Đề phòng các bệnh phụ khoa nguy hiểm thời mãn kinh
Theo bao gia dinh thống kê, phụ nữ sau khi mãn kinh thường sạch sẽ, ít bị viêm nhiễm bởi ít quan hệ tình dục hơn và không bị ảnh hưởng của những ngày kinh nguyệt.
Thế nhưng, rất nhiều các chị em ngạc nhiên khi không hoạt động gì mà vẫn viêm nhiễm vùng kín. Vậy nguyên nhân do đâu?
Nguyên nhân gây ảnh hưởng tới vùng kín
Khi bước vào độ tuổi mãn kinh, buồn trứng trong cơ thể ngừng hoạt động, nội tiết tố không được sản xuất nên sự thiếu hụt estrogen dẫn đến một loạt các triệu chứng như đổ mồ hôi, trí nhớ giảm sút…. Đặc biệt, việc thiếu estrogen dẫn đến một số nguy hiểm về vùng kín mà bạn cần đề phòng.
Những bệnh phụ khoa hay gặp ở phụ nữ tiền mãn kinh
Ngứa âm hộ
Theo như tạp chí tin tuc phu nu phỏng vấn một số chị em độ tuổi này cho biết các chị em thường có dấu hiệu của các bệnh như viêm âm đạo, ung thư âm đạo mà không vì nguyên nhân cụ thể nào cả. Các bác sĩ sản khoa cho biết, ngưa sinh dục là một loại bệnh phổ biến ở tuổi mãn kinh. Vì thế, khi có dấu hiệu này, các chị em phải đến các cơ sở để thăm khám tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.
Viêm nhiễm phụ khoa
Như đã nói phụ nữ tuổi này do nội tiết estrogen của buồng trứng giảm, môi trường âm đạo trở nên khô, thiếu dịch và axit lactis diệt khuẩn, nên thường gây viêm nhiễm âm đạo.
Biện pháp phòng chống
Video đang HOT
Để bảo vệ sức khỏe của các chị em, thì các chị em cần vệ sinh sạch sẽ hoặc đi khám chuyên khoa nếu thấy ngứa kéo dài. Ngoài ra, cần bổ sung các loại rau củ, quả chứa, vitamin và các loại thảo mộc cần thiết cho cơ thể.
Ngoài ra, bạn nên hạn chế đồ ăn cay, nóng, kích thích và luyện tập thể thao đều đặn để cơ thể luôn được thoải mái và khỏe mạnh.
Cuối cùng, chúc tất cả các chị em có một sức khỏe tốt, nên đi khám định kỳ để phát hiện ra bệnh và kịp thời xử lý.
Theo Kienthucgioitinh.com
Nguyên nhân, cách phòng bệnh viêm nhiễm phụ khoa
Viêm nhiễm phụ khoa là bệnh rất phổ biến ở hầu hết các chị em phụ nữ.
Qua các đợt kiểm tra sức khỏe, hầu hết các chị em đều bị viêm nhiễm với mức độ nặng nhẹ khác nhau, chỉ có một số rất ít chị em không mắc phải căn bệnh này nhưng lại chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Bệnh viêm nhiễm phụ khoa khiến chị em luôn có cảm giác khó chịu, mất tự tin và thậm chí nếu bị viêm nhiễm nặng có thể dẫn đến vô sinh hoặc ung thư cổ tử cung. Chính vì vậy việc tìm hiểu nguyên nhân, cách phòng bệnh viêm nhiễm phụ khoa ở phụ nữ đóng một vai trò vô cùng quan trọng.
Nguyên nhân, cách phòng viêm nhiễm phụ khoa
Tinh thần căng thẳng, stress kéo dài, sức đề kháng kém.
Mất cân bằng nội tiết tố như: mang thai, mãn kinh, tiền mãn kinh hay chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc viêm nhiễm vùng kín.
Tiến hành các thủ thuật phụ khoa không an toàn: nạo phá thai, đặt vòng tránh thai,...Độ pH ở vùng kín>4,5 khiến cho vi khuẩn có hại phát triển mạnh hơn vi khuẩn có lợi gây bệnh viêm nhiễm.
Mặc quần lót chật, làm bằng chất liệu không thông thoáng, quần lót ẩm ướt, khi giặt không được phơi ở nơi có nhiều ánh nắng, giặt chung áo quần với người bị viêm nhiễm là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn trú ngụ gây bệnh.
Tắm cùng hồ bơi với người bị bệnh viêm nhiễm phụ khoa nên bị lây bệnh.
Dùng xà bông và các chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh vùng kín, thụt rửa vùng kín khiến vùng kín bị tổn thương và viêm nhiễm.
Vệ sinh vùng kín kém, không rửa vùng kín trước và sau khi quan hệ, trong kì kinh nguyệt, sử dụng băng vệ sinh kém chất lượng, không chịu thay băng thường xuyên, nước rửa vùng kín không đảm bảo sạch.
Cách phòng bệnh viêm nhiễm phụ khoa
Với những nguyên nhân gây bệnh nêu trên chúng ta có thể nhận thấy bệnh viêm nhiễm phụ khoa rất dễ bị mắc phải nếu bạn không cẩn thận trong sinh hoạt hàng ngày. Để đề phòng căn bệnh phổ biến này bạn cần phải:
Ăn uống đủ chất để tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng chống lại mầm bệnh lây nhiễm. Có thể bổ sung thêm các viên uống chức năng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Tắm rửa cơ thể sạch sẽ mỗi ngày, vệ sinh vùng kín thường xuyên đặc biệt là trong chu kỳ kinh nguyệt và sau mỗi lần đi vệ sinh, không thụt rửa âm đạo khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Sử dụng dung dịch vệ sinh chuyên dùng, dịu nhẹ nhằm duy trì độ pH vùng kín ở ngưỡng an toàn từ 3,8-4,5 để các vi khuẩn có hại không có điều kiện phát triển mạnh và chung sống hòa bình với các vi khuẩn có lợi.Không dùng xà bông và các chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh vùng kín.
Không mặc quần lót và áo quần quá chật, hạn chế tối đa quần lót ẩm ướt. Đối với áo quần lót tốt nhất bạn nên giặt riêng để tránh không bị lây nhiễm bệnh từ người khác nhé.
Lựa chọn vải quần lót từ chất liệu cotton 100% và thay thường xuyên trong ngày;
Đặc biệt trong chu kỳ kinh nguyệt, phải thay băng vệ sinh thường xuyên, ít nhất là 4 tiếng một lần và phải sử dụng băng vệ sinh đạt chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng;
Dọn dẹp nhà tắm và nhà vệ sinh sạch sẽ để tránh bị lây nhiễm từ môi trường này;
Vệ sinh sạch sẽ cho cả hai người trước và sau khi quan hệ tình dục;Không nên tắm rửa, bơi ở những nơi có nguồn nước không đảm bảo vệ sinh;
Luôn giữ vùng kín khô ráo, sạch sẽ và phải đi khám bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bất thường như ngứa, rát, có mùi hôi,... để kịp thời chữa trị.
Định kỳ 3 tháng bạn nên đi khám phụ khoa một lần để kịp thời phát hiện những dấu hiệu của mầm bệnh và chữa trị tận gốc ngay sau đó.
Với những nguyên nhân, cách phòng bệnh viêm nhiễm phụ khoa ở phụ nữ trên đâysẽ giúp chị em hiểu được bản chất của bệnh viêm nhiễm và chủ động phòng ngừa hiệu quả để luôn tự tin và thoái mái trong các hoạt động hàng ngày đồng thời tránh được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Chúc chị em luôn biết bảo vệ sức khỏe bằng cách riêng của mình nhé.
Theo Kienthucgioitinh
Con gái 1 tuổi bị sùi mào gà, nguyên nhân đến từ chiếc quần mẹ hay cho con mặc Bé gái 1 tuổi bị bệnh sùi mào gà khiến cả gia đình rất sốc. Bác sĩ nghi ngờ có thể trẻ đã bị xâm hại hoặc lây bệnh từ cha mẹ, nhưng tất cả đều không phải nguyên nhân. Cô bé Xi Xi mới một tuổi, vẫn còn đang phải tập đi. Thời gian gần đây, khi người mẹ tắm cho Xi...