Đề phòng bất lợi khi dùng cefalexin trị viêm họng
Tôi bị viêm họng, sốt, ho… đi khám bác sĩ kê đơn dùng kháng sinh cephalexin. Hiện tôi lại đang dùng thuốc huyết áp. Xin hỏi khi dùng thuốc này có cần lưu ý gì?
Nguyễn Thị Thơm (Hưng Yên)
Cefalexin là thuốc kháng sinh uống, nhóm cephalosporin thế hệ 1, được dùng điều trị nhiều bệnh nhiễm khuẩn trong đó có viêm họng. Bạn đã đi khám và được bác sĩ kê đơn, hãy yên tâm dùng thuốc theo chỉ định, dùng đủ thời gian (thông thường từ 5- 10 ngày, tùy vào từng trường hợp cụ thể) và tái khám đúng hẹn (nếu có). Tuy nhiên, khi dùng thuốc cần lưu ý một số điều sau:
Nếu bạn đã bị dị ứng với thuốc, hoặc với bất kỳ kháng sinh nào, cần thông báo cho bác sĩ biết khi khám bệnh. Bác sĩ sẽ cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ, lựa chọn thuốc dùng phù hợp. Vì cefalexin không dùng cho người bệnh có tiền sử dị ứng với kháng sinh nhóm cephalosporin, tiền sử phản vệ do penicillin…
Nôi mày đay là môt bât lơi do thuôc gây ra.
Một số bất lợi do thuốc có thể xảy ra với các biểu hiện mà người bệnh dễ nhận biết như: tiêu chảy, buồn nôn, nổi ban mày đay, ngứa hoặc đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, đau bụng… Nếu xảy ra, bạn cần liên hệ với bác sĩ điều trị hoặc tới ngay cơ sở y tế để được tư vấn, hướng dẫn và xử lý thích hợp. Vì có những tác dụng phụ của thuốc nguy hiểm khó lường nếu không được can thiệp kịp thời.
Video đang HOT
Cefalexin có thể tương tác bất lợi với các thuốc điều trị khác. Bạn đang dùng thuốc trị tăng huyết áp, cũng cần lưu ý tới sự tương tác bất lợi khi dùng 2 thuốc cùng lúc trở lên. Cephalosporin nói chung và cefalexin nói riêng nếu dùng cùng các thuốc lợi tiểu (một thuốc dùng trị tăng huyết áp) có thể ảnh hưởng xấu tới chức năng thận. Không rõ bạn đang dùng thuốc huyết áp nào, nhưng về nguyên tắc, khi người bệnh đang dùng bất kỳ loại thuốc nào đều nên thông báo cho bác sĩ biết. Điều này sẽ giúp bác sĩ kê đơn có thể tránh, hạn chế hoặc có giải pháp khắc phục nếu 2 thuốc đó tương tác bất lợi với nhau.
Những nguyên nhân gây chóng mặt, choáng váng mà bạn nên biết
Chóng mặt không phải là một bệnh lý, nhưng lại là triệu chứng của nhiều vấn đề sức khỏe, kể cả những bệnh nguy hiểm.
Một số dược phẩm: Thuốc lợi tiểu, thuốc huyết áp, thuốc ngủ hay các loại thuốc làm giãn mạch máu khác có thể gây chóng mặt. Một số loại thuốc điều trị dị ứng cũng có thể là nguyên nhân của triệu chứng này.
Thiếu máu: Thiếu máu dẫn đến thiếu hụt các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy tới não, từ đó gây cảm giác choáng váng, chóng mặt. Thiếu vitamin B12 cũng có thể gây thiếu máu và kích thích sản sinh các tế bào hồng cầu khuyết tật.
Huyết áp thấp: Tụt huyết áp là một nguyên nhân phổ biến gây chóng mặt. Đa số người huyết áp thấp cảm thấy chóng mặt khi thay đổi tư thế nhanh, như ngồi dậy khi đang nằm hoặc đứng dậy khi đang ngồi.
Hạ đường huyết: Hạ đường huyết cũng là một nguyên nhân phổ biến gây cảm giác chóng mặt, choáng váng. Khi mức đường huyết hạ xuống dưới 70mg/dL, bạn có thể cảm thấy chóng mặt, bủn rủn chân tay và vã mồ hôi.
Đau nửa đầu: Đa số những người mắc chứng đau nửa đầu kinh niên cũng trải qua triệu chứng chóng mặt, đặc biệt là khi cơn đau đầu mới chớm. Cảm giác chóng mặt do đau nửa đầu đôi khi thể hiện ở sự mất thăng bằng, đi đứng loạng choạng.
Thay đổi nội tiết: Thay đổi cân bằng nội tiết trong máu cũng có thể gây chóng mặt, mất thăng bằng. Phụ nữ có thể gặp phải triệu chứng này trong giai đoạn rụng trứng hoặc trong kỳ kinh nguyệt.
Thai kỳ: Thai phụ thường gặp phải triệu chứng hoa mắt, chóng mặt vào những tháng đầu của thai kỳ. Đây chủ yếu là hậu quả của những thay đổi về nội tiết trong cơ thể người phụ nữ trong thời kỳ này.
Say tàu xe: Say tàu xe là kết quả của sự bất đồng giữa chuyển động thực tế và cảm nhận của hệ tiền đình. Những người dễ say tàu xe thường thấy chóng mặt, buồn nôn khi di chuyển bằng các phương tiện như ô tô, tàu biển, máy bay và các phương tiện khép kín khác.
Rối loạn hoảng sợ: Những người mắc chứng rối loạn hoảng sợ có thể cảm thấy chóng mặt khi cơn hoảng loạn bắt đầu. Theo giả thuyết, khi mức độ căng thẳng tăng lên, người bệnh sẽ bắt đầu thở gấp. Điều này làm thay đổi pH máu và dẫn đến cơn hoảng loạn.
Đau tim: Khi cơn đau tim bắt đầu, người bệnh có thể cảm thấy chóng mặt, choáng váng. Đây là tình huống mà chức năng tim mạch suy giảm, khiến não bộ không nhận đủ oxy từ máu./.
Tiểu đêm nhiều lần là dấu hiệu của bệnh gì? Tiểu đêm là tình trạng tỉnh dậy nhiều hơn một lần vào ban đêm để đi tiểu và xảy ra trong thời gian dài. Khi thức dậy đi tiểu nhiều hơn hai lần vào ban đêm có thể là triệu chứng ban đầu của bệnh lý tại thận hoặc một trục trặc về chức năng sinh lý của cơ thể. Nguyên nhân tiểu...