Để nông thôn trở thành ‘lực hút’ lao động chất lượng cao
Phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nghề gắn với việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn là nhiệm vụ quan trọng nhằm tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng NTM.
GS.TS LÊ QUÂN
Trăn trở về vấn đề phát triển nguồn nhân lực ở nông thôn, GS.TS Lê Quân – Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội đã dành nhiều năm để nghiên cứu thực trạng, thành tựu và hạn chế trong việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Không dừng lại ở đó, rất nhiều kinh nghiệm của các quốc gia Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan… đã được GS.TS Lê Quân đúc rút, từ đó đưa ra một hệ thống quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp phát triển nhân lực, đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
GS.TS Lê Quân – Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.
I.
Mặc dù quá trình đô thị hoá và hội nhập kinh tế đã thúc đẩy quá trình chuyển dịch lao động từ nông thôn ra thành thị, tuy nhiên lao động vẫn tập trung ở nông thôn và tăng dần theo các năm. Cụ thể, theo Báo cáo điều tra lao động và việc làm năm 2020 của Tổng cục Thống kê, lực lượng lao động ở khu vực nông thôn gần 36,7 triệu người, chiếm gần 67% lực lượng lao động cả nước. Điều này tiếp tục gây sức ép về nhu cầu đào tạo và giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn.
Sự di cư của lao động nông thôn gây tình trạng thiếu việc làm cho thành thị, đồng thời gây thiếu hụt lao động ở nông thôn. Tỷ lệ thất nghiệp của người di cư năm 2020 khoảng 9,82%, cao hơn khoảng 4,4 lần so với tỷ lệ thất nghiệp chung của lao động từ 15 tuổi trở lên (2,25%), phần lớn tập trung ở lao động không qua đào tạo chuyên môn, kỹ thuật.
Video đang HOT
Đặc biệt, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ sơ cấp trở lên tại khu vực nông thôn chỉ đạt 16%, thấp hơn nhiều so với khu vực thành thị (39,3%). Đây là một thách thức lớn trong việc nâng cao chất lượng lao động nông thôn. Trong khi đó, quy mô đào tạo các ngành nghề trong lĩnh vực nông nghiệp ở các cơ sở đào tạo ngày càng giảm mạnh. Lao động đã qua đào tạo, nhất là lao động chất lượng cao không muốn về nông thôn.
Tỷ lệ lao động nông thôn được đào tạo nghề còn thấp.
Thực trạng này xuất phát từ thực tế khách quan là nông thôn không có đầy đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật để sử dụng người lao động có kỹ năng nghề cao. Trong khi đó, thu nhập từ lĩnh vực nông nghiệp còn thấp, giá cả sản phẩm nông nghiệp luôn trong tình trạng được mùa mất giá, trong khi đó các loại chi phí về vật tư, dịch vụ nông nghiệp khá đắt đỏ.
Không những vậy, việc ứng dụng công nghệ cao, công nghệ thông minh trong nông nghiệp còn gặp khó khăn. Sự đầu tư của Nhà nước cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân vẫn còn quá ít dẫn đến việc đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn chưa đạt hiệu quả, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển nền nông nghiệp hiện đại và xây dựng nông thôn mới.
Trên thế giới, nhiều quốc gia, ngay cả các quốc gia phát triển vẫn rất coi trọng phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn. Điển hình như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc hoặc các nước đang phát triển như Thái Lan, Ấn Độ… vì mục tiêu của các nước là duy trì, phát triển lĩnh vực nông nghiệp, không phải là để nông nghiệp cạnh tranh được với lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ mà để nó tiếp tục tồn tại trong sự cạnh tranh với các sản phẩm nông nghiệp đến từ nơi khác, cho dù lịch vực nông nghiệp có thể chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong cơ cấu GDP.
Xét về phương diện quốc gia, nhất là các quốc gia châu Á, nông nghiệp chính là phương thức để tạo nên và giữ gìn bản sắc kinh tế – văn hoá của mỗi quốc gia, dân tộc và vùng lãnh thổ. Nông nghiệp gắn bó hữu cơ với người nông dân và văn hoá nông thôn. Bởi ý nghĩa sâu xa này, Chính phủ các nước đều có chính sách hỗ trợ cho nông dân và bao cấp cho nông nghiệp. Nguyên lý này đã được thừa nhận trong các quy tắc chung về thương mại quốc tế.
II.
Để giải quyết vấn đề lao động, việc làm nông thôn, các nước đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp phát triển nhân lực khác nhau, trong đó có một số giải pháp mà Việt Nam có thể tham khảo.
Thứ nhất, xây dựng chiến lược phát triển nhân lực nông thôn, tạo cơ sở để triển khai các chính sách với mục tiêu thúc đẩy nguồn nhân lực phát triển theo hướng đã định của Nhà nước. Đây là những chiến lược đồng bộ, tổng thể về nhân lực trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Mục tiêu của chiến lược đào tạo nông dân là giúp họ có niềm tin mãnh liệt vào chính mình trước những khó khăn về vật chất và tinh thần để họ trở nên tích cực, năng động, sáng tạo đối với sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Chính phủ phải là nhà đầu tư lớn nhất, toàn diện nhất vào xây dựng các cơ sở đào tạo nghề, nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng cho người lao động. Các doanh nghiệp có trách nhiệm trong việc đưa ra nhu cầu, kế hoạch về sử dụng lao động và tham gia vào quá trình đào tạo.
Thứ hai, đa dạng hoá các hoạt động đào tạo chuyên môn nghề nghiệp, chuyển giao kiến thức, kỹ năng làm việc cho lao động nông thôn theo nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế.
Thứ ba, thúc đẩy công nghiệp ở vùng nông thôn, tạo điều kiện để thúc đẩy phát triển nhân lực nông thôn. Bên cạnh phát triển kinh tế phi nông nghiệp vùng nông thôn, tăng cường đào tạo nghề và đổi mới chính sách đất đai… Nhật Bản đặc biệt coi trọng phát triển công nghiệp vùng nông thôn; có chính sách, kế hoạch, quy hoạch để thúc đẩy ngành công nghiệp ở các thành phố lớn sau đó lan toả về nông thôn.
Thái Lan dành rất nhiều chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp về đầu tư ở nông thôn. Từ cuối thập kỷ 60 của thế kỷ XX, Hàn Quốc đã thực hiện nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp vùng nông thôn. Năm 1968, Hàn Quốc đã ban hành “Luật Phát triển công nghiệp địa phương”, trong đó nhấn mạnh việc thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp ở khu vực thành thị về nông thôn.
Thứ tư, quan tâm đào tạo nghề cho thế hệ thứ hai của lao động di cư. Trung Quốc coi đây là vấn đề phát triển nhân lực bền vững. Vì dịch chuyển lao động nông nghiệp liên quan mật thiết với di cư lao động.
Lao động di cư từ nông thôn ra thành thị là cần thiết cho tăng trưởng kinh tế, nhưng thực tế là đối tượng này luôn bị thiệt thòi trong nhiều chính sách, trong đó có chính sách đào tạo, bồi dưỡng và đối tượng này cần được đào tạo để hoà nhập xã hội nơi thành thị, để có được nghề nghiệp, tham gia thị trường lao động với năng suất, hiệu quả lao động.
Đào tạo nghề cho LĐNT: Điều chỉnh để thích ứng
Thời gian qua Quảng Ninh đã đẩy mạnh thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
Từ đó, giúp nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn tỉnh, mở ra cơ hội tìm kiếm việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, góp phần giảm nghèo ở địa phương.
Trong giai đoạn 2015-2020, toàn tỉnh đã tuyển sinh và tổ chức đào tạo cho 30.865 LĐNT, góp phần đưa số lao động phát huy được hiệu quả sau đào tạo đạt 86,87% so với số lao động được hỗ trợ đào tạo.
Mô hình trồng ổi Đài Loan của hộ anh Ân Văn Kim (xã Sơn Dương, TP Hạ Long) là một trong những học viên được tham gia lớp đào tạo nghề cho LĐNT giai đoạn 2015-2020.
Có được kết quả trên, các cấp, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp thực hiện. Hoạt động tuyên truyền, tư vấn học nghề được triển khai khá đồng bộ và hiệu quả. Các địa phương thực hiện nghiêm túc việc rà soát nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn, cũng như rà soát các ngành nghề của địa phương đang có xu hướng phát triển.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT, gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các địa phương đã tập trung tổ chức đào tạo theo vị trí việc làm tại doanh nghiệp, đào tạo nghề theo các mô hình thí điểm có hiệu quả, đào tạo và hỗ trợ lao động tự tạo việc làm để phát triển kinh tế hộ gia đình... Qua thực tiễn, việc triển khai hoạt động hỗ trợ LĐNT học nghề có nhiều mô hình hiệu quả.
Đơn cử như các lớp đào tạo nghề nông nghiệp đã có sự phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp bao tiêu đầu ra đạt chất lượng chuẩn cho nông dân. Đối với các lớp đào tạo nghề phi nông nghiệp, ngoài việc hỗ trợ đào tạo cho người lao động là LĐNT đang làm việc tại doanh nghiệp chưa qua đào tạo nghề, đào tạo cho người lao động tham gia tuyển dụng vào làm việc tại doanh nghiệp, nhiều học viên sau khi đào tạo đã thành lập các tổ đội xây dựng, mỗi tổ có khoảng 15-20 lao động, thu nhập bình quân từ 4-6 triệu đồng/người/tháng; thành lập các tổ nấu ăn phục vụ cho việc hiếu, hỷ, hội nghị, nấu ăn cho các lớp bán trú tại các trường mầm non, tiểu học, đáp ứng nhân lực cho các quán ăn, nhà hàng, khách sạn trên địa bàn, mức lương từ 5-10 triệu đồng/tháng.
Nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề thích ứng với tình hình thực tế, năm 2021, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 40/KH-UBND về hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh theo Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó có đào tạo nghề cho LĐNT.
Sở LĐ-TB&XH phối hợp với TX Đông Triều và các doanh nghiệp tổ chức tư vấn, định hướng nghề nghiệp, tuyển dụng lao động. (Ảnh chụp tháng 7/2020)
Mục tiêu tỉnh đặt ra trong năm 2021, hỗ trợ đào tạo nghề cho 1.935 lao động, trong đó có LĐNT; đảm bảo tỷ lệ lao động phát huy hiệu quả sau đào tạo tối thiểu từ 80% trở lên. Để phù hợp với xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, các lao động được đào tạo chủ yếu tập trung vào nghề phi nông nghiệp (1.370 người), còn lại là nông nghiệp. Đặc biệt, việc đào tạo nghề dưới 3 tháng cho lao động, trong đó có LĐNT sẽ thực hiện theo vị trí việc làm tại doanh nghiệp, để doanh nghiệp tuyển dụng lao động vào làm việc ổn định; đào tạo nghề theo các mô hình thí điểm có hiệu quả; đào tạo và hỗ trợ lao động tự tạo việc để phát triển kinh tế hộ gia đình; ưu tiên hỗ trợ đào tạo cho các đối tượng là nông dân nòng cốt tại các địa phương.
Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh có 22.330 người được tuyển sinh, đào tạo nghề nghiệp, đạt 58,76% kế hoạch năm 2021. Trong đó, trình độ cao đẳng và trung cấp là 2.644 người, còn lại là đào tạo sơ cấp.
Với việc tập trung đào tạo lao động trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng cho LĐNT như kế hoạch đề ra trong năm 2021 sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả các lớp đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho LĐNT, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, bảo đảm sự hài hòa giữa nhu cầu của người lao động với yêu cầu của thị trường lao động.
Huyện Vĩnh Lộc đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn Đào tạo nghề (ĐTN) cho lao động nông thôn (LĐNT) là một trong những yếu tố quan trọng giúp tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, giảm nghèo bền vững. Những năm qua, huyện Vĩnh Lộc đã đẩy mạnh công tác dạy nghề, đặc biệt là dạy nghề...