Đề phòng cận thị cho trẻ
Nhiều phụ huynh thắc mắc không hiểu tại sao gia đình không ai bị cận thị nhưng con cái họ lại bị cận. Vậy trẻ bị cận thị do di truyền hay thói quen học tập, giải trí (xem tivi, chơi game) chưa hợp lý. Cách nào để giúp bé tránh xa cặp kính cận.
Quan sát biểu hiện của con gái, chị Thu Trang (34 tuổi, Q. Thủ Đức, TPHCM) phát hiện gần đây bé Bo thường ngồi sát tivi mỗi khi xem phim hoạt hình hay cúi mắt thật gần trang sách khi đọc sách. Chị đoán bé bị cận thị và đưa bé đi kiểm tra mắt thì kết quả là bé bị cận 1,25 độ. Khi được bác sĩ chỉ ra một số nguyên nhân dễ gây cận thị ở trẻ, chị Trang giật mình vì từ trước đến nay chưa bao giờ chịu chú ý đề phòng cận thị và bảo vệ đôi mắt cho con.
Vì sao trẻ dễ bị cận thị
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị cận thị, loại trừ nguyên nhân do di truyền, di tật bẩm sinh hay đục thủy tinh thể ở những trẻ bị bệnh đái tháo đường thì những nguyên nhân còn lại chủ yếu là do chế độ sinh hoạt không phù hợp và không đúng cách như: đọc sách báo trong điều kiện ánh sáng không tốt; khoảng cách giữa mắt và sách báo quá gần; sử dụng máy tính hoặc xem tivi hiều giờ liên tục; trẻ thiếu ngủ, sử dụng các loại thuốc như corticosteroids, thuốc kháng histamin và một số thuốc kháng sinh, sulfonamides quá liều…
Video đang HOT
Biểu hiện của bệnh cận thị rất dễ nhận biết, nếu thấy trẻ có các biểu hiện như khi nhìn xa không tốt, phải nheo mắt khi đọc chữ, hay bị mỏi mắt… thì phụ huynh nên đưa bé đi khám. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh dễ bỏ qua những dấu hiệu cơ bản này, đến khi phát hiện thì trẻ đã bị cận thị nặng, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của trẻ.
Dù cận thị không nguy hiểm gì đến tính mạng nhưng rất khó phục hồi, nhất là không những không giảm đi mà còn ngày càng nặng hơn theo thời gian nên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động học tập, sinh hoạt của trẻ vì trẻ phải luôn mang theo mắt kính. Ngoài ra, còn tiềm ẩn nguy cơ bong võng mạc, thoái hoá có thể gây mù lòa và nhược thị nếu đeo mắt kính không đúng độ….
Phòng bệnh hơn chữa bệnh:
Những thói quen cần điều chỉnh
Trong những năm gần đây, tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi 7-15 tuổi bị cận thị ngày càng tăng cao. Ở độ tuổi này, trẻ thường không biết cách điều chỉnh thói quen sinh hoạt phù hợp nên rất dễ mắc tật cận thị. Vì vậy, các bậc phụ huynh phải quan tâm đến trẻ để có thể điều chỉnh thói quen phù hợp, giúp đề phòng cận thị. Cụ thể là:
- Phải đảm bảo đủ ánh sáng cho góc học tập của trẻ. Để tránh trường hợp ánh sáng phân tán, phụ huynh nên mua cho bé đèn bàn để trẻ có đủ ánh sáng cần thiết. Khi trẻ đọc sách hay xem tivi, cũng cần hướng dẫn trẻ đến những nơi có đủ ánh sáng.
- Phụ huynh phải hướng dẫn trẻ ngồi học đúng tư thế, nhất là giữ khoảng cách giữa mắt và sách vở ở khoảng 30 – 40cm để đề phòng cận thị. Giúp trẻ ngồi đúng tư thế bằng cách chuẩn bị loại bàn ghế học tập phù hợp với độ tuổi của bé. Không để trẻ nằm nghiêng đầu khi đọc hoặc viết.
- Trẻ em thường rất thích chơi game trên máy vi tính, xem phim hoạt hình trong thời gian rỗi nên phụ huynh phải chú ý điều chỉnh thời gian sử dụng máy vi tính, tivi của con cho phù hợp. Thay vì để trẻ dồn mọi thời gian trống cho tivi, máy vi tính, phụ huynh nên khuyến khích trẻ tham gia các trò chơi vận động khác để mắt được thư giãn. Thông thường, nên dạy trẻ cứ sau một giờ xem tivi thì phải nghỉ ngơi từ 5-10 phút để mắt được nghỉ ngơi. Lưu ý là giữ trẻ ngồi cách tivi từ 2,5-3m để tránh mỏi mắt.
- Cần bổ sung các thức ăn giàu lutein, zeaxanthin, vitamin A, kẽm, caroten, selen… vì những chất này có liên quan đến độ nhanh nhạy của thị lực, giúp giảm tỉ lệ mắc các bệnh khúc xạ nói chung, tật cận thị nói riêng. Những chất này có nhiều trong các loại cá, tôm, gạo lức, cà rốt, gan động vật, sữa, bí đỏ.
Những dưỡng chất trên có thể cung cấp qua đường ăn uống, nhưng nếu chỉ bổ sung qua nguồn thực phẩm mới chỉ đáp ứng khoảng 20% nhu cầu của mắt cận thị. Vì vậy các chuyên gia nhãn khoa khuyến cáo các phụ huynh nên bổ sung các chế phẩm dạng uống chứa các thành phần bổ dưỡng này để đảm bảo đủ dưỡng chất cho mắt. Tiêu biểu như Cốm bổ mắt Kideye, chứa những thành phẩn bổ dưỡng đặc biệt tác dụng trên mắt như lutein, zeaxanthin, vitamin A, vitamin C, vitamin E, Zinc, Selen…
Theo Dân trí
Màu sắc của thực phẩm và giá trị dinh dưỡng
Màu sắc của thực phẩm không chỉ đơn thuần có vai trò làm đẹp cho món ăn mà còn giúp ta nhận diện một số chất dinh dưỡng khác nhau trong các loại thực phẩm với hơn 300 loại thực phẩm thông dụng trong tự nhiên, có thể nói là có đến 299 màu sắc khác nhau, dù là có thể chỉ khác nhau một chút ít về độ nhạt, đậm hoặc sự pha trộn màu hết sức tinh tế của thiên nhiên.
Các sắc tố tạo nên màu sắc của thực phẩm thực chất là những chất hóa học sẽ có tác động ít nhiều với cơ thể và sức khỏe khi chúng ta sử dụng loại thực phẩm đó.
Màu xanh của diệp lục tố trong các loại rau lá là tín hiệu nói lên rằng thực phẩm này có chứa chất zeaxanthin, lutein, beta carotene; màu vàng cam chứa beta carotene, màu đỏ chứa lycopene; màu tím chứa resveratrol, anthocyanidins; màu trắng chứa allicin và quercetin... Màu xanh của rau càng đậm (như rau ngót, rau lang, rau muống...) thì beta carotene - tiền chất vitamin A - càng nhiều, nhiều hơn hẳn so với các loại rau lá có màu xanh nhạt như rau xà lách, bắp cải...
Các loại thực phẩm có màu vàng cam như bí đỏ, cà rốt, gấc, xoài chín, đu đủ, cam, lòng đỏ trứng... thì có đặc điểm ưu việt khi chứa nhiều chất beta carotene này. Màu đỏ của trái cà chua do hoạt chất lycopene hiện diện trong phần vỏ và phần ruột bên trong tạo ra. Chất sắt - một nguyên liệu cơ thể dùng để tạo ra tế bào hồng cầu cho máu - tồn tại trong các thực phẩm có màu đỏ như thịt, cá, trứng, gan, huyết...
Tất cả các vi chất dinh dưỡng đề cập ở trên đều rất cần thiết để cung cấp cho cơ thể hằng ngày, dù chỉ cần số lượng rất nhỏ. Nếu thiếu chúng thì cầm chắc sẽ bị bệnh tật. Beta carotene là một chất chống ôxy hóa có tác dụng rất tốt trong quá trình chống lão hóa, đẹp da, chống ung thư,...
Chúng ta cần phải ăn uống đa dạng các loại thực phẩm, thay đổi món thường xuyên để cơ thể có cơ hội nhận được nhiều loại chất dinh dưỡng khác nhau
Khi tiền chất vào cơ thể sẽ được chuyển đổi thành vitamin A để cơ thể sử dụng, giúp cơ thể trẻ em tăng trưởng, tạo kháng thể bề mặt để tăng sức đề kháng và nuôi dưỡng cho da, niêm mạc, mắt... giúp mắt nhìn rõ trong điều kiện ánh sáng yếu... Lycopene cũng là một chất có tính chống ôxy hóa tốt cho cơ thể.
Có thể nói không có loại thực phẩm nào được gọi là bổ nhất do chứa nhiều chất dinh dưỡng, cũng không có thực phẩm nào không có giá trị đối với sức khỏe. Mỗi loại thực phẩm, mỗi hóa chất - màu sắc đều có tác động riêng của nó.
Vì vậy, lời khuyên đầu tiên của các chuyên gia dinh dưỡng về ăn uống hợp lý là chúng ta cần phải ăn uống đa dạng các loại thực phẩm, thay đổi món thường xuyên để cơ thể có cơ hội nhận được nhiều loại chất dinh dưỡng khác nhau và không sợ thiếu vi chất. Thực phẩm được lựa chọn càng đa dạng màu sắc thì các vi chất dinh dưỡng sẽ càng được cung cấp đầy đủ và phong phú chủng loại.
Một bữa ăn với nhiều món ăn khác nhau, nếu mỗi món được đa dạng thực phẩm tạo nên sự phong phú sắc màu sẽ giúp chúng ta ăn ngon miệng hơn, không ngán ngấy và an tâm về mặt vi chất dinh dưỡng.
Có thể nói không ngoa rằng sắc màu của thực phẩm chính là một chỉ điểm cho những món quà của thiên nhiên ban tặng con người.
Bác sĩ CK1 Đào Thị Yến Thủy (Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM)
(Theo Người lao động)
"Giải cứu" đôi mắt cho dân công sở Môi trường làm việc công sở tiếp xúc nhiều với máy tính đang dần dần "lấy đi" sức khỏe của dân văn phòng. Tuy nhiên, một số thực phẩm lại có thể giúp "giải cứu" sức khỏe cho bạn. Mỏi mắt, cận thị, lão hóa, đau vai và lưng, đau đầu, chán ăn... là những rắc rối mà những người thường xuyên làm...