ, sóng não alpha, thư giãn, tò mò bạn sẽ học rất nhanh chóng.
7 hành động đê ap dung 5 nguyên tăc trên
- Nghe thật nhiều, nghe moi luc moi nơi du co hiêu hay không?
- Tâp trung vao y nghia cua tư nghư, sư dung body language đê diên ta 1 tư, 1 câu khi ban giao tiêp.
- Kết hợp 10 V 10 N 10 Adj = 1000 thing (10 đông tư 10 danh tư 10 tinh tư se cho ra 1000 tư khac nhau!)
- Tập trung vào 3000 từ thông dụng nhất. (1000 tư tiêng Anh tương đương 85% nôi dung giao tiêp hang ngay, 3000 tư la 98%).
- Thư tư thưc hiên cac tuân
Tuần đầu tiên:
What is this?
How do you say?
I don't understand...
Again.
Tuần 2, 3:
Pronoun, Common Verbs, Adjective - Sư dung đại từ đơn giản, tính từ đơn giản, hoc cach giao tiếp như 1 đứa trẻ
Tuần 4: Dùng cac loat tư kêt nôi: mặc dù, do đó, nhưng... đê chuyển biến suy luận.
- Bắt chước khuôn mặt: Ban phai sư dung cac bo cơ trên cơ thê đê tao ra âm thanh ma ngươi đôi diên co thê hiêu. Nghe, nhin, cam nhân cach ma ho tao ra âm thanh đo va băt chươc
- Lăp đi lăp lai trong đâu nhưng gi ban hoc, liên tương chung đên nhưng điêu thu vi hơn, hiên thưc hoa moi thư băng hinh anh dê hiêu. Khi hoc vê Ngon lưa - hay nghi đên tiêng cui chay bep bep, ngon lưa mau vang, khoi.
Theo Helino
"Trợ thủ" đắc lực trong mùa thi Một chế độ ăn uống lành mạnh đóng vai trò rất quan trọng đối với học sinh, cung cấp năng lượng cho cơ thể và tăng hiệu suất trong lớp học hoặc các kỳ thi. Dưới đây là một số thực phẩm tốt nhất có thể giúp tăng cường trí nhớ và tập trung. Fruits and vegetables arranged in word 'food' Không thể...